SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM
NGHIÊN CỨU DỰ ÁN KHOA HỌC
KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC
2020-2021
Tên dự án: THIẾT BỊ
ẤP TRỨNG MINI DÙNG
TRONG
GIA ĐÌNH
Lĩnh vực: Năng lượng Vật Lí
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày
nay, với sự phát triển của ngành vật lí, sự đa dạng của các linh kiện điện tử
số, các thiết bị điều khiển tự động, các công nghệ cũ đang dần dần được thay
thế bằng các công nghệ hiện đại. Với sự bùng nổ của những tiến bộ khoa học - kĩ
thuật trong các lĩnh vực năng lượng vật lí, điện tử, tin học trong những năm
gần đây đã dẫn đến sự biến đổi sâu sắc cả về lý thuyết lẫn thực tế của các lĩnh
vực điều khiển lập trình vi điều khiển, hệ thống tự động điều khiển, vi xử lý,
PLC…đang được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, các dây chuyền sản xuất.
Khi nhắc đến cụm từ “thiết bị ấp trứng”, tiềm thức của ta sẽ
liên tưởng ngay đến hình ảnh người nông dân đi kèm với hình ảnh lam lũ, vất vả,
miệt mài sản xuất, canh tác.
Cuộc sống lao động của người nông dân Việt Nam ở
các miền quê đã tạo ra một hình ảnh phong phú, toát lên vẻ cần cù, khỏe mạnh
nhưng cũng không kém phần thông minh, sáng tạo. Trong những năm gần đây hình ảnh
đó dần được thay thế bằng hình ảnh nông dân năng động, xông xáo tìm tòi công
nghệ mới nhằm phát triển diện tích trồng trọt chăn nuôi.
Lý do mà máy ấp trứng ra đời được
xem là giải pháp hoàn hảo dành cho bà con nông dân trong chăn nuôi gia cầm. Việc
ấp trứng bằng phương pháp thủ công đã quá tiêu tốn nhiều thời gian, công sức của
bà con mà tỷ lệ nở lại không cao. Để giảm thiểu mọi khó khăn, giờ đây bà con có
thể an tâm sử dụng chiếc máy ấp trứng tự động, việc nâng cao tỷ lệ trứng nở một
cách hiệu quả nhờ công nghệ hiện đại cực kì đơn giản hơn bạn nghĩ. Từ đó em lựa chọn đề tài “Thiết bị ấp trứng mini dùng trong gia đình”. Đó cũng chính là đề
tài của chúng em muốn gởi đến ban giám khảo thông qua cuộc thi nghiên cứu khoa
học này.
B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU; VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU; GIẢ THUYẾT KHOA
HỌC.
1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Bắt đầu làm từ đâu và làm
như thế nào?
- Tại sao nên chọn máy ấp trứng
tự động?
- Cấu tạo và nguyên lí hoạt
động của sản phẩm này như thế nào?
- Quy trình tạo ra sản phẩm
có phức tạp không? Vật liệu sử dụng chủ yếu là gì?
2. Vấn đề nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài là em
xây dựng được đầy đủ phương pháp luận để khảo sát, đánh giá, nghiên cứu, thiết
kế được bộ điều khiển ấp trứng các loại gia cầm….. Trong quá trình thực hiện đề
tài này em đã tìm hiểu, trao đổi và tổng hợp các kiến thức mà mình đã được học
trong thời gian được học, cũng như tham khảo các tài liệu liên quan khác để
hoàn thành đề tài được giao. Cấu trúc của đồ án gồm hai chương, mỗi chương em
sẽ trình bày cụ thể các vấn đề nghiên cứu khác nhau: Chương 1: Tổng quan về
thiết bị ấp trứng mini dùng trong gia đình; Chương 2: Thiết kế, tính toán và mô
phỏng hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ của thiết bị ấp.
3. Giả thuyết khoa học:
Nếu các hộ
gia đình gặp thời tiết khắc nghiệt mưa nắng thất thường gà ấp tự nhiên không đạt hiểu quả và năng suất
cao, liệu rằng thiết bị này có đáp ứng hết nhu cầu hay không? Qúa trình lắp đặt
có phức tạp không?
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí thuyết về cấu tạo và nguyên lí của thiết
bị.
2. Xây dựng mô hình.
3.
Cải tiến sản phẩm dựa trên kết quả thử nghiệm.
4.
Thử nghiệm lại.
5.
Thực hiện nhiều lần để đạt sự hoàn thiện và đạt mục đích hoàn thiện.
6.
Hoàn thiện sản phẩm.
D. TIẾN TRÌNH NGHIÊN
CỨU
1.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ ẤP TRỨNG MINI
1.1. Giới thiệu chung về thiết bị ấp trứng
mini:
- Từ những
kinh nghiệm thực tế cho thấy việc ấp trứng bằng gà mẹ có rất nhiều nhược
điểm. Không chỉ riêng ở gà mà các loại chim như bồ câu, công, trĩ, vịt trời...
khi cho ấp tự nhiên cũng không mang lại hiệu quả cao. Mỗi
loại gia cầm có chu kỳ phát triển hình thành phôi số ngày khác nhau vì vậy ngày
nở mỗi loại
khác
nhau.
- Ví dụ: + Trứng vịt 28 ngày nở, trứng ngan: 33-34
ngày, trứng cút 16-17 ngày….
+ Trứng gà ấp 20-21 ngày nở.
- Chúng
ta có ấp bằng máy ấp trứng hay cho gà mẹ ấp hoặc bất kỳ hình thức ấp trứng nào
khác không
thể thay đổi chu kỳ hình
thành và phát triển phôi trứng.
- Có rất nhiều cách để ấp trứng gà từ đơn giản đến phức
tạp. Nếu như ấp trứng gà ở quy mô công nghiệp hoặc trang trại đòi hỏi rất nhiều
kỹ thuật. Thì ấp trứng gà trong hộ gia đình lại đơn giản hơn rất nhiều.
1.2. Phạm vi ứng dụng của thiết bị: Được sử dụng trong các hộ
gia đình từ nông thôn đến thành thị.
1.3.
Ưu và nhược điểm về cách ấp trứng tự nhiên bằng gà mẹ và ấp trứng bằng thiết bị
tự động:
Nhiều
ý kiến cho rằng ấp trứng tự nhiên bằng con mái tỷ lệ nở sẽ cao và
con non sẽ khỏe mạnh hơn. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm. Tại sao lại
sai?
Đúng
là nhiều thứ đến từ tự nhiên sẽ tốt hơn nhưng đối với chăn nuôi, nếu cứ làm
theo tự nhiên thì bạn sẽ lỗ vốn. Chắc chắn một điều là như vậy!
Đối với ấp trứng tự nhiên, con mái sẽ phải nằm
ấp trứng trong vòng 20-30 ngày tùy vào từng loại gia cầm, thủy cầm. Trong thời
gian này con mái sẽ ấp trứng và rất ít đi ăn và rất hung dữ. Một con gà mái
trong tự nhiên sẽ ấp khoảng 12 quả trứng và ấp trong 21 ngày.
a. Những nhược điểm khi ấp trứng tự nhiên
-
Hại con mái: Khi ấp trứng, con mái sẽ chỉ ấp trứng và rất ít khi ra khỏi
tổ để kiếm thức ăn vì thế trong giai đoạn này con mái sẽ rất gày.
-
Giảm năng suất đẻ trứng: Trong giai đoạn ấp trứng và nuôi con thì con mái sẽ
ngừng đẻ trứng dẫn đến năng suất đẻ trứng bị giảm.
- Trứng nở không đều, tỷ lệ trứng nở giảm: Khi ấp trứng tự
nhiên, những quả trứng ở giữa tổ sẽ nhận được nhiều nhiệt hơn những quả trứng
nằm bên ngoài vì thế thời gian nở sẽ khác nhau, tỷ lệ trứng nở giảm.
- Phụ
thuộc vào thời tiết: Vào giữa hè nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 40
độ, cao hơn nhiệt độ ấp nở trứng gà là 37,5 độ. Vào mùa đông nhiệt độ rất lạnh
(dưới 10 độ ở miền bắc), khi gà mẹ ra ngoài kiếm ăn nhiệt độ trong tổ giảm
nhanh chóng dẫn đến hỏng trứng.
Để
khắc phục những yếu tố trên ta nên dùng máy ấp trứng để ấp trứng tốt hơn. Hiện
nay máy ấp trứng trên thị trường có giá khoảng 1- 3 triệu đồng đối với 1 chiếc
máy hoàn chỉnh và máy có chế độ đảo tự động. Nhưng đối với máy chúng em thiết
kế thì giá thành đầu tư ban đầu rẽ hơn rất nhiều phù hợp với các gia đình thi
nhập thấp.
b. Ưu điểm của thiết bị ấp trứng
- Bộ điều khiển điện tử tự
động 100%, dễ sử dụng.
- Tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, đảo
trứng tự động giúp phôi không bị sát vỏ.
-
Điều khiển chính xác nhiệt độ lên đến: ±0.1 độ C so với nhiệt độ đặt.
-
Nhiệt độ trong máy đều và ổn định nhờ hệ thống quạt gió điều nhiệt thiết kế
thông minh tạo thành một hệ thống nhiệt tuần hoàn.
-
Vỏ máy chất liệu bằng xốp, kích thước thùng xốp: Tùy vào
công suất ấp, có nhiều loại kích thước thùng xốp khác nhau, bằng vật liệu xốp
và cả Alumi nhôm, với khung sắt. Thùng xốp nhựa dễ làm, giá rẻ và dễ kiếm trên
thị trường.
-
Khay đảo đáy nhôm tự động, Có thể thay bằng đáy bằng sắt bọc nhựa.
-
Hệ thống làm mát, lưu chuyển không khí, mang nhiệt tuần hoàn trong thùng, đảm bảo
mọi vị trí nhiệt độ gần như nhau để sự phát triển của trứng bình thường nhất.
1.4. Ứng dụng khác:
- Khống chế nhiệt độ phòng, vườn rau.
- Ứng dụng hệ thống sấy khô thực phẩm, sưởi và làm mát.
Hiện nay, cũng đã xuất hiện
một số nhà máy ấp tự động nhưng các nhà máy này chưa chuẩn hóa quá trình hoạt
động của các cơ cấu chấp hành và nhiệt độ của lò, hệ thống điều khiển còn gặp
nhiều sự cố trong quá trình làm việc. Xuất phát từ các vấn đề này cũng như em
tìm hiểu để xây dựng thiết bị điều khiển nhiệt độ nhằm ổn định nhiệt, nâng cao
chất lượng sản phẩm gia cầm, đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra và từ đó các hộ gia đình
có thể lựa chọn cho mình sản phẩm thiết bị ấp
trứng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. CHƯƠNG
2: THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ THIẾT BỊ ẤP TRỨNG.
* Các bước và thông số cài đặt cho bộ điều khiển nhiệt độ:
a.
Để cài đặt nhiệt độ T0, nhấn phím Set lần 1. Lúc này đèn hiển thị nhấp nháy để
chỉnh sửa. Nhấn hoặc giữ phím (+)(-) để thay đổi đến nhiệt độ cần sau đó nhấn
Set để quay lại ban đầu hoặc để tự động sẽ quay về.
b.
Để cài đặt các chức năng khác thì nhấn giữ nút Set trong 5 giây. Led hiển thị
P00. Nhấn (+) hoặc(-) để di chuyển đến các thông số cần chỉnh từ P00 đến P08 với
các chức năng khác nhau:
- P00
để thiết lập chế độ sưởi (H) và làm mát (C): Chế độ sưởi thì thiết bị sẽ
đóng rely bật tải nhiệt nếu nhiệt độ đo được thấp hơn nhiệt độ cài đặt T0
với độ chênh lệch cài trước; Chế độ làm lạnh thì thiết bị sẽ đóng rely tải
khi nhiệt độ đo được cao hơn nhiệt độ T0 đến khi đủ T0 sẽ ngắt.
- P01
để thiết lập độ chênh, trễ cho phép ( từ -9.9 đến 9.90C, mặc định
là 0.50C): đây là nhiệt độ chênh lệch trước khi thay đổi trạng
thái rely. Ví dụ: Nếu ở chế độ sưởi, Nếu P01 đặt là 0.50C, T0 đặt
là 370C thì khi nhiệt độ giảm >370C thì rely tự bật,
còn khi >37.50C thì thiết bị sẽ ngắt rely. Làm lạnh thì ngược
lại.
- P02
để thiết lập giá trị lớn nhất T0 có thể điều chỉnh được( lớn nhất 1100C,
mặc định là 1100C): Ví dụ nếu đặt P2 là 500C thì giá
trị T0 điều chỉnh tối đa là 500C.
- P03
để thiết lập giá trị nhỏ nhất T0 có thể điều chỉnh được, không thể nhỏ
hơn.
- P04
là điều chỉnh sai số cho nhiệt độ( bù trừ nhiệt độ hiển thị): Để tăng giảm
giá trị nhiệt độ đo được hiện tại để tăng hoặc giảm để bằng với một thiết
bị chuẩn.
- P05
để thiết lập thời gian trễ khởi động ( từ 0- 999 giây, điều chỉnh theo từng
giây, mặc định là 0 giây): Chức năng này để tạo độ trể tránh việc đóng ngắt
liên tục của thiết bị làm giảm tuổi thọ tải.
- P06
để thiết lập cảnh báo nhiệt độ cao( từ 0 đến 1100C): chức năng
này để sử dụng cảnh báo nhiệt độ cao khi cài đặt mà lớn hơn ngưỡng thì thiết
bị sẽ tự động ngủ đông đến khi nhiệt độ bé hơn nhiệt độ ngưỡng thì thiết bị
sẽ hoặt động đo đếm lại bình thường.
- P07
để thiết lập thời gian lặp lại tuần hoàn đảo, nếu cài đặt bao nhiêu thời
gian thì theo chu kì tuần hoàn đó mạch sẽ hoặt động lại.
- P08
là thời gian tiếp điểm hoạt động duy trì, lâu hoặc nhanh tùy vào cài đặt (
mặc định từ 1 đến 999 giây).
c.
Nguyên lý và đấu nối:
+ Relay timer: điều khiển thời gian tác động
của mạch đảo, khay đảo trứng theo thời gian cài đặt
+ Relay nhiệt độ: đóng ngắt tải tạo nhiệt
(
Bóng đèn) thông qua bộ xử lý được cảm biến qua Sensor điện trở đầu dò nhiệt.
+ NO
( Normally Open) : Tiếp điểm thường mở
( Ở
chế độ bình thường nó luôn mở, khi có khác động nó sẽ chuyển trạng thái sang
đóng, kín mạch).
+ NC
( Normally Closed): Tiếp điểm thường đóng ( Bình thường mạch kín, khi có tác động
sẽ chuyển sang hở).
+ COM: Kết nối với một đầu vào của thiết bị tải, điều khiển ( Ở đây là
Motor và bóng đèn)
+ GND ( Ground) : Cực âm hay là nối mass của nguồn DC 12 V ; 1,2 A
d. Nguyên lý hoạt động :
-
Ở đây, tải bóng đèn và motor điều là AC 220V, Adapter sẽ dùng nguồn này
để biến thành DC 12V; 1,2A làm nguồn nuôi cho Module W1209ST và mắc song song với
2 quạt tản nhiệt 8x8 cm.
- Phần Motor và tải nhiệt sẽ hoạt động
riêng lẻ. Role Timer sẽ tác động cho tiếp điểm này theo cài đặt để điều khiển
cho Moto hoạt động. Tải nhiệt ( Bóng đèn sợi đốt) được tác động qua thông tin từ
đầu dò cảm biến để xử lý làm tác động rely nhiệt độ để đóng ngắt tiếp điểm cho
tải nhiệt, để đảm bảo nhiệt độ trong thùng luôn ổn định theo cài đặt. Ví dụ: Ấp
trứng gà ở 37,50C, thì đầu dò sẽ cảm biến để rơ le tác động để tải
nhiệt cung cấp đủ nhiệt thì dừng, nếu chưa đủ nhiệt thì sẽ duy trì đến khi nào
đủ nhiệt thì tắt)
- 2 quạt ở 2 góc của thùng để đẩy
khí lưu chuyển theo vòng tròn tuần hoàn, và phía sau có lỗ để hút khí tươi vào
trong, khí nóng một phần sẽ dịch chuyển từ từ qua những lỗ đã khoan xung quanh.
* Chú ý:
+ Dùng nhiệt kế thủy ngân để kiểm
tra nhiệt độ trong thùng ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày để theo dõi biến
động nhiệt độ.
+ Cần thêm nước tạo độ ẩm cho trứng trong chậu nhỏ. Sau một tuần ấp thì soi
trứng dưới đèn để lọc ra những trứng không có trống, không có biểu hiện sự phát
triển phôi( Có mạch máu xung quanh thành trứng).
3. TIẾN HÀNH
NGHIÊN CỨU
3.1.
Ấp trứng gà hoặc vịt:
a. Các lưu
ý khi sử dụng máy ấp trứng
Máy móc, thiết bị ấp trứng là điều cần nhưng chưa đủ để tỉ
lệ nở cao mà cần thêm chút quan tâm và lưu ý. Vì vậy, bà con và các anh chị cần
thực hiện theo những chỉ dẫn và lưu ý dưới đây về các sử dụng máy và ấp trứng để
việc ấp trứng trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất:
Đối với máy ấp trứng thùng xốp không có khay đảo trứng:
+ Vì không có khay đảo tự động nên phải để trực tiếp trứng lên đáy thùng
xốp. Lưu ý, cần rải thêm một lớp trấu lên bề mặt để giữ ẩm, nhiệt và để trứng
không bị lăn. Chú ý để vị trí máy nơi thoáng, khô ráo.
+ Chuẩn bị một ca nước nhỏ để dưới bóng đèn điện để hơi nóng sẽ làm bốc
hơi nước, tạo độ ẩm và kết hợp với quạt gió sẽ đẩy hơi ẩm nhiệt độ lưu chuyển
khắp thùng. Và chú ý là cuối ngày kiểm tra và thêm nước nếu thấy nước hao, cạn.
+ Không nên mở nắp liên tục tránh làm thoát nhiệt và độ ẩm trong thùng.
Đối với máy ấp trứng thùng xốp có khay đảo trứng tự động:
+ Mua về và cắm nguồn vào, đặt nơi thoáng mát, chú ý bảo vệ mạch đồng hồ
điều khiển nhiệt độ.
+ Bỏ khay nhựa nhỏ chứa nước để tạo đổ ẩm dưới đáy của thùng, chú ý thêm
nước khi mức nước hao hoặc cạn.
+ Chú ý, kiểm tra xem khay đảo có bị kẹt không, để quá trình đảo trứng
diễn ra bình thường.
b. Chuẩn bị dụng cụ bao gồm:
+ 1 Bóng
đèn sợi đốt 40-60W.
+ Bộ điều
khiển nhiệt độ, đảo trứng.
+ Thùng xốp
+ Quạt gió
và cục đổi nguồn quạt gió.
+ Thông số kỹ thuật:
- Nguồn hoạt động: 9-
12V- 0,1 A ( mA)
- Cảm biến nhiệt độ: NTC
10K 1 %
- Chiều dài cảm biến:
Tiêu chuẩn 1 mét, tùy chọn 50 cm, 1m, 3 m.
- Phạm vi nhiệt độ : -500C
đến 1100C ( Có thể điều chỉnh được giới hạn trên dưới này).
- Thời gian cập nhật :
0.5 s/ lần
- Đầu ra tiếp điểm Relay
đầy đủ ( NO: Thường mở; NC: Thường đóng); 220V/10A ( 2 relay: 1 cho nhiệt độ và
1 cho timer hẹn giờ đảo)
- Hiển thị Led 7 đoạn
0.36 inch màu đỏ.
- Điều khiển nhiệt độ
làm nóng hoặc lạnh, khống chế nhiệt độ theo mục đích, yêu cầu thực tế.
- Hỗ trợ nhiệt độ, bù
sai số nhiệt độ, giới hạn nhiệt độ cài đặt, độ trễ thời gian tác động ( bảo vệ
máy không bị đóng ngắt liên tục).
- Lưu thông số đã cài đặt, mất điện không mất thông số.
- Hỗ trợ timer hẹn giờ tuần hoàn tối đa 999 giây và thời gian lặp lại tối
đa 8 giờ.
Mạch
điều khiển nhiệt độ kết hợp với timer
Thiết
bị sấy, ấp hoàn chỉnh
Khay
đảo đáy nhôm tự động, có thể thay bằng đáy bằng sắt bọc nhựa
Kết nối giữa rơ le timer
điều khiển thời gian đảo trứng cho khay đảo.
Tạo
lỗ cho việc khí lưu thông, điều hòa khí tươi vào trong thùng và thoát khí nóng.
Lỗ
ở mặt sau
Kích thước thùng xốp: Tùy vào công suất ấp, có nhiều loại
kích thước thùng xốp khác nhau, bằng vật liệu xốp và cả Alumi nhôm, với khung sắt.
Thùng xốp nhựa dễ làm, giá rẻ và dễ kiếm trên thị trường. Ở đây, khay đảo thiết
kế cho thùng xốp có kích thước: Dài x Rộng x Cao : 60x 45x 50 ( cm)
Thanh
ray trược gắn vào khung để tạo nên chuyển động tịnh tiến của khay đảo, sẽ làm
trứng lăn qua lại để phôi được trao đổi chất một cách điều, tốt.
.
Khay
đảo hoàn thiện gồm:
- Motor: Tạo sự chuyển động vòng tròn khi được cấp nguồn AC 220- 250V (
50-60Hz), Công suất: P≤ 4 W; quay với tốc
độ: 2,5 vòng/phút. Được gắn cố định, đầu motor gắn móc thép truyền động để đẩy
thay ray trong chuyển động tịnh tiến tới lui.
- Khung: được ráp từ nhôm nhẹ, dày 0.8 mm, kích thước 1cm x 2,5 cm.
- Hệ thống làm mát, lưu chuyển không khí, mang nhiệt tuần hoàn trong
thùng, đảm bảo mọi vị trí nhiệt độ gần như nhau để sự phát triển của trứng bình
thường nhất.
- Quạt: Kích thước: 8x8 (cm), Dùng nguồn DC 12 V, 0,25A, thiết kế để chạy
được 24/24, không cần nghỉ. Được dùng chung nguồn cấp với Module mạch điều khiển
W1209ST.
- Nguồn: - Nguồn chính: AC 220V, 50Hz, Adapter lấy nguồn AC chuyển sang
DC 12 V, Idm= 1,2A.
Itải
= I2 quạt + I Modul W1209ST = 0,25
x 2 + 0,2= 0,7 A < Idm= 1,2A ( Đạt)
-
Hệ
tạo nhiệt: Bóng đèn sợi đốt( Vonfram, hoặc bóng đèn hồng ngoại chuyên dung úm
gia cầm), với công suất từ 30-40 W, 75W, ánh sáng vàng ( hoặc ánh sáng tím), tạo nhiệt nhanh, tuổi thọ
2000-2500 giờ.
c. Cách làm thiết
bị:
- Cắt vị trí vừa bộ điều khiển nhiệt độ,1 đầu ra bộ điều
khiển nhiệt chúng ta đấu bóng đèn 40W. Mặt bộ điều khiển để quay ra ngoài để
cài đặt nhiệt độ và độ ẩm và theo dõi nhiệt độ, độ ẩm.
- Thùng xốp đục 2 bên cạnh thùng mỗi bên 18 lỗ cho việc khí lưu thông, điều hòa khí tươi vào
trong thùng và thoát khí nóng.
- Quạt gió 12V cắm qua bộ đổi nguồn cắm trực tiếp nguồn
điện.
- Cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm để giữ khu vực trứng.
d. Cách tiến hành thiết bị:
BƯỚC 1. Chọn trứng ấp
1. Chọn trứng ấp:
a. Chọn trứng theo ngoại hình
- Chọn trứng chú ý loại bỏ các quả trứng quá to, quá nhỏ, quá mỏng,
méo mó, xù xì, rạn dập không nên cho vào ấp, vì những trứng này không chỉ nở
kém, mà chất lượng gà con thấp sẽ không thể làm giống được.
- Trứng quá dài, quá tròn cũng không nên cho vào ấp vì tỷ lệ lòng đỏ
và lòng trắng không cân đối.
b. Chọn theo khối lượng trứng
Chọn những trứng có khối lượng đặc trưng cho từng giống
Giống gà |
Trọng lượng trứng |
Gà Nòi |
40 - 50 g |
Gà nòi chân vàng |
38 - 45 g |
c. Chọn trứng bằng đèn soi
Sau khi kiểm tra ngoại hình để chọn loại bớt trứng không đủ tiêu
chuẩn ấp cần soi đèn kiểm tra để phát hiện và loại bỏ những trứng sau đây:
- Trứng rạn dập, vì trong quá trình ấp chỗ rạn nứt sẽ tạo khe hở để
vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây thối, đồng thời tỷ lệ mất nước loại trứng
này lớn, sẽ dẫn đến tỷ lệ phôi chết cao.
- Trứng có lòng đỏ không nằm ở vị trí giữa, có dị vật, cục máu bên
trong.
- Trứng có buồng khí nằm không đúng vị trí (buồng khí không ở đầu
to, buồng khí di động hoặc rung động đều), kích thước buồng khí quá lớn.
2. Bảo quản trứng ấp
Trứng trước khi đưa vào bảo quản phải được phân loại, chỉ chọn những
trứng đạt tiêu chuẩn ấp mới đưa vào bảo quản. Phòng bảo quản phải tối, không có
ánh sáng lọt vào. Đồng thời bảo quản trứng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Xếp trứng:
- Trứng cho vào khay chuyên dụng, xếp khay nghiêng góc 300,
đầu to (đầu buồng khí) hướng lên trên.Đảo trứng 1 lần/ngày (đảo ngược lại 1800).
- Chọn trứng cùng cở để cùng 1 khay.
- Khay trứng đưa vào bảo quản phải được ghi ngày thu trứng.
b. Nhiệt độ:
Ngày ấp |
Nhiệt độ máy |
1 - 7 ngày |
37,8 oC |
8 - 18 ngày |
37,6 oC |
19 - 21 ngày |
37,2 oC |
c. Độ ẩm:
- Những ngày đầu tiên nhiệt độ ấp cao nên độ ẩm phải cao để
giảm bớt sự bốc hơi nước trong trứng.
- Vào vài ngày cuối của thời kỳ ấp, sự trao đổi chất của phôi
mạnh nhất, nhiệt độ của trứng tăng lên cao nhất nên nhiệt độ của lò ấp phải
giảm, đồng thời ẩm độ của lò phải tăng (phun nước ấm lên trứng) để vừa hạ nhiệt
trứng vừa tránh gà nở bị sát vỏ và chết ngạt.
- Độ ẩm thích hợp cho ấp trứng cụ thể như sau:
Ngày ấp |
Độ ẩm |
1 - 5 ngày |
60 - 61% |
6 - 11 ngày |
55 - 57% |
12 - 18 ngày |
50 - 53% |
19 ngày |
60% |
20 - 21 ngày |
70 - 75% |
BƯỚC 2. Thực hiện các thao tác kỹ thuật
1. Khởi động thiết bị:
- Nhấn Set để sang nhiệt độ cần chỉnh tới, với gà vịt thì 37,50C
( Với loại khác thì bấm tăng(+) hoặc giảm(-) để đạt đến nhiệt độ cần ấp.
- Nếu mức nhiệt hiển thị đang dưới 37,50C thì rely tác động,
làm tải đèn sáng sưởi nóng. Khi môi trường trong thùng đến 380C thì
tiếp điểm rely hở ( Vì tại P01 chọn sai lệch là 0,50C), đèn sáng bật.
Kết hợp kiểm tra nhiệt kế thủy ngân khi nhiệt độ đến ngưỡng để xem có bằng với
giá trị nhiệt độ đo tới là 37,50C không?
- Cài bộ đảo trứng tại P07 và P08: + P07 là thời gian tuần hoàn chu kỳ
khay đảo hoạt động trong thời gian cài đặt đó. Thông thường trong 2 đến 3 tiếng
(120 phút đến 180 phút) sẽ đảo 1 lần.
- Còn P08 là thời gian duy trì khay đảo trứng đảo trong thời gian đã cài
đặt. ( Lưu ý: Khi càng về cuối chu kỳ ấp trứng thì thời gian đảo ít lại, vì trứng
đã thành con).
2. Đảo trứng:
a. Mục đích của việc đảo trứng:
- Tránh cho phôi khỏi
dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất được cải thiện đồng thời có tác
dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan tâm ở giai đoạn đầu và
giai đoạn giữa. Đảo trứng cũng là cách để điều hòa nhiệt độ, ẩm độ và
không khí tại mọi vị trí của trứng.
- Nếu 6 ngày đầu không
đảo phôi dính vào vỏ không phát triển và chết.
- Sau 13 ngày không đảo
túi niệu không khép kín, lượng abumin không vào được bên trong túi niệu dẫn đến
tỷ lệ chết phôi cao, gà mổ vỏ sẽ không đúng vị trí, phôi bị dị hình ở phần mắt,
mỏ, đầu.
b. Phương pháp đảo trứng:
- Trứng được đảo một
góc 900 và đảo 2 giờ/lần.
- Ngưng đảo trứng
từ ngày thứ 18 sau khi ấp trứng.
3. Soi trứng:
a. Mục đích soi trứng:
Kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng,
trứng chết phôi để tiết kiệm diện tích máy, đồng thời tránh ô nhiễm và xác định
thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ ấp hoặc chất lượng trứng
giống tránh thiệt hại không cần thiết.
b. Dụng cụ soi trứng:
Bóng
đèn 60W, đặt trong một thanh gỗ, hộp carton kín (có lót gấy bạc), riêng mặt
trước khoét một lỗ hình tròn đủ để ánh sánh phát ra trùm kín trứng.
c. Phương pháp
chọn và loại trứng khi soi:
Trong quá trình ấp cần soi trứng 3 lần vào các thời điểm ấp như sau:
- Lần 1: lúc 6 ngày để biết được trứng
có phôi (có các mạch máu bên trong trứng tỏa ra ngoài từ một đốm nhỏ đen
gọi là phôi, phôi di chuyển bên trong trứng), loại bỏ trứng không phôi và chết
phôi qua các đặc điểm sau:
+ Trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng lẫn lộn.
+ Phôi nhẹ nằm lên sát mặt vỏ trứng, nhìn rõ tâm phôi.
+ Hệ thống mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt
+ Đôi khi buồng khí khá lớn
+ Trứng bị chết
phôi, khi xoay trứng phôi di động nhanh, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu
sẫm, vòng máu chạy ngang.
- Lần 2: lúc 11 ngày, phôi sống giống như lúc 6 ngày tuổi tuy nhiên phôi
lớn hơn nhiều và di chuyển bên trong trứng với động tác mạnh mẻ hơn, loại tiếp
những trứng chết phôi qua các đặc điểm sau:
+ Phôi không
chuyển động.
+ Trứng có màu nâu sẫm, do mạch máu bị vỡ, máu đen.
+ Sờ vỏ trứng lạnh.
- Lần 3:
Lúc 18 ngày loại
bỏ những trứng chết phôi và trứng thối qua các đặc điểm sau:
+ Khi soi trứng có màu sáng hơn (trứng không phôi, trứng chết phôi
sớm)
+ Các trứng vỏ rạn nứt, vỏ sùi bọt nâu hoặc có màu đen (trứng thối)
- Những điểm cần lưu ý:
+ Lấy khay trứng ra khỏi máy đưa vào phòng kiểm tra (phòng phải tối
và kín gió)
+ Đặt khay trứng vào phía bên phải đèn soi, bên trái đặt khay không
+ Loại bỏ trứng chết phôi, trứng dập vào khay không. Soi hết khay
trứng, kiểm tra đếm số trứng chết phôi và xếp lại khay
trứng có phôi đưa vào máy ấp.
+ Soi trứng phải nhanh, hạn chế trứng bị mất nhiệt, phòng
soi trứng phải ấm.
+ Khi soi trứng lúc 6 ngày, khi soi phải xoay quả trứng mới thấy
phôi.
+ Khi soi trứng lúc 11 ngày phải soi đầu nhọn của trứng, cần chú ý
xem màng niệu nang đã khép kín chưa.
+ Khi soi trứng cần tham khảo quá trình phát triển của phôi.
+ Khử trùng máy ấp bằng formol và thuốc tím (mỗi 1m3 máy
dùng 20cc formol và 16,6g thuốc tím). Đặt thuốc vào đĩa, để đĩa vào đáy tủ cho
thuốc bốc hơi, đóng cửa và các lỗ thông khí của máy ấp lại trong vòng 45 phút.
Hoặc phun thuốc diệt muỗi vào máy ấp, bật điện khoảng 10 phút, Sau đó mở cửa
máy, quạt cho khí formol bay hết ra ngoài.
+ Chọn trứng, dùng giẻ lau sạch vết dơ trên trứng
trước khi bỏ vào máy.
+ Máy đã điều chỉnh nhiệt độ thích hợp rồi không cần điều
chỉnh lại.
+ Trứng bỏ vô nhiều đợt khác nhau, thì trứng bỏ vô sau
nằm ở ngăn phía dưới, trứng bỏ vô trước đưa vô ngăn trên. Trứng·đầu to·đưa lên
trên·đầu nhỏ xuống dưới, trứng thẳng·đứng không nghiên ngã, nếu không vừa các
rảnh thì dùng giấy chèn vào.
+ Mỗi ngày đảo trứng·04 đến 10 lần tùy theo điều kiện gia
đình, mỗi lần đảo chỉ gạc cần gạc là đảo hết trứng trong máy, thao tác chỉ vài
giây là xong, nếu gia đình nào bận thì ngày đảo 3 lần sáng, chiều và trước khi
ngũ, ở đây chúng tôi chỉ làm đảo trứng bán tự động nhằm đãm bảo góc đảo rộng,
bền, phôi trứng khỏe.( đảo tự động rất dễ hư hỏng, góc đảo nhỏ).
+Nước giử độ ẩm phải châm đầy thường xuyên tránh để khô
nước. Kinh nghiệm là·đồng hồ chỉ·ở 70 hoặc 75·độ·ẩm là thích hợp cho các chu kỳ
trứng.·
+ Sau 08 ngày ấp nên rọi kiểm tra trứng để loại những
trứng không có trống hoặ chết phôi.
+ Cung cấp điện 24/24.
+ Sau 21 ngày gà sẻ nở , khi nở để gà sang lồng úm, mở
đèn giữ độ ấm cho gà, cho gà uống nước, sau 24 giờ mới cho gà con ăn.
+ Khi
cúp điện: Có máy phát điện thì chạy, nếu không thì dùng đèn dầu để vào, chú
ý là khoàng 20 phút mở cửa ra quạt cho không khí lưu thông, đèn dầu phải vặn vừa
phải tránh quá to nóng trứng, quá nhỏ thì không cung cấp đủ độ nóng cho trứng.
Nếu cúp điện vào ban ngày có thể đem trứng ra phơi nắng, nhưng phài lấy vảy che
tránh ánh nắng rọi trực tiếp vào·trứng trong thời gian lâu.
+ Khi ấp xong vệ sinh máy ấp, khử trùng rồi mới đưa trứng
mới vào.
- Một số kinh nghiệm:
+ Không nên ấp 2 loại trứng thủy cầm và gia cầm vào một
máy, sẻ nở không cao, nếu ấp trứng thủy cầm nên gọi tôi để hổ trợ thêm.·
+ Nên tắt máy ngày 1 lần khoảng 10 phút, sau đó mở máy
hoạt động lại bình thường trứng, phôi nở rất khỏe. Và khi tắt máy nhớ mở cửa tủ
để không khí lưu thông.
4. Lấy gà ra khỏi máy
- Trước khi lấy gà ra khỏi máy cần tắt công tắc cho bộ phận tạo độ
ẩm ngừng hoạt động.
- Lần lượt rút khay gà ra khỏi máy, đặt lên bàn rồi tiến hành chọn
gà.
- Nhặt trứng không nở ra khay.
- Khi đã đưa hết gà ra khỏi máy thì tắt máy để thu gọn vệ sinh, cọ rửa
và xông khử trùng.
* Ghi chú: Gà con nở ra
để lâu trong máy không cho ăn uống được sẽ khô chân khó nuôi. Do đó ta phải đưa
gà con ra khỏi máy ấp sang ô úm trước 6 giờ.
D. KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ đồ án tốt
nghiệp sau này em muốn phát triển thêm các chức năng khác từ thiết bị nghiên
cứu hiện tại, nên đề tài của chúng em nghiên cứu trong thời gian học tập tại
trường đã hoàn thành được những vấn đề sau:
- Tìm hiểu tổng quan về hệ
thống ấp trứng mini và các vấn đề liên quan đến thực tiễn.
- Qua đây nắm được về cơ sở
lý thuyết về sử dụng năng lượng nhiệt, mạch điều khiển tự động, lý thuyết điều
khiển tuyến tính và nhất là áp dụng cơ sở lý thuyết điều khiển tuyến tính để
giải quyết vấn đề xây dựng và khảo sát hệ thống thiết bị ấp các loại gia cầm,
qua đó bổ sung và củng cố những kiến thức cần thiết cho bản thân.
- Đã có thể tự lập và xây
dựng được hướng giải quyết của đề tài nắm rõ được cách xây dựng đối tượng trên
phần mềm Matlab để khảo sát đánh giá và thiết kế hệ thống.
Qua việc đi sâu vào phần
mềm mô phỏng Matlab ta thấy được sự đa năng cũng như khả năng ứng dụng của nó
là rất lớn và rộng rãi trong thực tiễn.
Chúng em đã được trang bị tốt hơn sự hiểu biết của
bản thân về các công cụ điều khiển và ứng dụng rất lớn của bộ điều khiển PID trong
thực tế.
E. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài sử dụng công cụ là
lý thuyết điều khiển tuyến tính để đánh giá, khảo sát, tính toán, thiết kế và
mô phỏng hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ qua đó đóng góp vào cơ sở để xây
dựng một mô hình thực tế về hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ là nhiệt nhằm
phục vụ trong việc nghiên cứu cũng như việc sản xuất. Tuy vấn đề này không mới
nhưng phần nào đó giúp ích cho việc nghiên cứu về hệ thống nhiều chiều một cách
đơn giản nhất, qua đó giúp việc đánh giá hệ thống nhiều chiều bằng lý thuyết
điều khiển tuyến tính một cách hiệu quả hơn. Để đánh giá về kết quả thì bản
thân chúng em cảm thấy không đạt được như sự mong đợi. Trong quá trình thực
hiện do không bao quát được tối đa vấn đề nên kết quả thu được chưa được như
mong muốn tốt nhất. Tuy các kết quả thu được chỉ mang tính chất tương đối nhưng
phần nào đã đáp ứng yêu cầu điều khiển được đặt ra.
Trong quá trình thực hiện
nếu có sai sót mong quý thầy cô đóng góp và góp ý để đề tài của chúng em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hoa Lư (chủ biên), Lê Văn Chương,
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động hệ tuyến tính, Nhà xuất bản đại học
Vinh, 2017;
[2] Nguyễn Hoa Lư, Giáo trình cơ sở tự động,
Nhà xuất bản Đại học Vinh,2004;
[3] Nguyễn Quang Hùng, Lê Quốc Bình, Hệ thống
điều khiển nhiệt lò điện trở sử dụng bộ điều khiển, Hà Nội, 2000 [4] Phạm Công
Ngô, Lý thuyết điều khiển tự động, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,2006;
[5] Nguyễn Phùng Quang, MATLAB & Simulink
dành cho kỹ sư điều khiển tự động, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,2006;
[6] Matlab – Simulink 2013a, MathWorks;
[7] Các tài liệu trên Internet và sự tham
khảo trên các diễn đàn về công nghệ;
[8] Sách giáo khoa Vật lí 11 (Nâng cao, cơ
bản), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
0 Nhận xét