SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN HÓA HỌC : ‘Đổi mới cách trình bày bài báo cáo thực hành hóa học theo hướng phát triển năng lực học sinh’

 

I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Trước bối cảnh đó, tôi đề xuất phương pháp kiểm tra đánh giá giờ  thực hành hóa học dưới hình thức làm bài báo cáo thí nghiệm như những poster thay bài báo cáo truyền thống. Để làm một poster hoàn chỉnh và ưng ý, các em học sinh cần phải trang bị cho mình rất nhiều những kĩ năng cần thiết, từ việc khai thác và tổng hợp thông tin, thể hiện ý tưởng, cho đến bố cục, tương quan màu sắc và đặc biệt là óc thẩm mỹ và sức sáng tạo không ngừng. Báo cáo thí nghiệm hình thức này học sinh sẽ phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực cộng tác, năng lực thuyết phục và trí tuệ cảm xúc.

Với mong muốn giờ thực hành hóa học phải phát huy được tính tích cực, tự lực của tất cả học sinh trong lớp, khắc phục tình trạng sao chép toàn bộ bài báo cáo thực hành hóa học, học sinh cá biệt làm việc riêng trong giờ thực hành, nhiều học sinh hưởng lợi từ một em trong nhóm, ... tôi tìm tòi nghiên cứu các tài liệu, giải pháp khắc phục, hướng đổi mới trong giờ thực hành hóa học nhưng rất ít đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, tối đề xuất biện pháp ” Đổi mới cách trình bày bài báo cáo thực hành hóa học theo hướng phát triển năng lực học sinh”

II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP

Bộ môn hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức lí thuyết hóa học của người học sẽ được củng cố, đúc kết ra từ các thí nghiệm thực tiễn, giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách biện chứng, tránh tình trạng học thuộc, máy móc. Vì vậy, tiết thực hành hóa học là tiết học không thể thiếu trong chương trình bộ môn hóa học nói chung, bài báo cáo thực hành lại càng không thể thiếu để kiểm tra đánh giá học sinh sau mỗi tiết thực hành. Vì báo cáo thực hành hóa học là công trình kết quả thực hành hóa học, nó thể hiện toàn bộ những gì tiếp thu và đạt được của người viết hoặc một tập thể. Với định hướng phát triển năng lực học sinh như hiện nay, việc trình bày bài báo cáo thực hành hóa học như những poster là một sản phẩm học tập không thể thiếu. Poster là một ấn phẩm kích thước lớn có tính cách vừa thông tin, vừa nghệ thuật, được thiết kế qua các thủ pháp tạo hình mang tính thẩm mỹ cao nhằm mục đích truyền đạt đến người xem bằng thị giác thông tin chính về một sản phẩm, một sự kiện hay một vấn đề. Đề tài poster có thể là quảng cáo, thông tin, tuyên truyền hay cổ động.

Quy trình áp dụng biện pháp đổi mới cách trình bày một bài báo cáo thí nghiệm hóa học trước mỗi tiết thực hành hóa học như sau:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh ở tiết học trước

-         Chia lớp thành các nhóm thực hành tùy điều kiện từng trường.

-         Đọc kĩ nội dung bài thực hành hóa học.

-   Mỗi nhóm làm một bài báo cáo thực hành kèm hình ảnh minh họa, hoạt động của nhóm như những poster sinh động. Bài báo cáo này thực hiện trên giấy cứng, không giới hạn số tờ, đầy đủ nội dung: nhóm, tên thành viên của nhóm, tên bài thực hành hóa học, hình ảnh kết quả thí nghiệm, hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.

-     Cho phép 1 học sinh trong 1 nhóm dùng điện thoại có chế độ chụp liên tục để không bỏ lỡ hiện tượng, kết quả thí nghiệm.

-     Mỗi nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chia nhau ra làm, chụp nhiều ảnh để chọn lọc.

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm

Cho học sinh làm thí nghiệm trên lớp. Đưa các chỉ dẫn nhằm trợ giúp, tư vấn cho hoạt động của học sinh trong quá trình làm thí nghiệm.

Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm

Học sinh nộp sản phẩm sau 1 tuần. Khi trả bài cũ, giáo viên gọi học sinh bất kì, học sinh đó cầm bài báo cáo của nhóm mình trình bày và trả lời câu hỏi của giáo viên

Bước 4: Nhận xét, uốn nắn, chỉnh sửa và đánh giá bài báo cáo thực hành hóa học

III.           KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP

3.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc đổi mới cách trình bày một bài báo cáo thực hành hóa học. Do khuôn khổ biện pháp đồng thời để việc nghiên cứu dc chuyên sâu hơn, tôi xin phép giới hạn nghiên cứu biện pháp dạy một bài thực hành thuộc chương trình hóa học 11 trung học phổ thông. Tôi chọn bài 14: Bài thực hành số 2: “ Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho”, từ đó đưa ra kết luận về hiệu quả, tính khả thi của việc áp dụng cách trình bày một bài báo cáo thực hành hóa học như poster sinh động trong dạy học Hóa học.

 - Để thực nghiệm sư phạm, trong quá trình giảng dạy tôi chọn 1 lớp: 11B11 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó bài 6: Bài thực hành số 1: “ Tính axit-bazo. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li” là bài đối chứng và bài 14: Bài thực hành số 2: “ Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho” là bài thực nghiệm của chính lớp 11B11, trình độ của học sinh lớp 11B11 ở mức trung bình khá, có khoảng 10/39 em rất lười học.

3.2. Thu thập và phân tích kết quả thực nghiệm

Chiều thứ 3 tiết 2 ngày 17/11/2020, tôi tiến hành thực nghiệm với lớp 11B11. Tôi chia lớp làm 4 nhóm theo 4 tổ. Sau khi thực nghiệm một tuần, kết quả thu được tôi lập bảng 3.1:

 

Bảng 3.1: Kết quả trình bày bài báo cáo giữa thực nghiệm và đối chứng

Tổ 1. 
- Nhóm đối chứng
- Nhóm thực nghiệm


TỔ 2
- Nhóm đối chứng


- Nhóm thực nghiệm

TỔ 3
- Nhóm đối chứng




- Nhóm thực nghiệm





TỔ 4
- Nhóm đối chứng





- Nhóm thực nghiệm


Qua hình ảnh so sánh của bảng 3.1 ta thấy ở bài báo cáo đối chứng các em chỉ việc ghi chép thông tin, chỉ phát huy năng lực trực quan, năng lực tái hiện, không tham gia thực hành các em vẫn có thể ghi được, hoặc sao chép được hiện tượng từ nhóm khác, năng lực làm việc nhóm không hiệu quả. Ở bài báo cáo thực nghiệm, các em phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực tìm tòi, năng lực hoạt động nhóm, phát huy được phẩm chất trung thực, chăm học, quý trọng công sức lao động.... Khi trình bày bài báo cáo này, các em học sinh cảm nhận rằng các bạn nhận nhiệm vụ, mỗi người một việc, im lặng nghiêm túc làm việc, lên ý tưởng thiết kế bài báo cáo và phân công nhau làm, kể cả các bạn học yếu cũng đã chịu hợp tác, tìm tòi và giải quyết vấn đề với nhóm. Từ đó, các em học sinh cảm thấy yêu thích học Hóa hơn, kiến thức được khắc sâu và hiểu biết thêm một số kĩ năng thực hành.

IV.            KẾT LUẬN

Học sinh chúng ta sẽ có thể sáng tạo và tự tin hết nấc nếu được thầy cô khuyến khích. Thực vậy, khi áp dụng biện pháp đổi mới cách trình bày bài báo cáo thực hành như những poster sinh động, chúng ta mới chứng kiến được năng lực và phẩm chất của các em, biện pháp này rất hiệu quả trong việc phát huy tối đa năng lực và phẩm chất toàn diện của học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường, địa phương. Biện pháp này còn có thể nhân rộng vào các tiết học STEM, các tiết học hoạt động trải nghiệm.. .Mỗi người giáo viên chúng ta cứ mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, từ đó càng ngày năng lực của các em sẽ càng được chắp cánh bay cao bay xa hơn nữa, giúp cho mỗi em học sinh kể cả học sinh yếu ngày càng yêu thích môn Hóa hơn.


 

PHỤ LỤC

PHIẾU CẢM NHẬN CỦA CÁC EM HỌC SINH 






 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét