DẠY HỌC DỰ ÁN, STEM, LIÊN MÔN-CHỦ ĐỀ: “NƯỚC – NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÍ GIÁ CỦA SỰ SỐNG”

 


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

 

 

 

 

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN

 

CHỦ ĐỀ:

“NƯỚC – NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÍ GIÁ CỦA SỰ SỐNG”



 

 

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN:

PHẠM THỊ NGỌC SƯƠNG

ĐIỆN THOẠI: 0374956476

EMAIL: suongdakto@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KonTum tháng 12 năm 2017

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

 

I. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC

“NƯỚC – NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÍ GIÁ CỦA SỰ SỐNG”

Ngày Nước Thế giới hay Ngày Nước sạch Thế giới được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 hàng năm.

II. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Mục tiêu : 

1.1. Kiến thức:

- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước.

- Hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

- Biết được sự phân bố nguồn nước ngọt trong tự nhiên

- Nêu được vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể

- Nêu được hậu quả của việc thiếu nước ngọt

- Hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến thiếu nguồn nước ngọt

- Biết được các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

1.2. Kỹ năng :

- Vận dụng các kiến thức về Hóa học, Sinh học và Địa lí để có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ nguồn nước ngọt.

-  Hiểu được nguyên nhân chính gây cạn kiệt nguồn nước ngọt

- Quan sát và phân tích hình ảnh

- Phân tích tìm ra mối quan hệ giữa nguồn nước với môi trường và sinh vật

   - Truy cập Internet

- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, lập kế hoạch, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

1.3. Thái độ :

- Hạn chế các việc làm gây cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước

- Có ý thức xây dựng và bảo vệ nguồn nước ngọt.

- Phê phán những hành động tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngọt.

1.4. Định hướng các năng lực chính được hình thành :

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tự học

- Năng lực phân tích sơ đồ, tranh ảnh.

1.5. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:

- Thảo luận nhóm: Chia sẻ nhận thức của bản thân với các bạn về hiện trạng, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ nguồn nước.

- Minh họa bằng tranh ảnh  về hiểm họa và nguy cơ của thiếu nước ngọt.

- Chơi trò chơi giải đoán ô chữ.

III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC

- Thực hiện cho đối tượng học sinh khối 10, lớp 10C1 trường THPT Trường Chinh – KonTum

   - Sĩ số lớp: 35

- Sự cần thiết phải khai thác kiến thức của học sinh:

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất cơ mà. Sao chúng ta lại phải lo thiếu nước? Nhưng các bạn có biết rằng 3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích  hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Vậy chỉ còn 0.3% trong tổng số 3/4 kia là nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt của mình được. Quá là ít phải không nào?

Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước. Do đó việc giáo dục ý thức bảo vệ tầng nguồn nước thực sự rất cần thiết đối với thế hệ tương lai của đất nước.

IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC

Mỗi người trong chúng ta nên biết rằng trên Trái đất này còn tới 2 tỷ người đang khát nước. Trên hành tinh vẫn còn 900.000 người đang khao khát nguồn nước sạch và an toàn để sử dụng. 2,3 triệu người khác đang rất khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, khi họ không có được và không biết bao giờ có đủ nguồn nước sạch và an toàn để sinh tồn. Nếu có đầy đủ kiến thức liên quan đến nguồn nước ngọt, chắc chắn chúng ta sẽ ý thức rõ ràng hơn đối với vấn đề bảo vệ nó. Chính lẽ đó chủ đề đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực sau:

1. Đối với học sinh

- Có nền tảng kiến thức vững chắc về nước, vai trò của nước, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, hậu quả của việc thiếu nước, nguyên nhân dẫn đến thiếu nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngọt.

- Biết được sự phát triển mạnh mẽ của KHKT không thân thiện với môi trường sẽ để lại hậu quả nặng nề cho con người về điều kiện sống và bệnh tật.

- Giúp học sinh có ý thức góp phần bảo vệ nguồn nước ngọt trên trái đất.

- Tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể một cách tốt nhất để tự khẳng định mình, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Tạo ra môi trường sinh hoạt lành mạnh, bổ ích; tạo sự thân mật, đoàn kết giữa các em học sinh,

- Tạo điều kiện cho các em tương tác và trao đổi ý kiến, chia sẻ với nhau những thông tin, kiến thức chưa thể giải quyết được.

- Tăng cường năng lực hợp tác, lắng nghe tích cực và rèn luyện ngôn ngữ.

- Khuyến khích các em tìm hiểu thông tin, kiến thức sâu hơn về nước ngọt đối với sự sống.

2. Đối với giáo viên, gia đình và xã hội:

Góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ nguồn nước ngọt trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ bảo vệ nguồn nước ngọt; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.

V. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy tính, máy chiếu.

- SGK và SGV Sinh học lớp 12, lớp 10 cơ bản ; Hóa học 10 cơ bản; Địa lí lớp 11 cơ bản.

- Các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học:

+ Sử dụng máy tính để hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng bài, học sinh báo cáo sản phẩm là bài trình chiếu đa phương tiện của các nhóm.

+ Truy cập internet để tìm kiếm thông tin các nguyên nhân, hậu quả và biện pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

http://moitruong.com.vn/chuyen-de-moi-truong/nguon-nuoc-o-nhiem-va-can-kiet-10925.htm

http://kenh14.vn/kham-pha/thieu-nuoc-sach-toan-cau-hiem-hoa-giet-chet-hang-trieu-nguoi-2012032110409871.chn

http://www.tinmoitruong.vn/hoi-va-dap/--bao-ve-nguon-nuoc-sach-bang-cach-nao_70_27532_1.html

http://text.123doc.org/document/1381521-tai-nguyen-nuoc-va-vai-tro-cua-no.htm

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_n%C6%B0%E1%BB%9Bc

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Dự án được thực hiện vào học kỳ I năm học 2019-2020

1. Phương pháp: Dạy học dự án

2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Dùng phiếu đánh giá

3. Chuẩn bị :

3.1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Tranh ảnh thể hiện các nguyên nhân và hậu quả của vấn đề thiếu nước ngọt

- Sơ đồ thể hiện vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên

- Tranh ảnh, phim một số bệnh hiểm nghèo ở con người do thiếu nước ngọt và sử dụng phải nguồn nước ngọt bị ô nhiễm.

- Thông tin một số biện pháp góp phần bảo nguồn nước.

- Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh.

- Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.

- Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.

- Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập.... để học sinh thảo luận nhóm.

- Các phiếu trước khi bắt đầu dự án: Phiếu điều tra người học; Nhật ký cá nhân.

- Trong khi thực hiện dự án: Phiếu học tập định hướng; Biên bản làm việc nhóm; Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm; Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động định hướng; Phiếu đánh giá báo cáo.

- Kết thúc dự án: Phiếu ghi nhận thông tin; Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng; Nhật ký cá nhân; Báo cáo tổng kết.

3.2. Chuẩn bị của học sinh

- Giấy A0, bút dạ, thước kẻ, màu sáp hoặc màu lông để vẽ tranh tuyên truyền.

- Sưu tầm tài liệu, clip, tranh ảnh minh họa liên quan đến nội dung thực hiên.

- Các bài trình chiếu trên phần mềm New Microsoft powerpoint, word và trên giấy A0 do học sinh tự thiết kế.

4. Nội dung chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề

4.1. Chủ đề được xây dựng từ các môn học sau:

+ SGK Bài 45 – Hóa  12

+ SGK 44, 46 – Sinh học 12

+ SGK Bài 15 – Địa lí 10

+ SGK Bài 3– Sinh học 10

5. Hoạt động học tập

Dự án được thực hiện trong thời gian 4 tuần

 

TUẦN 1 (1 tiết)

(Gồm hoạt động 1 và 2)

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ

(Học sinh thực hiện trong giờ học chính khóa)

1. Mục tiêu

- Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu

- Thành lập được các nhóm theo khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm

2. Thời gian: 1 tuần 1 tiết

3. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1. Khởi động

- GV cho HS  xem đoạn phim: Quảng Trị: Nhiều xã vùng cao thiếu nước sạch nghiêm trọng

(https://www.youtube.com/watch?v=XjY0CpatRQc)



 

- Đoạn phim đề cập đến vấn đề gì?

- Các em hãy ghi tên một số thông điệp mà các em muốn gửi đến toàn nhân loại thông qua đoạn phim trên?

- HS: Thông qua đoạn phim, thảo luận nhóm, ghi tên một số thông điệp cần truyền đưa đến xã hội toàn cầu

VD: Hãy bảo vệ nguồn nước, hậu quả của vấn đề cạn kiệt nguồn nước…

- GV: Lựa chọn và hướng đến chủ đề: Nước  – Nguồn tài nguyên quí giá của sự sống

- GV: Theo em, để có ý thức tốt nhất trong việc góp phần bảo vệ nguồn nước chúng ta cần nghiên cứu những vấn đề gì?

- HS: Thảo luận nhóm và ghi ra tất cả các kiến thức cần hiểu biết trong việc góp phần chung tay bảo vệ nguồn nước (Kiến thức về nước, vai trò của nước, tác hại của việc thiếu nước, vòng tuần hoàn nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước…).

Bước 2: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung của dự án.

Bước 3: Chia nhóm

- GV: Chia lớp làm 5 nhóm theo khả năng sử dụng công nghệ thông tin, điều kiện về máy tính và khu vực cư trú.

- HS: Thảo luận và thành lập nhóm để tiện việc hoạt động nhóm ở nhà.

Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm

Nhóm 1- Nội dung 1: Tìm hiểu cấu trúc, đặc tính lí hóa và vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên

* GV đưa thêm các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được kiến thức trọng tâm.

- Cấu tạo, tính chất vật lí và hóa học của nước

- Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên

- Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài thuyết trình của nhóm.

Gợi  ý:

+ Tại sao con gọng vó có thể đi được trên mặt nước?

+ Tại sao nước là dung môi có khả năng hòa tan nhiều chất?

Nhóm 2- Nội dung 2: Tìm hiểu sự phân bố nguồn nước trong tự nhiên và tình hình về sự cạn kiệt nước trong giai đoạn hiện nay

* GV đưa thêm các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được kiến thức trọng tâm.

- Phân tích sự phân bố nguồn nước ngọt trong tự nhiên thông qua biểu đồ cụ thể

- Tìm kiếm các bản đồ địa lí thể hiện sự phân bố nước ngọt trên trái đất hiện nay đang dần bị cạn kiệt ở các quốc gia (chú trọng đến Việt Nam) và tranh ảnh đưa các thông tin thiếu nước ngọt ở các nước trên thế giới.

- Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài thuyết trình của nhóm.

Nhóm 3 - Nội dung 3: Tìm hiểu vai trò của nước

* GV đưa thêm các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được kiến thức trọng tâm.

- Tìm hiểu vai trò của nước đối với con người và cho VD minh họa

- Tìm hiểu vai trò của nước đối với sinh vật và cho VD minh họa

- Tìm hiểu vai trò của nước đối với các ngành sản xuất

- Thiết kế thành sơ đồ tư duy thể hiện vai trò của nước

- Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài thuyết trình của nhóm.

Gợi ý:

+ Nêu vai trò của nước và cho biết hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa các tế bào sống vào ngăn đá của tủ lạnh.

+ Vì sao nói “Ở đâu có nước, ở đó có sự sống”?

Nhóm 4- Nội dung 4: Ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước

* GV đưa thêm các câu hỏi, bài tập để hướng dẫn HS tìm được kiến thức trọng tâm:

- Nêu khái niệm ô nhiễm môi trường nước

- Các tiêu chí phân biệt ô nhiễm nguồn nước trong tự nhiên

- Nêu các nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn nước? Phân tích cụ thể các nguyên nhân.

- Trình bày bằng sơ đồ các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

- Những hành động nào của các em và cộng đồng đang gây ô nhiễm nguồn nước?

- Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài thuyết trình của nhóm.

Gợi ý:

+ Nguyên nhân gây cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên nước?

Nhóm 5 – Nội dụng 5. Tìm hiểu hậu quả của việc thiếu nước ngọt

* GV đưa thêm các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được kiến thức trọng tâm.

- Phân tích cụ thể các hậu quả của việc thiếu nước ngọt đối với xã hội và sức khỏe con người theo cấu trúc sau:

Ảnh hưởng

Hậu quả

Lí giải khi thiểu nước

Đối với xã hội

 

 

Đối với sức khỏe con người

 

 

- Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet các tư liệu phim để thiết lập các đoạn phim dự đoán hậu quả của việc thiếu nước trong tương lai.

- Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài thuyết trình của nhóm.

Nhóm 6- Nội dung 6:Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

* GV đưa thêm các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được kiến thức trọng tâm.

- Tìm hiểu các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ nguồn nước và nêu tác dụng của từng biện pháp.

- Phân tích các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước và biện pháp hạn chế các nguyên nhân ô nhiễm.

- Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài thuyết trình của nhóm.

Nhóm 7- Nội dung 7: Vẽ tranh thể hiện thông điệp của chủ đề

Gợi  ý: Bức tranh thể hiện các nội dung sau

+ “Vai trò của nước đối với con người”

+ “Một số tác động tiêu cực và tích cực của con người đến nguồn nước”

+ “Hậu quả khi nguồn nước bị ô nhiễm và cạn kiệt”

Bước 5: Phát phiếu học tập định hướng và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.

Nhóm 1.

Nội dung

ìm hiểu

Kế hoạch thực hiện

Tính chất vật lí

 

Tính chất hóa học

 

Chu trình tuần hoàn của nước trong tự nhiên

 

Một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn

 

Gợi ý cho HS khi gặp khó khăn:

+ Địa chỉ trang web https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc

                                 https://water.usgs.gov/edu/watercyclevietnamese.html

http://www.tech12h.com/de-bai/dua-vao-hinh-15-hay-trinh-bay-vong-tuan-hoan-nho-va-vong-tuan-hoan-lon-cua-nuoc-tren-trai-dat

+ SGK Bài 3 – Mục II – Sinh học 10

+ SGK Bài 15 – Mục I.2 - Địa lí 10

+ SGK Bài 44 – Mục II.3 – Sinh học 12

+ SGK Bài 46 – Mục II.2 – Sinh học 12

 Nhóm 2.

Nội dung cần tìm hiểu

Kế hoạch thực hiện

Sự phân bố nguồn nước ngọt trong tự nhiên

 

Sự cạn kiệt nước ngọt trong giai đoạn hiện nay đối với thế giới và ở Việt Nam

Câu hỏi chất vấn cho nhóm bạn

 

Gợi ý cho HS khi gặp khó khăn:

+ Địa chỉ trang web

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_n%C6%B0%E1%BB%9Bc

http://danviet.vn/cong-nghe/can-kiet-tai-nguyen-nuoc-de-doa-nguon-song-toan-cau-18655.html

http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tai-nguyen-nuoc/Suy-giam-tai-nguyen-nuoc-va-nguy-co-mat-an-ninh-nguon-nuoc-o-Viet-Nam-2757

Nhóm 3. Vai trò của nước

Nội dung tìm hiểu

Kế hoạch thực hiện

Vai trò của nước đối với đời sống con người.

 

Vai trò của nước đối với sinh vật.

 

Vai trò của nước đối với sản xuất.

 

Chuẩn bị câu hỏi chất vấn nhóm bạn.

 

Gợi ý cho HS khi gặp khó khăn:

+ Địa chỉ trang web

http://thuocthang.vn/tin-tuc/thong-tin-y-hoc/nuoc-va-vai-tro-doi-voi-co-the/1046.aspx

http://www.blogsinhhoc.com/2013/01/nuoc-va-o-am-oi-voi-oi-song-sinh-vat.html

http://lachongcorp.vn/vai-tro-cua-nuoc-voi-doi-song-va-san-xuat.html

+ Bài 3- Mục II - SGK sinh 10

Nhóm 4. Sự ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước

Nội dung tìm hiểu

Kế hoạch thực hiện

Khái niệm ô nhiễm môi trường nước

 

Các cách phân biệt ô nhiễm môi trường nước

 

Các nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn nước

 

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

 

Một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn

 

Gợi ý cho HS khi gặp khó khăn:

+ Địa chỉ trang web

https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/tieu-luan-can-kiet-nguon-nuoc-184389.html

http://www.baoquangninh.com.vn/doi-song/201512/o-nhiem-nuoc-va-cac-nguyen-nhan-gay-o-nhiem-nguon-nuoc-2293921/

 + Bài 45 – Mục 2 -  SGK Hóa 12

HS: Nghiên cứu phiếu học tập định hướng

- Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu.

Nhóm 5. Hậu quả của việc thiếu nước:

Nội dung tìm hiểu

Kế hoạch thực hiện

Hậu quả của việc thiếu nước ngọt đối với xã hội

 

Hậu quả của việc thiếu nước ngọt đối với sức khỏe con người

 

Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn

 

Gợi ý cho HS khi gặp khó khăn:

+ Địa chỉ trang web

http://www.aguaenmexico.org/hau-qua-cua-thieu-nguon-nuoc-sach/

HS: Nghiên cứu phiếu học tập định hướng                                     

- Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu.

Nhóm 6. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

Nội dung tìm hiểu

Kế hoạch thực hiện

Các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

 

Các biện pháp bảo vệ nguồn nước và nêu tác dụng của từng biện pháp.

 

Phân tích các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước và biện pháp hạn chế các nguyên nhân ô nhiễm.

 

Một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn

 

Gợi ý cho HS khi gặp khó khăn:

+ Địa chỉ trang web

http://www.maylocnuocgeyser.vn/5-giai-phap-ve-bao-dam-nguon-nuoc-sach-va-ve-sinh-moi-truong/tin-135.html

+ SGK Bài 45 – Mục II và I.2 – Hóa học 12

HS: Nghiên cứu phiếu học tập định hướng, lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu.

Nhóm 7. Vẽ tranh tuyên truyền.

Chủ đề tranh

Các cá nhân hoàn thành

Thể hiện vai trò của nước

 

Tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với nguồn nước

 

Hậu quả của việc thiếu nước

 

Bước 6. Kí hợp đồng học tập

4. Sản phẩm:

- Thành lập được 7 nhóm học sinh, mỗi nhóm có 5 học sinh. Các nhóm đã bầu được các nhóm trưởng.

- Các nhóm đã tham gia kí kết hợp đồng học tập với giáo viên và bước đầu xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG 2:  XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC

(Học sinh thực hiện trong giờ học chính khóa)

1. Mục tiêu

- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.

- Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành.

- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về các nội dung được phân công.

- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm.

- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế,…

- Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo

2. Thời gian:  Tuần 1- tiết 1

3. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc.

Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho HS; giúp đỡ HS khi HS yêu cầu.

Bước 3: Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Viết nhật kí và biên bản làm việc nhóm.

- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được.

4. Sản phẩm

- Đề cương chi tiết cho từng chủ đề ở các nhóm.

- Bảng  phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ.   

TUẦN 1

(Sau khi chuyển giao nhiệm vụ- Học sinh thực hiện ngoài giờ học chính khóa ngay trong tuần 1)

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Mục tiêu:

Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:

- Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin, tranh ảnh qua Internet…

- Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu

- Hoàn thành bài thuyết trình trên phần mềm  New Microsoft powerpoint, word, giấy A0  của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.

2. Thời gian: HS tự sắp xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ.

3. Cách thức tổ chức hoạt động

- GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề.

- GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.

- Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm.

- Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau.

4. Sản phẩm

- Nhóm 1:

+ Bài thuyết trình trên phần mềm powerpoint thể hiện cấu trúc, đặc tính lí hóa và vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên, nội dung một số câu hỏi chất vấn các nhóm còn lại.

- Nhóm 2: Bài thuyết trình trên phần mềm powerpoint thể hiện các vấn đề liên quan đến sự phân bố nguồn nước ngọt trong tự nhiên và tình hình về sự cạn kiệt nước ngọt trong giai đoạn hiện nay, nội dung một số câu hỏi chất vấn các nhóm còn lại.

- Nhóm 3: Bài thuyết trình trên phần mềm powerpoint thể hiện các vấn đề liên quan đến vai trò của nước và nội dung một số câu hỏi chất vấn các nhóm còn lại.

- Nhóm 4: Các sơ đồ tư duy trên giấy A0 thể hiện khái niệm ô nhiễm nguồn nước, các cách phân biệt ô nhiễm nước; các nguyên nhân gây cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước; Phim một số thực trạng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước tại Việt Nam; nội dung một số câu hỏi chất vấn các nhóm còn lại.

- Nhóm 5: Bài tập trên giấy A0 thiết kế theo mẫu do GV gợi ý về các hậu quả để laị do cạn kiệt nguồn nước gây ra và phim một số hậu quả để lại do tác hại của ô nhiễm  nguồn nước; nội dung một số câu hỏi chất vấn các nhóm còn lại.

- Nhóm 6: Bài thuyết trình trên phần mềm powerpoint thể hiện các vấn đề liên quan đến các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngọt và nội dung một số câu hỏi chất vấn các nhóm còn lại.

- Nhóm 7: Hoàn thành tranh vẽ thể hiện các thông điệp theo kế hoạch đã đề ra.

5. Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in sẵn). Học sinh nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi.

TUẦN 2 (3 tiết)

(Gồm hoạt động Báo cáo và Đánh giá sản phẩm học tập của HS)

 

HOẠT ĐỘNG 4: BÁO CÁO

(Học sinh thực hiện trong giờ học chính khóa)

 

1. Mục tiêu:

 - Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận.

-  Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.

-  Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.                                 

-  Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.

-  Bổ sung kiến thức cần thiết giúp HS nâng cao ý thức trong cộng đồng.

- Thông qua tranh tuyên truyền giáo dục ý thức chung tay bảo vệ nguồn nước.

2. Thời gian:

- Tuần 2:

+ Tiết thứ 2 nhóm 1,2,3 báo cáo.

+ Tiết thứ 3 nhóm 4,5,6, báo cáo.

+ Tiết thứ 4 nhóm 7 bào cáo và đánh giá chung    

3. Thành phần tham dự:

- Thầy: Vũ Văn Xuyên - Giáo viên bộ môn Hóa học Trường THPT Trường Chinh – KonTum.

- Cô: Phạm Thị Ngọc Sương - Giáo viên bộ môn Sinh học Trường THPT Trường Chinh – KonTum.

- Cô: Lê Thị Thanh Nga - Giáo viên bộ môn Địa lí Trường THPT Trường Chinh – KonTum.

- Cô: Đỗ Như Thanh Cao - Giáo viên bộ môn Hóa học – Phó hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh – KonTum.

- Tập thể HS lớp 10C1.

4. Nhiệm vụ của học sinh

- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.

- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.

- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.

5. Nhiệm vụ của giáo viên

- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận

- Quan sát, đánh giá

- Hỗ trợ, cố vấn.

- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm

- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh

6. Tổ chức các hoạt động báo cáo

Bước 1: GV phát cho HS và giáo viên tham dự phiếu đánh giá sản phẩm của các nhóm.

Bước 2:  Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo, thảo luận, khắc sâu và chốt kiến thức cần đạt cho HS. Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.

+ Khởi động nội dung của nhóm 1:

Cho HS quan sát đoạn phim nói về thông điệp của nước https://www.youtube.com/watch?v=3cXtoYCt7oU



 

GV: Tại sao nước lại có nhiều lợi ích như thế? Tại sao nói “Ở đâu có nước, ở đó có sự sống”?

HS: Trả lời theo suy nghĩ hướng đến tính chất và vai trò của nước.

GV: Để hiểu sâu sắc hơn tính chất và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên hãy cùng lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 1.

+ Học sinh trình bày

HS: Đại diện trình bày bài thuyết trình của nhóm.

+ Chất vấn:

HS: Nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời chất vấn.

Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm 1 để chất vấn, phản biện.

HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời

+ Kiểm tra, đánh giá



 

Câu 1. Cho biết hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá của tủ lạnh?

Đáp án: Khi cho tế bào sống vào tủ lạnh, nước trong tế bào đông cứng lại tạo các tinh thể và thể tích tăng làm phá huỷ cấu trúc và các bào quan của tế bào.=> Tế bào sống bị phá huỷ và chết

Câu 2. Mật độ của các phân tử nước ở trạng thái rắn hay lỏng thì dày hơn ?

Đáp án: Mật độ phân tử trong chất Lỏng cao hơn do ở trạng thái rắn. Nước đá ở dạng tinh thể tứ diện (rỗng ở giữa, nên các nguyên tử bị kéo ra xa nhau. 

Câu 3. Tại sao nói vòng tuần hoàn nước là vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng?

Đáp án: vì nó mang đủ tính chất của 1 vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng, cụ thể là

 + Có 4 quá trình: rắn hóa lỏng, lỏng hóa khí, khí ngưng tụ thành lỏng, lỏng đông đặc thành rắn

(vòng tuần hoàn vật chất) 
 + Nó thu (tỏa) năng lượng để thực hiện các quá trình trên (thu khi nhiệt độ môi trường cao nó thu nhiệt lượng để hóa lỏng và hơi), (tỏa khi nhiệt độ môi trường thấp) 
+ Bổ sung tư liệu:

Nước uống hay nước sạch là các loại nước đủ độ tinh khiết tối thiểu để con người hoặc các loài động vậtthực vật có thể uống, tiêu thụ, hấp thu hoặc sử dụng mà ít gặp nguy cơ tác hại trước mắt hoặc về lâu dài. Trong hầu hết các nước phát triển, nước uống được cung cấp cho các hộ gia đình, các hoạt động thương mại và công nghiệp là tất cả các nước uống phải đạt tiêu chuẩn về vệ sinh (thường là nước máynước ngọtnước lọc), mặc dù chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ được thực tế tiêu thụ hoặc được sử dụng trong chế biến thực phẩm hay việc tắm rửa hoặc tưới tiêu, rửa xe.... Nước sạch là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá về chất lượng cuộc sống.

+ Chốt kiến thức:

I. CẤU TRÚC, ĐẶC TÍNH LÍ HÓA CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN

1. Cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước

Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hóa rắn ở 00C, hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng khí.          



- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị.

- Phân tử nước có tính phân cực.

- Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước.

2. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên



- Vòng tuần hoàn nước nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió, nhiệt độ…) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương.

- Vòng tuần hoàn nước lớn: Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển.

+ Kiểm tra, đánh giá và nâng cao kiến thức vận dụng

Câu 1: Trung bình, nước chiếm 60% cơ thể một người trưởng thành

A. Ðúng                B. Sai

 Câu 2:  Con người cần được cung cấp tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để có được cơ thể khỏe mạnh

A. Ðúng                B. Sai

 Câu 3: Có thể sử dụng bất cứ nguồn nước nào để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.

A. Ðúng                B. Sai

 Câu 4: Các loại nước tinh khiết và nước khoáng thiên nhiên đều có cùng một chất lượng như nhau.

  A. Ðúng                B. Sai

Đáp án 

 Câu 1: Ðúng. Nuớc chiếm đến 60% cơ thể của một người trưởng thành. Bên cạnh đó, tỉ lệ nước có trong các bộ phận qua trọng của cơ thê người cũng chiếm phần tối đa: 85% ở não, 80% ở não, 80% ở phổi và 77% ở tim. 

Câu 2: Ðúng. Nước duy trì sự sống trong cơ thể nhờ các chức năng chính của nó. Tuy nhiên, lượng nước trong cơ thể không tự nhiên sinh ra mà lại mất đi hàng ngày do các hoạt động sống của con người. Mất nước có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: mất tập trung, kiệt sức, sốc nhiệt và tổn thương các cơ quan chức năng sống còn của cơ thể. Chính vì vậy con người cần bổ sung lượng nước hàng ngày để duy trì sức khỏe, sự dẻo dai và vẻ đẹp hình thức của mình.

 Câu 3: Sai. Các loại nước uống chứa chất kích thích hoặc có cồn không hoàn toàn thay thể được nước. Nước uống lợi tiểu có thể làm cơ thể bạn mất thêm nước. Nước ngọt, nước trái cây đóng chai có lượng đường cao có thể làm bạn tăng cân. Theo các chuyên gia, uống 2 lít nước mỗi ngày chính là sự chọn lựa lý tưởng để bạn cung cấp đủ lượng nước cần thiết, giúp thanh loạc cơ thể khỏe mạnh và tươi tắn hơn.

 Câu 4: Sai. Nước tinh khiết là loại nước chỉ đơn thuần là H20 vì qua quá trình lọc thẩm thấu, xử lý bằng ozone… các khoáng chất và vi lượng đã bị thanh lọc hoàn toàn. Nước khoán thiên nhiên như ECOWA là loại nước được khai thác từ những mạch ngầm sâu trong lòng đất. Với hàm lượng vi chất, muối khoáng bền vững và ổn định, nước khoáng thiên nhiên La Vie là nguồn nước lý tưởng thích hợp cho mọi người ở mọi độ tuổi. Không những vậy, uống ECOWA đều đặn mỗi ngày còn giúp bạn có được làn da khỏe mạnh tự nhiên.

HS: Thông qua thông tin  từ bài thuyết trình và bài tập khắc sâu và nâng cao kiến thức.

 

----------------------------------------------------------------------------

+ Khởi động nội dung của nhóm 2.



GV: Cho HS quan sát bản đồ câm và đặt câu hỏi;

- Bản đồ trên minh họa cho vấn đề gì trên thế giới?

HS: Quan sát và nhận biết bản đồ thể hiện sự phân bố nước ngọt

GV: Sự phân bố nguồn nước ngọt trong tự nhiên thực chất như thế nào? Tình hình về sự cạn kiệt nước ngọt trong giai đoạn hiện nay ra sao hãy lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 2.

+ Học sinh trình bày:

HS: Đại diện HS trình bày bài thuyết trình.

+ Chất vấn:

HS:  Nêu các câu hỏi chất vấn các nhóm còn lại.

GV: Yêu cầu các học sinh ở các nhóm  khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm  để chất vấn ngược.

GV: Đưa câu hỏi chất vấn nhóm 2

Đưa các thông tin này nhằm mục đích gì? Tại sao nguồn nước trong đại dương nhiều mà lại lo thiếu nước ngọt?

HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời

+ Bổ sung thông tin:

GV: Đưa bổ sung thông tin  

Mỗi năm 1,8 triệu trẻ em chết vì thiếu nước sạch

TTO - Mỗi năm có tới 1,8 triệu trẻ em trên thế giới chết vì thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh kém, báo cáo của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). 


Theo UNDP, hiện nay có khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới không có nước sạch để dùng và 2,6 tỷ người không được tiếp cận với các hệ thống vệ sinh thích hợp, chủ yếu là người dân ở các nước đang phát triển.                                                Chẳng hạn tại Malawi, có hơn 4 triệu người - tức 1/3 dân số nước này - không có nước sạch để dùng, và mỗi năm Malawi lại phải đối mặt với các thách thức từ bệnh tiêu chảy, dịch tả và các bệnh khác do nguồn nước.                                                                                                                                                                Tại nhiều khu vực của Sahara, người dân dùng chưa tới 10 lít nước mỗi ngày và 2/3 trong số họ không có nhà vệ sinh. Trong khi đó, trung bình mỗi ngày 1 người dân Anh dùng 150 lít nước còn người dân Mỹ dùng đến 600 lít.                                                                                                                                  

Báo cáo cũng cảnh báo các bệnh từ nguồn nước như tiêu chảy có thể khiến nhiều người thiệt mạng hơn so với số người chết vì bệnh HIV/AIDS và sốt rét cộng lại.

Nguyên nhân của tình trạng nhiều người thiếu nước sạch không hẳn do khan hiếm nước mà do tình trạng bần cùng và sự thất bại của chính phủ trong việc đưa nước sạch và vệ sinh thích hợp đến với người dân.   Báo cáo kêu gọi các chính phủ đảm bảo cho mỗi người dân có ít nhất 20 lít nước sạch mỗi ngày, không phân biệt nghèo giàu, khu vực, giới tính hay chủng tộc. Báo cáo cũng yêu cầu các nước nhóm G8 có hành động cụ thể về vấn đề này, bằng không sẽ có hàng triệu người ở các nước nghèo có thể chết vì bần cùng, sức khỏe kém.

+ Khắc sâu và nâng cao kiến thức

1. Có bao nhiêu nguồn nước thiên nhiên có thể khai thác để sử dụng ?

 Nước mặt (sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ…), nước ngầm (giếng đào, giếng khoan), nước mưa.
 Đối với nguồn nước nào trước khi đưa vào sử dụng cũng phải xử lý tùy theo mục đích sử dụng.
2. Nước mặt là nước nguồn nước nào, tuân theo quy các tiêu chuẩn n
ào ?

 Nước mặt: nước sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, kênh, mương…

3. Nước ngầm là nguồn nước nào, tuân theo các tiêu chuẩn nào ?

 Nước ngầm: nước tồn tại ttrong lớp đất đá từ mặt đất trở xuống (nước giếng khoan, giếng đào).

4. Chất lượng nước ngầm và nước mặt, nước nào tốt hơn ?

Nước ngầm thường có chất lượng tốt hơn nước mặt do nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất nên ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người.

5. Nước ngầm mạch nông và nước ngầm mạch sâu, nước nào tốt hơn ?

Nước ngầm mạch nông ở độ sâu từ 3 đến 10 mét, loại này thường bị nhiễm bẩn nhiều, trữ lượng ít và chịu ảnh hưởng bởi thời tiết

Nước ngầm mạch sâu trên 20 mét chất lượng tốt hơn, trữ lượng nước phong phú hơn so với nước ngầm mạch nông

6. Nước mưa có sạch hay không ?

      Bản chất nước mưa là rất sạch. Tuy nhiên, nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khói, bụi, vi khuẩn có trong không khí và hệ thống mái nhà, máng thu gom dẫn về bể chứa nên đến khi sử dụng, nước mưa không hoàn toàn sạch (thậm chí chứa cả phân chim, phân mèo… ở trên hệ thống mái nhà, máng thu gom)

7. Nước mưa có thể sử dụng cho mục đích gì ?

Nước mưa có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Đối với những vùng khan hiếm nước, có thể tận dụng nước mưa để ăn uống, tuy nhiên cần phải có biện pháp bảo quản và xử lý nước mưa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

8. Sử dụng nước mưa như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe ?

Thu hứng nước mưa cần tránh những cơn mưa đầu mùa.

Vệ sinh sạch sẽ máng thu nước mưa, bể chứa nước dự trữ, đậy kín bể chứa nước mưa tránh bụi bẩn và côn trùng, vật lạ rơi vào bể chứa.

Đun sôi nước 1000C trong 15 phút trước khi sử dụng cho ăn uống.

9. Nước sông có sử dụng được không ?

Nước sông có thể sử dụng và khai thác dễ dàng. Tuy nhiên, do tác động của con người, nguồn nước sông có thể bị ô nhiễm (từ công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt…).

Tùy vào mục đích sử dụng (ăn uống, sinh hoạt), cần có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

10. Nước khoáng có phải là nước ngầm hay không ?

Nước khoáng là một dạng của nước ngầm, nhưng khi xử lý, nhà cung cấp nước sẽ lựa chọn giữ lại hoặc loại bỏ một số chất trong nước ở nồng độ dành riêng cho ăn uống và chữa bệnh, khác với xử lý nguồn nước ngầm xử lý cho sinh hoạt thông thường.

 + Thông tin các dạng nước bị ô nhiễm

 



Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác dụng lên phôi tử như nhóm –SCH3 và SH trong methionin và xystein. Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (hg), asen (as)…

+ Chốt kiến thức

II. SỰ PHÂN BỐ NGUỒN NƯỚC NGỌT TRONG TỰ NHIÊN VÀ SỰ CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.  Sự phân bố nước ngọt trong tự nhiên





 

- Nước chiếm khoảng 71% (1457.302.450 km3) trên Trái Đất.

- Trong đó, nước mặn chiếm 97%, còn lại là nước ngọt.

- Tuy nhiên, trong 3% (34.973.258 km3) lượng nước ngọt có mặt thì có khoảng 3/4 lượng nước mà con người không thể sử dụng được.

2. Sự cạn kiệt nguồn nước trong giai đoạn hiện nay

- Thế giới hiện nay và khoảng 80 nước đang đứng trước vấn đề thiếu nước nghiêm trọng. Các chuyên 
gia hữu quan đánh giá rằng đến năm 2025 sẽ có khoảng 2/3 dân số thế giới sống 
trong điều kiện căng thẳng do thiếu nước. Trung Đông và Bắc Phi là những khu 
vực thiếu nước nghiêm trọng nhất.

 


- Tại Việt Nam Cứ 3 người thì có 1 người sống trong tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt

---------------------------------------------------------------------------

+ Khởi động nội dung của nhóm 3.

GV: Hiện nay chúng ta được khuyến cáo uống nước theo chế độ sau là hợp lí nhất.



HS: lắng nghe và quan sát

GV: Vậy nước có vai trò cụ thể như thế nào chúng ta cùng lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 3

+ Học sinh trình bày:

HS: Trình bày bài thuyết trình của nhóm

+ Chất vấn:

HS: Nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời chất vấn

GV: Yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm để chất vấn ngược.

GV: Đưa câu hỏi chất vấn nhóm 3

- Dấu hiệu khi cơ thể bị thiếu nước?

- Cơ thể cảm thấy khát nước khi nào? Tại sao.

HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.

+ Khắc sâu kiến thức:

Yêu cầu HS đọc thông tin cần thiết sau:



+ Chốt kiến thức:

III. VAI TRÒ CỦA NƯỚC

1. Đối với cơ thể con người:

+ Nước là thành phần cơ bản của cơ thể (60% trọng lượng cơ thể).

+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể.

+ Giữ ẩm cho mắt mũi, miệng; bôi trơn các khớp.

+ Bảo vệ nội tạng.

+ Giúp thận gan loại bỏ chất bẩn.

+ Hòa tan muối khoáng và các chất cho cơ thể; đưa dinh dưỡng và oxi đến các tế bào.

2. Đối với  sinh vật:

- Nước trong cơ thể sinh vật với hàm lượng cao: 50 - 90% khối lượng cơ thể.

- Nước có các chức năng chính:

+ Là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp.

+ Là môi trường hòa tan các chất vô cơ, phương tiện vận chuyển các chất trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.

+ Là môi trường sống của nhiều sinh vật.

Đối với sản xuất và đời sống con người:

3. Nước rất cần thiết cho các ngành sản xuất:

+ Sản xuất nông nghiệp: Làm mát cây, dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng cho cây...

+ Ngành công nghiệp: Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học.

+ Xây dựng: Pha trộn, gắn kết các nguyên vật liệu.

+ Giao thông vận tải: Làm nguội các động cơ, giảm bụi ....

+ Du lịch: Tạo nhiều cảnh quan đẹp....

+ Thể dục thể thao: Nhiều môn thể thao dưới nước...

 

-----------------------------------------------------------------

+ Khởi động nội dung của nhóm 4.

GV: Cho HS đọc nội dung sau:

Thử hỏi nước sạch đã đi đâu?

Nước chẳng đi đâu cả, chúng vẫn ở đó, vẫn hiên ngang, vẫn thân thiện với con người. Nhưng con người đã thay đổi, con người đã phản bội lại lời thề với thiên nhiên, họ ngang nhiên khoác lên trên người mẹ thiên nhiên một màu u tối. Hàng năm con người đã xã ra ngoài môi trường hàng trăm ngàn tấn rác thải đủ các loại. Những thứ rác thải gớm ghiếc này ngấm sâu vào đất, hòa vào trong nước làm ô nhiễm cả một dòng sông hay một vùng biển.

Chất thải, hóa chất độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, khu đô thị, bệnh viện, trường học,… đổ ra sông, ra suối làm thay mùi, đổi màu của nước.

GV: Vậy ô nhiễm nguồn nước là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm nguồn nước? Nhóm 4 sẽ làm rõ vấn đề này.

+ Học sinh trình bày:

Đại diện nhóm HS trình bày bài thuyết trình của nhóm

+ Chất vấn:

HS: Nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời chất vấn.

GV: Yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm để chất vấn ngược.

GV: Đưa câu hỏi chất vấn cho cả lớp.

- Kể tên một số hoạt động của các em làm môi trường nước bị ô nhiễm?

- Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ở địa phương bạn ?

HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.

+ Khắc sâu kiến thức

GV: Cho HS làm bài tập:

Xác định nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước thông qua các hình ảnh sau:

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân

Hậu quả



 

 



 

 



 

 



 

 



 

 

HS: Hoàn thành bài tập để khắc sâu kiến thức.

+ Chốt kiến thức:

IV. Ô NHIỄM VÀ CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC

1. Khái niệm

Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

2. Các cách phân biệt ô nhiễm nước

- Theo thời gian: ô nhiễm thường xuyên, ô nhiễm tức thời

- Theo bản chất: ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh

- Theo vị trí không gian: ô nhiễm sông, ô nhiễm biển

3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước



4. Nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn nước

- Do sự gia tăng nhanh chóng những hoạt động kinh tế của con người để nhằm đáp ứng như cầu sống của một số lượng dân số đang tăng quá nhanh.

- Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, có mùa mưa nhiều dấn đến cả lũ lụt còn có mùa thì lại hạn hán. Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu cũng là nguyên nhân làm giảm tài nguyên nước.

--------------------------------------------------------------------

+ Khởi động nội dung của nhóm 5.

GV: Hình ảnh sau làm chúng ta nhớ đến hiện tượng nào đã xảy ra năm 2016 ở nước ta?



HS: Cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là Sự cố Formosa

GV: Công ty này đã bị xử lí như thế nào?

GV: Bổ sung thông tin nếu HS không biết

GV: Vậy việc làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và bị cạn kiệt còn để lại những hậu quả nào mời chúng ta cùng theo dõi bài thuyết trình của nhóm 5.

+ Học sinh trình bày:

HS: Trình bày bài thuyết trình của nhóm

+ Chất vấn:

HS: Nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời chất vấn

GV: Yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm để chất vấn ngược.

GV: Đưa câu hỏi chất vấn nhóm 5

- Tại địa bàn KonTum chúng ta đã có trường hợp nào cần phê phán làm ô nhiễm nguồn nước đã để lại hậu quả nghiêm trọng chưa?

HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.

+ Khắc sâu kiến thức:

GV: Cho HS quan sát các hình ảnh mang tính khái quát sau:

 Hậu quả khi sử dụng nước bị ô nhiễm

 



 Các biện pháp có được nước sạch để sử dụng



+ Chốt kiến thức

V. HẬU QUẢ KHI THIẾU NƯỚC NGỌT

Ảnh hưởng

Hậu quả

Lí giải khi thiếu nước

Đối với xã hội

Mâu thuẫn toàn cầu đang gia tăng

 

Các nguồn tài nguyên nước ngọt thường được chia sẻ bởi hai hoặc nhiều quốc gia có thể dẫn tới những xung đột quốc tế hơn vì nước ngọt trở nên khan hiếm hơn

Thiếu tiếp cận nước sạch

 

Khi dân số toàn cầu tăng lên và nguồn nước co lại, số lượng lớn hơn sẽ phải đối mặt với những thách thức về khả năng tiếp cận nước không đầy đủ.

Thiếu lương thực

Việc thu hẹp tài nguyên nước sẽ khiến cho sản xuất lương thực khó có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Thiếu năng lượng

 

Nhu cầu điện toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 70% vào năm 2035. Các nguồn năng lượng khác không đủ để thay thế năng lượng nước.

Sự suy thoái kinh tế

 

Sản xuất hàng thâm dụng nhiều nước như xe hơi, thực phẩm và quần áo có thể bị hạn chế do thiếu nguồn nước ngọt.

Đối với sức khỏe

Mệt mỏi

Hoạt động của enzym giảm dẫn đến mệt mỏi

Thừa cân và béo phì

Đóng một vai trò quan trọng trong việc có một chế độ ăn uống giảm cân khỏe mạnh.

Huyết áp cao và thấp

Lượng máu trong cơ thể ít

Mức cholesterol xấu cao

Cơ thể bắt đầu bù đắp nước bằng cách sản sinh ra nhiều cholesterol

Táo bón

Không đủ nước để loại bỏ chất thải rắn khiến bạn bị táo bón.

Bệnh của hệ tiêu hóa

 

Giảm sản xuất nước ép tiêu hóa, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về dạ dày và các bệnh như viêm dạ dày và loét

Các vấn đề với hệ hô hấp

Các màng nhầy của phổi, mũi, xoang không đủ độ ẩm để bảo vệ bạn khỏi các chất gây ô nhiễm

PH không cân bằng

Làm pH của cơ thể trở nên có tính axit hơn

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Chức năng của thận và hệ tiết niệu chủ yếu dựa vào việc uống nhiều nước mỗi ngày.

Tổn thương não

Gây mất cân bằng trong các cửa hàng điện phân của cơ thể như sodium và kali

------------------------------------------------------------------------------

+ Khởi động nội dung của nhóm 6.

GV: Quan sát và đọc các thông tin sau:



- Hãy cho biết các thông tin muốn đề cập đến vấn đề gì?

HS: Bảo vệ nguồn nước

GV: Yêu cầu lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 6

+ Học sinh trình bày:

HS: Trình bày bài thuyết trình của nhóm

+ Chất vấn:

HS: Nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời chất vấn

GV: Yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm để chất vấn ngược.

GV: Đưa câu hỏi chất vấn nhóm 6

- Bản thân các em cần có hành động nào để bảo vệ nguồn nước ngọt?

HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.

+ Khắc sâu kiến thức:

GV: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi ô chữ



Câu 1. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước từ các nhà máy?.

 

Câu 2. Chúng ta không thể thiếu nó mỗi ngày vì nó chiếm 60% cơ thể.

Câu 3. Đây là trạng thái của cơ thể khi hoạt động của enzim giảm do thiếu nước?

Câu 4. Nếu không đủ nước để loại bỏ các chất thải rắn ra khỏi cơ thể bạn sẽ bị …

Câu 5. Thu gom phân loại rác và chế tạo thiết bị công nghệ để xử lý rác, nước sinh hoạt, nước thải...là biện pháp nào hạn chế ô nhiễm nước?

Câu 6. Biện pháp nhanh nhất để bảo vệ nguồn nước và môi trường nói chung là gì?

 

+ Thông tin bổ sung:

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG

Điều 52. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông

1. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng nước sông.

2. Nguồn thải vào lưu vực sông phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông.

3. Chất lượng nước sông, trầm tích phải được theo dõi, đánh giá.

4. Bảo vệ môi trường lưu vực sông phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng nguồn nước sông.

5. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải vào lưu vực sông theo quy định của pháp luật.

Điều 53. Nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông

1. Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý chất thải đổ vào lưu vực sông.

2. Định kỳ quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông và trầm tích.

3. Điều tra, đánh giá sức chịu tải của sông; công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải; xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông.

4. Xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm.

5. Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích sông xuyên biên giới và chia sẻ thông tin trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông.

7. Công khai thông tin về môi trường nước và trầm tích của lưu vực sông cho các tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng nước sông.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

Điều 56. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch

1. Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hòa nguồn nước.

2. Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch để cải tạo, bảo vệ.

3. Tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập kế hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.

Điều 57. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện

1. Việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện phải gắn với bảo vệ môi trường.

2. Không được lấn chiếm diện tích, đổ chất thải rắn, đất, đá vào hồ; xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào hồ.

3. Cơ quan quản lý hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện có trách nhiệm quan trắc môi trường nước hồ định kỳ tối thiểu 03 tháng một lần.

Điều 58. Bảo vệ môi trường nước dưới đất

1. Chỉ được sử dụng các loại hóa chất trong danh mục cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất.

2. Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất. Cơ sở khai thác nước dưới đất có trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác. Các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được trám lấp theo đúng quy trình kỹ thuật.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và chất thải phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.

4. Kho chứa hóa chất, cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, có biện pháp ngăn cách hóa chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nước dưới đất phải có trách nhiệm xử lý ô nhiễm nước dưới đất.

+ Chốt kiến thức:

VI. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NGỌT

1. Biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả:

-  Sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước

-  Kiểm tra và khắc phục rò rỉ

-  Tận dụng nước tối đa khi có thể

-  Không nên sử dụng bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác

-  Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu

-  Sử dụng vòi nước hiệu quả

-  Không rửa xe, sân hè bằng vòi phun nước

-  Hướng dẫn trẻ em tiết kiệm nước

-  Tiết kiệm nước trong phòng tắm, khi nấu ăn, khi đánh răng, cạo râu, khi giặt quần áo

-  Tận dụng nguồn nước mưa

-  Tiết kiệm nước khi tưới cây, cỏ

2. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước:

Phương pháp bảo vệ nước mặt:

- Sử dụng tiết kiệm nước (trong mọi công việc dùng lượng nước đúng mục đích với lượng vừa đủ).

- Xử lí phân gia súc động vật (hầm biogas).

- Xử lý rác sinh hoạt và các chất thải.

- Xử lý nước thải.

- Nạo vét kênh rạch.

- Tái sử dụng nước thải.

- Trong nông nghiệp phải có chế độ tưới nước phù hợp.

Phương pháp bảo vệ nước ngầm

- Phương pháp trám lấp giếng: Đối với giếng không còn sử dụng, bắt buộc ta phải trám lấp tránh gây ô nhiễm nước ngầm bằng cách đổ từ từ đất sét tự nhiên với khoảng cách 1m.

- Phương pháp khai thác sử dụng: Để tránh nguy cơ suy thoái về mặt trữ lượng nước ngầm, việc khai thác nước ngầm phải tuân thủ giới hạn về lưu lượng, thời gian khai thác.

3. Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm

Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên

- Giảm lượng khí thải, rác thải, tăng cường bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn để tránh gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại. Muốn có hiệu quả phải thực hiện đồng bộ tất cả các quốc gia.

Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo

- Biện pháp hóa học: Nghiên cứu các chất, các phương pháp xử lý nước sinh hoạt, nước thải ....

- Biện pháp sinh học:

 + Trồng cây xanh, tìm các giống cây góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm nước…

 + Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học là giảm ô nhiễm nước...

- Biện pháp vật lý:

 + Thu gom phân loại rác.

 + Chế tạo thiết bị công nghệ để xử lý rác, nước sinh hoạt, nước thải...

- Biện pháp giáo dục:

+ Tuyên truyền cộng đồng nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ nguồn nước: không vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh,… giám sát, tố cáo các tập thể, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường.

+ Tổ chức các cuộc thi liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước.

+ Pháp luật xử lý nghiêm với các tập thể, cá nhân có hành vi lgây ô nhiễm môi trường.…

------------------------------------------------------------------

 

 

+ Khởi động nội dung của nhóm 7



GV: Yêu cầu HS quan sát bức tranh 5 phút và lên thuyết trình nội dung thông điệp của bức tranh.

HS: Quan sát và đại diện lên thuyết trình.

GV: Bức tranh của nhóm 7 sẽ gủi đến cho chúng ta thông điệp gì? Mời cả lớp cùng lắng nghe bài thuyết trình cảu nhóm 7

+ Học sinh trình bày:

HS: Trình bày bài thuyết trình của nhóm

+ Chất vấn:

HS: Nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời chất vấn

GV: Yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm để chất vấn ngược.

GV: Đưa câu hỏi chất vấn nhóm 7

HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.

+ Khắc sâu kiến thức:



Bước 3. Củng cố: Cho HS Xem đoạn phim “SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ NGUỒN NƯỚC SẠCH

https://www.youtube.com/watch?v=FL92m1iQmGg

Description: Hình ảnh có liên quan

GV: Chúng ta cần hành động như thế nào để có nguồn nước sạch?

Bước 4:

- Quan sát, đánh giá

- Hỗ trợ, cố vấn.

- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm

- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh

- GV nhận xét về sản phẩm của các nhóm đã báo cáo.

+ Nội dung

+ Hình thức

- Nghiệm thu và thanh lí hợp đồng.

VII. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA TOÀN CHỦ ĐỀ (25’ cùng tiết với trình bày của nhóm 7)

(Thực hiện trong giờ học chính khóa )

1. GV phát phiếu đánh giá kết quả học tập cho các nhóm. Hướng dẫn cách chấm và cho điểm.

Nhóm 1 đánh giá nhóm 2, 3, 4, 5, 6, 7

Nhóm 2 đánh giá nhóm 1, 3, 4, 5, 6, 7

Nhóm 3 đánh giá nhóm 1, 2, 4, 5, 6, 7

Nhóm 4 đánh giá nhóm 1, 2, 3, 5, 6, 7

Nhóm 5 đánh giá nhóm 1, 2, 3, 4, 6, 7

Nhóm 6 đánh giá nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 7

Nhóm 7 đánh giá nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 7

Điểm nhóm = (điểm bài tập 1 + điểm bài tập 2)/ 2

Nhóm được đánh giá

Các nhóm thực hiện đánh giá

Giáo viên đánh giá

Điểm đạt được

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Nhóm 1

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 2

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 3

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 4

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 5

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 6

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 7

 

 

 

 

 

 

 

2. Phát bài tập cho HS hoàn thành theo nhóm. Yêu cầu mỗi  nhóm học sinh chấm điểm cho các nhóm còn lại.

Bài tâp 1. Em hãy đánh dấu (X) vào cột Đ nếu phần kiến thức nêu là đúng hoặc vào cột S nếu phần kiến thức sai.

Câu

Phần kiến thức

Đ

S

1

Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc có một chế độ ăn uống giảm cân khỏe mạnh.

x

 

2

Vòng tuần hoàn nước lớn: Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió, nhiệt độ…) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương.

 

x

3

Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị.

x

 

4

Khi dân số toàn cầu tăng lên và nguồn nước co lại, số lượng lớn hơn sẽ phải đối mặt với những thách thức về khả năng tiếp cận nước không đầy đủ. Dẫn đến hậu quả thiếu tiếp cận nước sạch.

x

 

5

Nước là môi trường hòa tan các chất vô cơ, phương tiện vận chuyển các chất trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.

x

 

6

Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi số lượng phân tử của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

 

x

7

Trong 3% (34.973.258 km3) lượng nước ngọt có mặt thì 100% lượng nước mà con người sử dụng được.

 

x

8

Bản chất nước mưa là rất sạch. Tuy nhiên, nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khói, bụi, vi khuẩn có trong không khí và hệ thống mái nhà, máng thu gom dẫn về bể chứa nên đến khi sử dụng, nước mưa không hoàn toàn sạch

x

 

9

Phương pháp trám lấp giếng: Đối với giếng không còn sử dụng, bắt buộc ta phải trám lấp tránh gây ô nhiễm nước ngầm bằng cách đổ từ từ đất sét tự nhiên với khoảng cách 1m.

 

x

 

10

Các biện pháp bảo vệ nguồn nước:

- Biện pháp vật lý học:

 + Trồng cây xanh, tìm các giống cây góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm nước…

 + Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học là giảm ô nhiễm nước...

- Biện pháp hóa học lý:

 + Thu gom phân loại rác.

 + Chế tạo thiết bị công nghệ để xử lý rác, nước sinh hoạt, nước thải...

 

x

Bài tâp 2. Lựa chọn phương án đúng cho các câu trắc nghiệm sau:

Câu 1. Nước trong tế bào không có vai trò

A. là dung môi hoà tan các chất.

B. là môi trường diễn ra phản ứng sinh hoá.

C. đảm bảo sự ổn định nhiệt.

D. là nguồn dự trữ năng lượng.

Câu 2. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt dung riêng cao.                                                                  B. lực gắn kết.                      

C. nhiệt bay hơi cao.                                                                        D. tính phân cực.

Câu 3. Ôxi và hiđrô trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết

A. tĩnh điện.                            B. cộng hoá trị                      C. hiđrô.                      D. este.

Câu 4: Ô nhiễm môi trường nước là

A. sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

B. sự thay đổi số lượng phân tử nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

C. sự thay đổi lượng mực nước ngầm gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

D. sự thay đổi tốc dộ và lưu lượng nước trong các mạch nước ngầm gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

Câu 5. Chọn ý không đúng trong các ý sau khi giải thích về hậu quả của việc thiếu nước.

A. Các nguồn tài nguyên nước ngọt thường không được chia sẻ bởi hai hoặc nhiều quốc gia nên ít dẫn tới những xung đột quốc tế

B. Khi dân số toàn cầu tăng lên và nguồn nước co lại, số lượng lớn hơn sẽ phải đối mặt với những thách thức về khả năng tiếp cận nước không đầy đủ.

C. Việc thu hẹp tài nguyên nước sẽ khiến cho sản xuất lương thực khó có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

D. Sản xuất hàng thâm dụng nhiều nước như xe hơi, thực phẩm và quần áo có thể bị hạn chế do thiếu nguồn nước ngọt.

Câu 6. Cụm từ còn thiếu trong sơ đồ thể hiện các nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn nước là

A. Nước ngọt                          B. Nước tự nhiên                    C. Nước ngầm             D. Đại dương

Câu 7. Thứ tự vòng tuần hoàn lớn của nước diễn ra như sau:

A. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa -> Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương -> hình thành mây-> Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm-> Chảy ra sông suối -> chảy ra biển.

B. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa -> Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương -> Chảy ra sông suối -> chảy ra biển-> hình thành mây-> Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm.

C. Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương -> hình thành mây-> Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa -> Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm-> Chảy ra sông suối -> chảy ra biển.

D. Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương -> Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa -> Chảy ra sông suối -> chảy ra biển-> hình thành mây-> Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm.

Câu 8. Giải thích nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước đối với các ngành sản xuất

A. Là môi trường hòa tan các chất vô cơ, phương tiện vận chuyển các chất trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.

B. Sản xuất nông nghiệp: Làm mát cây, dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng cho cây...

C. Ngành công nghiệp: Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học.

D. Xây dựng: Pha trộn, gắn kết các nguyên vật liệu.

Câu 9. Ý đúng khi nói về phương pháp bảo vệ mạch nước ngầm là

A. Phương pháp trám lấp giếng: Đối với giếng không còn sử dụng, bắt buộc ta phải trám lấp tránh gây ô nhiễm nước ngầm bằng cách đổ từ từ đất sét tự nhiên với khoảng cách 1m.

B. Phương pháp khai thác sử dụng: Để tránh nguy cơ suy thoái về mặt trữ lượng nước ngầm, việc khai thác nước ngầm phải tuân thủ giới hạn về khoảng cách, mục khai thác.

C. Phương pháp trám lấp giếng: Để tránh nguy cơ suy thoái về mặt trữ lượng nước ngầm, việc khai thác nước ngầm phải tuân thủ giới hạn về lưu lượng, thời gian khai thác.

D. Phương pháp khai thác sử dụng: Đối với giếng không còn sử dụng, bắt buộc ta phải trám lấp tránh gây ô nhiễm nước ngầm bằng cách đổ từ từ đất sét tự nhiên với khoảng cách 1m.

Câu 10. Việc làm nào sau đây không góp phần bảo vệ nguồn nước?

A.  Không nên sử dụng bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác

B.  Không rửa xe, sân hè bằng vòi phun nước

C.  Tiết kiệm nước trong phòng tắm, khi nấu ăn, khi đánh răng, cạo râu, khi giặt quần áo

D. Tăng cường tưới cây, cỏ để cây giúp giữ nước

3. Giáo viên tổng trung bình tất cả điểm dự án của các nhóm

- Công thức tính:

(Điểm trung bình các nhóm đánh giá + Điểm GV đánh giá)/2;

- Điểm đạt được dưới 5.0 chứng tỏ nhóm học sinh chưa đạt về khả năng tiếp thu kiến thức

- Điểm đạt được từ 5.0 →6.4 chứng tỏ nhóm học sinh đạt loại trung bình về khả năng tiếp thu kiến thức

- Điểm đạt được từ 6.5 →7.9 chứng tỏ nhóm học sinh đạt loại khá về khả năng tiếp thu kiến thức

- Điểm đạt được từ 8.0 →10 chứng tỏ nhóm học sinh đạt loại tốt về khả năng tiếp thu kiến thức

BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC NHÓM

Nhóm được đánh giá

Các nhóm thực hiện đánh giá

Giáo viên đánh giá

Điểm đạt được

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Nhóm 6

Nhóm 7

Nhóm 1

 

9

9

8

9

7

7

8

8.1

Nhóm 2

9

 

9

9

9

8

8

9

8.7

Nhóm 3

8

8

 

7

7

8

8

8.5

7.8

Nhóm 4

9

8

8

 

9

9

7

8

8.3

Nhóm 5

8

9

9

9

 

9

8

8

8.6

Nhóm 6

8

9

7

8

7

 

9

9

8.1

Nhóm 7

9

8

7

8

9

8

 

8.5

8.2

VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

1. SẢN PHẨM NHÓM 1

2. SẢN PHẨM NHÓM 2

3. SẢN PHẨM NHÓM 3

4. SẢN PHẨM NHÓM 4

5. SẢN PHẨM NHÓM 5

                                                                

Đăng nhận xét

0 Nhận xét