SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN HÓA HỌC: “Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học ở trường THPT Trường Chinh”

 




PHẦN I

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời kỳ công nghiệp phát triển, việc khai thác các nguồn tài nguyên quá mức, nạn phá rừng, làm suy thoái thổ nhưỡng, gây ra những tai hại và tổn thất lớn cho con người. Trong thông điệp kỷ niệm ngày môi trường thế giới, giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme- UNEP) nêu: “Hạnh phúc và mọi hy vọng của các dân tộc trên thế giới sẽ không có, nếu môi trường và các hệ sinh thái trên trái đất chưa được đảm bảo an toàn”.

Vấn đề môi trường và những ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống loài người hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại. Đây là vấn đề đa dạng, ngày càng trầm trọng và rất khó giải quyết, một phần cũng do ý thức của con người chưa cao và hiểu biết của đa số người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Vì thế, việc đưa giáo dục môi trường vào trong giảng dạy ở trường phổ thông là cần thiết và đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục ngày nay.

Trong giáo dục môi trường (GDMT), vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) nói chung, bảo vệ thiên thiên nói riêng, trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi quốc gia. Nhưng có bảo vệ được môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay không thì còn phụ thuộc vào ý thức của con người.

Ở nước ta, giáo dục môi trường trong hệ thống các trường cũng đã bước đầu được thực hiện, chủ yếu theo phương thức tích hợp, lồng ghép, liên hệ. Bộ GD-ĐT được phép của chính phủ đã thực hiện nhiều dự án của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), trong đó có 2 dự án về “Giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường phổ thông” (VIE/95/041 và VIE/98/018).

Ngày 07/8/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH về việc tích hợp nội dung GDBVMT vào các môn học cấp THCS và THPT. Những môn học thực hiện tích hợp GDBVMT ở bậc THPT bao gồm các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ. Riêng trong nội dung chương trình hóa học THPT được cụ thể hóa thành một bài học ở lớp 12. Tuy với thời lượng không nhiều nhưng nó đã cho thấy được sự quan tâm đến GDBVMT cũng như cho thấy được tầm quan trọng của bộ môn hóa học trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Theo quá trình nghiên cứu tài liệu, bản thân tôi nhận thấy rằng: Hóa học là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường, nó không chỉ gói gọn theo phân phối chương trình mà có thể lồng ghép thường xuyên ở nhiều bài học khác nhau xuyên suốt quá trình dạy học bộ môn.

Với những lý do tôi đã phân tích như trên, tôi quyết định chọn đề tài Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học ở trường THPT Trường Chinh” với mục đích góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ môi trường, hình thành và nâng cao ý thức của hc sinh cũng như mọi người xung quanh trong việc bảo vệ môi trường.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN  CỨU

Nghiên cứu để phục vụ cho việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường của môn hóa học trong toàn cấp học trung học phổ thông. Nghiên cứu để phục vụ cho các thế hệ học sinh mai sau khi rời ghế nhà trường, là những công dân mới sẽ và đã giữ gìn bảo vệ môi trường. Góp phần cùng giáo dục mọi người xung quanh thấy được bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết  nhất hiện nay.

Nghiên cứu để phân tích, đánh giá các yếu tố, các chỉ số có liên quan tác động. Trên có sở đó rút ra các kết luận cần thiết nhất.

Nghiên cứu để làm rõ nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt là gắn giáo dục với bảo vệ môi trường khi còn trong lứa tuổi học sinh.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU          

3.1. Đối tượng nghiên cứu: về các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường, phương pháp lồng ghép tích hợp nội dung cụ thể từng bài vào những nội dung từng yếu tố tác động môi trường. Thể hiện tính chính xác khoa học, mang tính giáo dục cao. Hiện tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến sự ô nhiễm: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí. Tác hại của vấn đề ô nhiễm này.

3.2. Khách thể nghiên cứu: liên quan đến từng bài cụ thể như: mưa axit, tác hại của nước biển dâng cao, rò rỉ phóng xạ, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính…

IV. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

Trên cơ sở hiện tượng đặt ra cho nhân loại những ảnh hưởng không lường về tác hại đến môi trường, dự đoán những mối nguy hại mà chúng ta có thể ngăn ngừa trước được.


V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Xây dựng trên cơ sở mục đích xác định là tích hợp giáo dục môi trường ở từng nội dung cụ thể, nhưng phải đánh giá phân tích các tác nhân, chỉ số ảnh hưởng như thế nào. Trên cơ sở đó làm rõ: cơ sở lý luận, nghiên cứu thực tiễn và các giải pháp thực hiện cho đề tài nghiên cứu.

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  

Chủ yếu sử dụng các phương pháp như sau:

- Phương pháp quan sát trực quan.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp ý kiến của học sinh.

- Phương pháp điều tra: phát phiếu điều tra cho học sinh để đánh giá.

VII. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu để giảng dạy tích hợp môi trường được thực hiện trong toàn bộ chương trình sách giáo khoa mới của cấp trung học phổ thông.

Nghiên cứu về các bài có liên quan đến giáo dục môi trường gắn với thực tiễn, phù hợp với chuyên môn, với yêu cầu từng bài cụ thể.

VIII. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Đề tài này được chia làm bốn phần:

A. Cơ sở lý luận và thực tiễn

B. Thực trạng của đề tài nghiên cứu

C. Biện pháp, phương pháp trong quá trình nêu và giải quyết vấn đề.

D. Kết luận và kiến nghị

  

PHẦN II: NỘI DUNG

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông

Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường. Nhưng có thể nói, giáo dục môi trường không nhất thiết là một môn học chứa đựng các hệ thống khái niệm khoa học, giáo dục môi trường mang đặc trưng của một chương trình hành động.          Trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua các môn học ở nhà trường thì có thể hiểu giáo dục môi trường “là quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra cho tương lai”.

1.1.2. Mục đích của giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Khi có nhận thức tốt, con người sẽ có ý thức tốt. Và khi có ý thức tốt, con người sẽ cân nhắc các hành động liên quan đến môi trường. Việc giáo dục môi trường có th thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giảng dạy về môi trường ở các trường học, nhất là trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Giáo dục môi trường nhằm giúp học sinh có được:

a. Các kiến thức:

- Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái.

- Môi trường và các thành tố (địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan  thiên nhiên, các nguồn tài nguyên, dân số, hoạt động kinh tế, xã hội của con người…)

- Môi trường và phát trin, bảo vệ và bảo tồn, tăng trưởng và suy thoái, chi phí và lợi ích thu được.

- Sự phụ thuộc lẫn nhau, tư duy một cách toàn cầu và hành động một cách cục bộ…

- Các chủ trương, chính sách về môi trường của Đảng và Nhà nước, luật Bảo vệ môi trường…

 

b. Hình thành các kỹ năng:

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng tư duy

- Kỹ năng nghiên cứu

- Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kỹ năng cá nhân và xã hội

- Kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin…

c. Thái độ và hành vi:

- Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sống của các sinh vật.

- Biết khoan dung và cởi mở.

- Tôn trọng, niềm tin và quan đim của người khác.

- Biết tôn trọng những luận đim và luận cứ đúng đắn.

- Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng về môi trường.

- Có mong muốn tham gia vào việc giải quyết môi trường, các hoạt động cải thiện môi trường.

Như vậy, giáo dục môi trường nhằm mục đích cuối cùng là trang bị cho người học:

- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát trin bền vững của trái đất.

- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng môi trường.

- Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý đối với môi trường và xã hội.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Ngày nay ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) đang là vấn đề báo động của toàn th nhân loại, dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm ảnh hưởng đến sự sống sự sinh tồn của con người và nhiều loại động thực vật trên trái đất. 

Trong tình hình hiện nay đổi mới phương pháp dạy học hoá học đã và đang thực sự mang lại kết quả cao trong mỗi giờ học. Việc đổi mới phương pháp đồng thời giáo dục môi trường cho học sinh cũng là điều rất cần thiết.

Thực tế giảng dạy cho thấy rằng, môn hoá học trong trường phổ thông là một môn có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Nếu mỗi giáo viên có cách thức, phương pháp phù hợp, biết liên hệ thực tiễn đưa các vấn đề về môi trường vào bài học sẽ góp một phần trong việc nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường của học sinh.

Thông qua quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy đồng thời vận dụng một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến môi trường vào trong bài học. Với mục đích góp phần làm cho học sinh hóa học dễ hiu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học, đồng thời, qua đó giúp học sinh có cách nhìn nhận đúng về môi trường và có tác động vào môi trường đúng đắn hơn đ môi trường luôn xanh, sạch, đẹp.

 

B. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. THỰC TRẠNG

2.1.1. Về phía giáo viên

Qua tìm hiểu ý kiến, nhận xét của giáo viên quanh vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh THPT, tham khảo ý kiến giáo viên về phương pháp và hình thức thực hiện dạy học tiết học có lồng ghép nội dung GDMT cũng như thu thập những kiến nghị của giáo viên để việc thực hiện GDMT được hiệu quả hơn, tôi thấy rằng:

- Đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế là do một trong các lý do sau:

+ Không căn chính xác thời gian các phần.

+ Phần liên hệ thường bị xem là phần phụ. Phần chính là các phản ứng và các bài tập tính toán liên quan.

+ Thường ở thông tin này giáo viên bỏ qua vấn đề ô nhiễm môi trường hoặc chưa có kiến thức thực tế sinh động nên học sinh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường.

+ Thông thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK. Với bài học như vậy, học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán vì học sinh hiện nay có rất ít kiến thức thực tế, SGK nói những gì thì học sinh biết điều đó hoặc giáo viên phải cung cấp thông tin. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao.

- Từ những lý do đó mà giáo viên chưa nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Vậy chúng ta cần phải tìm ra biện pháp đ khắc phục vấn đề này.

2.1.2. Về phía học sinh

- Học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường.

- Bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi, bẻ cây, bẻ cành, giẫm đạp lên cỏ, viết vẽ bậy lên bàn ghế, tường,  không tiết kiệm điện, và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường...

- Hiện nay phần lớn số học sinh trường THPT Trường Chinh còn yếu kỹ năng thu nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ thực tế làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học. Vì vậy, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh là chưa cao.

2.2. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên là

- Các em chưa tìm thấy hứng thú trong quá trình học.

- Các em thấy khó, chán nản và có tư tưởng ỉ lại.

- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn.

- Các em chưa cảm nhận được sự nguy hại của ô nhiễm môi trường, chưa thấy được vai trò của bản thân trong sự nghiệp chung của toàn nhân loại.

Ngoài ra, một lý do không kém phần quan trọng là một số giáo viên chưa đầu tư nhiều vào nội dung này nên làm dẫn đến tiết dạy chưa được sinh động và không lôi cuốn học sinh.

C. BIỆN PHÁP, PHƯƠNG PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH

NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Tích hợp với hoạt động dạy học trên lớp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với các kiến thức giáo dục môi trường làm cho chúng hòa quyện vào nhau thành một th thống nhất.

2. Trin khai bằng hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

- Dự án: nhóm học sinh thử thiết lập một dự án có nội dung môi trường và thực hiện dự án đó dưới sự định hướng của giáo viên bộ môn. Ưu đim của phương pháp này là tạo cho học sinh thói quen đặt mình vào vị trí của những người luôn quan tâm và có hành động hợp lý với môi trường, mang lại sự thay đổi trong môi trường ở địa phương hay trường học. Phương pháp này khá hiệu quả. Nó đem lại rất nhiều kĩ năng cho học sinh.

- Ngoại khóa: sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, tổ chức tham quan, cắm trại, chơi trò chơi có nội dung giáo dục môi trường.

- Nghiên cứu tình huống: nghiên cứu tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó những thành tố chính của một tình huống nghiên cứu được trình bày cho học sinh với mục đích minh họa hoặc tạo kinh nghiệm giải quyết vấn đề.

3.2. CÁC BIỆN PHÁP TỔ  CHỨC THỰC HIỆN

3.2.1. Biện pháp

Giáo dục môi trường cho học sinh trong giảng dạy môn hoá học có thể thông qua nhiều cách thức khác nhau. Giáo viên có thể thực hiện các phương pháp:

- Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường thay cho lời mở bài để kích thích trí tò mò khoa học, giúp học sinh tìm tòi kiến thức trong bài để giải thích các hiện tượng trên và từ kiến thức của bài học học sinh vận dụng trở lại vào thực tế cuộc sống để hạn chế những tác động của bản thân làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường thay cho lời kết bài để củng cố khắc sâu kiến thức đồng thời hình thành ý thức tích cực, tính tự giác trong việc bảo vệ môi trường.

- Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường qua các phương trình hoá học cụ thể, làm tăng thêm tính khoa học và thực tiễn cho học sinh, gây hứng thú học tập tốt hơn và dễ dàng khắc sâu ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

- Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường xung quanh hằng ngày qua các buổi thí nghiệm. Từ đó giúp các em trực tiếp biết cách xử lí chất thải như thế nào để không ảnh hưởng đến môi trường.

- Lấy ví dụ cụ thể về các hiện tượng thực tiễn trong các buổi hoạt động ngoại khoá để giúp học sinh củng cố lại bài đồng thời thực hành bảo vệ môi trường ngay trong buổi ngoại khoá.

3.2.2. Các vấn đề môi trường cần đưa vào giảng dạy

1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu

- Hiệu ứng nhà kính: có thể tạm giải thích ngắn gọn là hiện tượng trái đất nóng dần lên.

Vấn đề này có th hiểu như sau:

+ Nguyên nhân: nhiệt độ trung bình của trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của trái đất vào vũ trụ. Ánh sáng từ mặt trời là bức xạ có bước sóng ngắn, dễ dàng xuyên qua lớp CO2 và hơi nước vào trái đất; bức xạ từ trái đất vào vũ trụ là bức xạ có bước sóng dài, không thể xuyên qua lớp CO2 và hơi nước vào vũ trụ, kết quả là lượng nhiệt giữ lại và phân tán bên trong tầng đối lưu (bề mặt trái đất) ngày càng cao làm trái đất nóng dần lên. Lớp CO2 càng dày thì lượng nhiệt giữ lại càng lớn.

 

 



Khi hàm lượng CO2 bình thường                       Khi hàm lượng CO2 lớn hơn bình thường

 

+ Tác hại: biến đổi khí hậu, hạn hán, băng tan, …

+ Giải pháp: hạn chế tối đa khí thải nhà máy, khí thải sinh hoạt, xe cơ giới, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt…

- Lỗ thủng tầng ozon: việc sử dụng các chất dẫn xuất halogen đin hình là khí sinh hàn (CFC) gây mỏng dần tầng ozon dẫn đến tạo một lỗ thủng được phát hiện đầu tiên ở Nam Cực. Năm 2007, lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực đã lên đến 27 triệu km2, gấp 2,7 lần năm 2005.

+ Nguyên nhân: các khí thải độc hại CO2, NOx, SO2, CFC... do con người thải ra trong sinh hoạt và sản xuất.

+ Tác hại: sẽ tạo điều kiện cho các bức xạ cực tím đến mặt đất nhiều hơn. Cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím đang được nghi ngờ chính là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học, thí dụ như gia tăng các khối u ác tính, tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của bin.

+ Giải pháp: hạn chế sử dụng và sản xuất CFC, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, xử lí ô nhiễm trong từng nhà máy, từng khu công nghiệp, xây dựng nhà máy xử lí khí thải công nghiệp và sinh hoạt. Đặc biệt, phải tuyên truyền cho mọi người thấy được là bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính họ. Thông qua việc giảng dạy, cung cấp cho học sinh những thông tin về chiến dịch phục hồi tầng ozon đang được phát động trên toàn thế giới đ học sinh có động lực nghiên cứu, bổ sung tri thức và nâng cao ý thức trách nhiệm với môi trường.

2. Các nguồn năng lượng

Các nguồn năng lượng chính trong tự nhiên gồm: nhiệt năng, cơ năng, năng lượng hạt nhân, quang năng, điện năng.

Việc sử dụng năng lượng đ phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống con người đã tạo ra các chất thải ở nhiều dạng khác nhau gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống ở nhiều mặt khác nhau.

Nên giáo dục tinh thần tìm tòi nghiên cứu đ sử dụng năng lượng sạch, góp phần cải thiện dần vấn đề ô nhiễm môi trường.

3. Tài nguyên thiên nhiên

- Phát hiện sớm và dập tắt tư tưởng tài nguyên thiên nhiên là vô tận.

- Xây dựng ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng.

- Củng cố tài nguyên đất, tài nguyên nước. Cải thiện tình trạng của các nguồn tài nguyên hiện nay.

- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, luôn tìm nguồn tài nguyên mới thay thế.

4. Ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người

- Cung cấp thông tin về các loại độc chất hóa học và ảnh hưởng của độc chất đến sức khỏe con người.

- Cung cấp những ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người và cách phòng tránh.

- Cung cấp cho học sinh những cách xử lý khi bị nhiễm độc.

- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, không đhóa chất thoát ra ngoài môi trường mà chưa được xử lí.

- Gợi ý những giải pháp xử lý ô nhiễm.

Cụ th:

NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

CẦN LỒNG GHÉP TRONG MỘT SỐ BÀI GIẢNG HÓA HỌC

Khối

Tên bài

Nội dung lồng ghép

 

Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị

-Ý thức được ích lợi và ảnh hưởng xấu của tia phóng xạ đối với môi trường sống

- Bảo vệ phóng xạ: Tia phóng xạ gây đột biến gen nên gây bệnh ung thư cho người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người và động vật, thực vật.

- Đề phòng hiểm họa rò rỉ của các nhà máy điện hạt nhân

 

Phản ứng oxi hóa – khử

Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, sản xuất hóa học gây sự ô nhiễm không khí, môi trường đất, nước.

- Nhận biết được nguồn gây ô nhiễm, chất thải gây ô nhiễm

- Đề xuất biện pháp xử lí chất thải trên cơ sở tính chất lí, hóa học của chúng.

10

Clo

- Lồng ghép độc chất đối với cơ th người vào phần tính chất hóa học, ảnh hưởng của clo với môi trường khí quyễn.

- Đưa ví dụ về ảnh hưởng của clo gây ô nhiễm môi trường khi Đức sử dụng clo trong chiến tranh.

- Hướng dẫn cách xử lý khí clo thoát ra trong điều chế ở phòng thí nghiệm (phần điều chế).

- Xử lý nước thải chứa clo trong công nghiệp dệt, công nghiệp giấy.

Hidro clorua –

axit clohidric

- Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào phần tính chất hóa học (về việc phá hủy các thiết bị, công trình công cộng, ô nhiễm môi trường do dư lượng HCl trong nước thải các nhà máy tái chế nhựa, giấy…….)Và lồng ghép hướng giải quyết hiện nay.

Hợp chất chứa ôxi của clo

- Tác hại của hợp chất có ôxi của clo đối với sức khỏe (lồng vào phần tính chất hóa học), ảnh hưởng đến nguồn nước khi sử dụng liều lượng không phù hợp (phần ứng dụng), cách sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hợp lý và hiệu quả (phần ứng dụng)

Ôxi Ozon

 

- Vai trò của ôxi trong không khí và đối với sức khỏe con người (lồng vào phần mở đầu bài giảng). Lợi ích của việc trồng rừng (phần ứng dụng).

- Vai trò của ôxi trong môi trường nước.

- Những tính chất quan trọng của ozon có lợi cho môi trường (lồng vào phần hóa tính). Sự suy giảm tầng ozon, sự lên tiếng của toàn thế giới về lỗ thủng tầng ozon và giải pháp. Những ưu đim của việc sử dụng ozon đ khử độc thực phẩm (lồng vào phần trạng thái tự nhiên và ứng dụng)

Lưu huỳnh

 

 

- Sự lạm dụng dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu, chất diệt nấm trong nông nghiệp...không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn gây hại cho người sử dụng.

- Tăng cường sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ thân thiện với môi trường.

Hiđrô sunfua

- Ô nhiễm không khí, gây độc cho cơ th người (lồng vào tính chất vật lý, tính chất hóa học).

- Ô nhiễm nguồn nước, nhất là các vùng ở gần nghĩa trang. Nâng cao ý thức công dân trong việc chôn cất, tuyên truyền cho việc hỏa thiêu.

 

SO2 - SO3

 

- SO2 gây ô nhiễm không khí, gây viêm đường hô hấp (phần tính chất vật lí), gây hiệu ứng nhà kính, mưa axit (Lồng vào phần tính chất hóa học, bổ sung phần tác hại của mưa axít)

- Hạn chế việc tẩy trắng giấy không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm và gây ô nhiễm môi trường nhưng không tăng giá trị sử dụng tờ giấy.

H2SO4

- Việc sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ gây thoái hóa đất.

- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, sợi hóa học, chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm... đ góp phần bảo vệ môi trường (ứng dụng).

11

Sự điện li

- Vai trò của nước trong đời sống

- Ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Amoniac và muối amoni

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người (lồng vào tính chất vật lý). Sự ô nhiễm không khí trong quá trình sử dụng ammoniac trong thiết bị làm lạnh và muối amoni trong sản xuất phân bón (lồng vào ứng dụng).

Photpho

- Độc tính (lồng vào phần tính chất vật lý). Kẽm photphua làm thuốc chuột, cơ chế và tác hại với người (phần tính chất hóa học)

H3PO4

- Không lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

Phân bón hóa học

- Độ pH của môi trường do phân tạo thành đ chọn lựa phân phù hợp với đất (phần tính chất mỗi loại phân). Ảnh hưởng đến môi trường và con người khi lượng phân bón dư so với nhu cầu (phần ứng dụng)

Cacbon

- Hạn chế sử dụng nguyên liệu hóa thạch, tìm nguồn nguyên liệu sạch thay thế.

- Sử dụng than hợp lí, cần bổ sung đủ ôxi đ phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn, không tạo CO, đốt ở nơi thoáng khí đ các khí độc nhanh chóng được khuếch tán.

Hợp chất của cacbon

- Khí thải động cơ. Hiệu ứng nhà kính

Ankan

- Phương pháp khí sinh học, tận dụng khí từ rác thải đ tạo năng lượng (Phản ứng cháy trong tính chất hóa học). CFC làm thủng tầng ozon (Phản ứng thế)

- Ngộ độc khí mêtan trong hầm mỏ hay giếng nước lâu ngày không dùng và biện pháp phòng tránh.

Anken

- Túi nilon: thời gian phân hủy. Phân tích lợi và hại của việc sử dụng túi nilon, dép xốp, hộp xốp. (Phần phản ứng trùng hợp trong tính chất hóa học và phần ứng dụng)

Nguồn hidrocacbon thiên nhiên

- Là nhiên liệu trong công nghiệp và đ đun nấu trong gia đình. Ý thức sử dụng tiết kiệm nhiên liệu.

Ancol

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Giới thiệu về xăng sinh học E5 (Liên hệ ở nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi) và xăng E 10, E20, E25 ở các nước.

- Giới thiệu về đất nước sản xuất cồn nhiên liệu (nguyên liệu sạch) lớn nhất thế giới là Braxin.

Andehit

 

- Ô nhiễm môi trường trong nhà, văn phòng, ảnh hưởng đến hô hấp, da…..Tác hại của andehit trong vải áo quần. Tác hại của axeton trong mỹ phẩm.

12

Saccaro zơ. Tinh bột.

Xenlulo zơ

- Bảo quản đường, ngũ cốc hợp lí, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Sử dụng bảo quản đồ dùng bằng tre, gỗ.

- Biết trồng và chăm bón cây xanh, sử dụng cây xanh hợp lí.

- Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng.

Amin.

Amino axit

Peptit và protein

- Thành phần, tính chất của một số chất trong môi trường tự nhiên. Thí dụ trong thuốc lá có nicotin rất độc, trong cá mè có nhiều trimetylamin có mùi tanh

- Thành phần, tính chất của protein – Một chất là thành phần chính trong cơ thể người, động vật.

Đại cương về polime- vật liệu polime

-Có ý thức thu gom phế liệu rác thải từ các đồ vật làm bằng polime.

- Đề xuất biện pháp xử lí rác thải làm bằng vật liệu polime nói chung.

Sự ăn mòn kim loại - điều chế kim loại.

Có ý thức sử dụng và bảo quản hợp lí, hiệu quả đồ dùng bằng kim loại một cách khoa học

- Sử dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường

- Đề xuất biện pháp xử lí phế liệu kim loại, góp phần bảo vệ môi trường.

- Nhận biết được tác động tới môi trường do điện phân, mạ điện, điều chế kim loại.

 

3.2.3. Trích giáo án minh họa

Do thời gian có giới hạn nên tôi chỉ xin được trình bày một số giáo án có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường hoặc một phần nội dung trong giáo án có liên quan đến nội dung giáo dục môi trường.

 

Bài 32 -Tiết 55: Hoá lớp 10

HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIÔXÍT

LƯU HUỲNH TRI ÔXÍT (tiết 2)

A. Chuẩn kiến thức kĩ năng

Kiến thức

- Biết được: SO2 là một oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.

- Hiu được tính chất hoá học của  SO2 (vừa  có tính oxi hoá vừa có tính khử).

Kĩ năng

- Dự đoán, kim tra, kết luận được về tính chất hoá học của SO2, SO3.

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của SO2,  SO3.

- Phân biệt H2S, SO2  với khí khác đã biết.

Phát triển năng lực

- năng lực tư duy

- năng lực trình bày.

- năng lực làm việc và thảo luận nhóm.

B. Trọng tâm

Tính chất hoá học của SO2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử, là một ôxít axít.

C. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức, đim diện:

2. Kim tra bài cũ:

     Trình bày tính chất hóa học của hiđrô sunfua, viết các phản ứng chứng minh. Gọi tên sản phẩm.

3. Vào bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cần nhớ

 

    Ôxít có thể được chia làm mấy loại? Phản ứng đặc trưng của ôxít axít.

      H2SO3 làm một axit yếu và không bền

   SO2 tác dụng với dd bazơ có th xảy ra mấy trường hợp? Dựa vào đâu đ xác định xảy ra trường hợp nào? à Dựa vào tỉ lệ số mol của các chất tham gia phản ứng.

VD: Cho 3,36 lít SO2 (đktc) tác dụng với 120 ml dd NaOH 1,5M. Tính khối lượng muối tạo thành

    Nhắc lại các số ôxi hóa có th có của lưu huỳnh. Vậy SO2 có th có tính chất hóa học gì?  

    S+4 là trạng thái oxi hóa trung gian nên SO2 vừa th hiện tính oxi hóa vừa th hiện tính khử.

    Xác định vai trò của SO2 trong các phản ứng.

Các phản ứng dùng để nhận biết SO2.

        Đây là phản ứng thuận nghịch.

(lồng ghép) SO2 có tính ôxi hóa nên nó được sử dụng làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy. Tuy nhiên, không nên lạm dụng điều này vì sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, đồng thời tăng lượng chất thải nguy hại ra môi trường nhưng không làm tăng giá trị sử dụng của sản phẩm trong những trường hợp không cần thiết. Hãy học tập người Nhật Bản về tính tiết kiệm đ thúc đẩy phát trin đất nước.

   (lồng ghép)

       * SO2 gây ô nhiễm:

- Gây ra mưa axit, làm hại cuộc sống của người, động, thực vật. Tác nhân chính gây mưa axít là SO2 và nitơ ôxít (NOx).  Đây là các sản phẩm của khí thải công nghiệp.

- Gây viêm phổi, mắt, da, phá hủy các công trình bằng đá.

Giáo viên trình chiếu một đoạn phim flash cho học sinh xem về mưa axit.

      (lồng ghép) Cần hạn chế sự sử dụng các hóa chất độc hại trong bảo quản lương thực, thực phẩm à Gây hại cho người dùng, ô nhiễm môi trường.

B. Lưu huỳnh đioxit (SO2):

II. Tính chất hóa học:

1. SO2 là một oxit axit:

    SO2 + H2O           H2SO3 (axit   sunfurơ)

   

SO2 + NaOH   à NaHSO3

                (muối axit: natri hiđrô sufit)

SO2 + 2NaOH à Na2SO3 + H2O.

             (muối trung hòa: natrisunfit)                 

2. SO2 là chất khử và là chất oxi hóa:

- tính khử:

SO2 + Br2 + 2H2O à 2HBr + H2SO4

5SO2 + 2KMnO­4 + 2H2O à K2SO4 +

                                2MnSO4+ H2SO4.

 

 

2SO2 + O2  2SO3.

- tính oxi hóa:

    SO2 + 2H2S à 3S + 2H2O

    SO2 + 2Mg à S + 2MgO

 

 

 

 

 

III. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng:

- Sản xuất axit sunfuric..

- Tẩy trắng bột giấy.

 

- Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm…

 

 

2. Điều chế:

- Trong phòng thí nghiệm: cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh:

Na2SO3 + 2HCl à NaCl + SO2 + H2O

- Trong công nghiệp: đốt cháy S, quặng sunfua: FeS2

4FeS2 +  11O2 à  2Fe2O3  +8 SO2.

2SO2 + O2  2SO3.

         

  Tiết 22  - Bài 15: Hoá lớp 11

                                                                  CAC BON

A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng:                                                

Kiến thức

  Biết được:

- Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử , các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng

Chú ý liên hệ kiến thức thực tiễn liên quan đến môi trường và đời sống để bài giảng thêm sinh động và gần gũi hơn với HS.

 Hiểu được:                 

 - Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi), tính khử ( khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.

Kĩ năng

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của C.

- Nhận thức được vai trò của con người trong bảo vệ môi trường.

B.Trọng tâm:

- Một số dạng thù hình của cacbon có tính chất vật lí khác nhau do cấu trúc tinh thể và khả năng liên kết khác nhau.

- Tính chất hóa học cơ bản của cacbon: vừa có tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và kim loại) vừa có tính khử (khử oxi, hợp chất có tính oxi hóa)

C. Phương pháp:

- Nêu vấn đề.

- Đàm thoại.

- Trực quan.

D. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

Cân bằng các phản ứng sau:

C + HNO3 à

KNO3

Cu(NO3)

3. Vào bài mới:

* Câu hỏi hoạt động

            1. Viết cấu hình và cho biết vị trí của C trong bảng hệ thống tuần hoàn.

            2. Dạng thù hình là gì? Tính chất vật lí và ứng dụng của kim cương, than chì.

            3. Tính chất hóa học cơ bản của C, so sánh với N. Viết các phản ứng hóa học chứng minh vai trò của C trong các phản ứng đó.

            4. Mùa đông thường xảy ra các vụ ngộ độc khí than. Hãy giải thích nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục.

            5. Ứng dụng của than cốc, than gỗ, than hoạt tính, than muội. Nêu ra các ví dụ cụ thể.

            6. Trạng thái tự nhiên của C.

Hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức cần nhớ

 Viết cấu hình electron của cacbon và từ đó cho biết vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn.

 

    Dạng thù hình là gì?  

Cacbon có một số dạng thù hình là kim cương, than chì, fuleren.

- trong kim cương, mỗi nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử C khác nằm trên các đỉnh của hình tứ diện đều bằng liên kết cộng hóa trị bền. Sự đều đặn của cấu trúc và sự bền của liên kết làm cho kim cương rất cứng, cứng nhất trong tất cả các chất (từ Hán-Việt: kim loại cứng, Hi Lạp: không th phá hủy)

- than chì có cấu trúc lớp. Trong mỗi lớp, mỗi nguyên tử C liên kết với 3 nguyên tử C khác (à có 1 liên kết đôi) nằm ở 3 đỉnh của một tam giác đều. Các lớp được xếp lên nhau, liên kết với nhau bằng một liên kết yếu à dễ tách rời à cấu trúc mềm à viết được (graphít:dùng đễ viết)

   Trong các dạng của C, cacbon vô định hình hoạt động hóa học tốt nhất. Trơ ở điều kiện thường.

   Dựa vào cấu hình electron, cho biết tính chất hóa học của C.

 

 

 

      Sản phẩm sinh ra có CO2, CO. (lồng ghép) Trong đó, CO rất độc: lấy ví dụ các vụ ngộ độc khí than, nhất là vào mùa đông.

     Khí CO2, CO độc như thế nào? Điều này cần cho học sinh nghiên cứu trước ở nhà. (lồng ghép) Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày hoặc giáo viên trình bày về cơ chế gây độc của CO, qua đó nâng cao ý thức tự bảo vệ của học sinh trước sự ô nhiễm CO.

     (lồng ghép) Hãy đề xuất biện pháp giảm sự nguy hại trong việc đốt than.

     Vì vậy cần phải đun ở thoáng khí đ C cháy hết, CO bị khuếch tán đi nơi khác.

   CO2 không độc nhưng gây hiệu ứng nhà kính: (lồng ghép) trồng thêm cây xanh.

    Các bon tác dụng được với hợp chất nào?

    Viết ptpứ của C + H2SO4 đặc, HNO3 đặc

    Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm và (lồng ghép) chú ý các sản phẩm sinh ra có th gây ô nhiễm vì vậy phải chuẩn bị phương án chống thoát khí độc ra môi trường. Chuẩn bị bông tẩm dung dịch kiềm, sau khi nhỏ H2SO4 đặc vào ống nghiệm thì cho nút miệng ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm

 

Tham khảo SGK và tài liệu cho biết ứng dụng của các dạng thù hình của cacbon.

     (lồng ghép) Hãy nêu vai trò của than trong nền kinh tế nước ta.

     Than là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Nó giúp cho nền kinh tế nước ta một khoản thu rất lớn.

     Ta nên lưu ý gì trong việc khai thác và sử dụng than?

     Nhưng nó không phải là nguồn vô tận. Đồng thời, sử dụng than trong công nghiệp tạo nên một lượng khí thải khổng lồ gây tác hại rất lớn đến môi trường, tầng ozon và biến đổi khí hậu. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức sử dụng tiết kiệm than cũng như các nguồn năng lượng đ tiết kiệm tài nguyên. Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch như máy nước nóng năng lượng mặt trời.

I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử:

    C (Z=6): 1s22s22p2.

    C ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2.

II. Tính chất vật lí:

1. Kim cương:

    Là chất tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Kim cương rất cứng.

 

 

 

 

2. Than chì:

    Là chất tinh th màu xám đen, có cấu trúc lớp, mềm.

 

 

* Than điều chế nhân tạo: than gỗ, than xương, than muội… gọi chung là cacbon vô định hình. Than gỗ, than xương có cấu tạo xốp nên chúng có khả năng hấp phụ mạnh.

 

III. Tính chất hóa học:

    * Cacbon có tính khử và tính oxi hóa, trong đó tính khử là đặc trưng.

1. Tính khử:

a. Tác dụng với oxi: tỏa nhiều nhiệt

C + O2 CO2

Trong điều kiện thiếu không khí thì                

C + CO2 2CO

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Tác dụng với hợp chất:

     Ở nhiệt độ cao, C có th khử được nhiều oxit, các chất oxi hóa mạnh: HNO3, H2SO4 đặc, KClO3

C + HNO3 đặc CO2 + NO2 + H2O

2. Tính oxi hóa:

a. Tác dụng với hiđro:

       C + H2 CH4.

b. Tác dụng với kim loại:

    C + Al Al4C3 (nhôm các bua)

IV. Ứng dụng:

- Kim cương làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, làm bột mài.

- Than chì được dùng làm điện cực, làm nỗi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn,làm bút chì đen.

- Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim.

- Than gỗ được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo…

- Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh được dùng trong mặt nạ phòng độc và trong công nghiệp hóa chất.

- Than muội được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy..

 

3.3. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

3.3.1. Mục tiêu:

Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, xử lý thông tin của học sinh khi lồng ghép vấn đề môi trường vào giảng dạy và học tập.

3.3.2. Đối tượng:

- Chọn học sinh lớp 11B2, 11B3  trường THPT  Trường Chinh làm đối tượng thực nghiệm.

- Chia làm 2 nhóm thực nghiệm: Lớp 11B3 (số lượng 38) và lớp 11B2 (số lượng 36)

3.3.3. Cách thức thực hiện:

Việc nhìn được thực trạng của học sinh nơi tôi công tác nên tôi đã viết sáng kiến. Tôi quyết tâm triển khai nội dung như sau:

+ Đầu tiên nêu tên đề tài nội dung nghiên cứu trước tổ nhận xét, góp ý.

+ Tiếp theo đưa đề tài đến học sinh thông qua các bài giảng, bài tập có liên quan đến nội dung trong đề tài.

+ Trong quá trình giảng dạy. Giáo viên lồng ghép vấn đề môi trường ở lớp 11B3. Còn học sinh lớp 11B2 không được lồng ghép.

+ Lồng ghép vào các tiết học có nội dung liên quan.

+ Thu nhập tất cả các ý kiến phản hồi tổng hợp rút kinh nghiệm.

+ Giáo viên tiến hành kiểm tra khảo nghiệm cả hai lớp với đề kiểm tra sau:

 

 

Sở GD-ĐT Kon Tum                         ĐỀ KIỂM TRA KHẢO NGHIỆM

    Trường THPT Trường Chinh                              Môn: Hóa học

Câu 1: Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+¸Fe3+, Cu2+, Hg2+… người ta có thể dùng:

A. H2SO4                   B. Ca(OH)2                C. Đimetylete            D. Etanol

Câu 2: Sự đốt các nhiên liệu hoá thạch trên bình diện rộng đã góp phần vào vấn đề mưa axit, đặc biệt tại châu Âu. Khí nào sau đây có vai trò chủ yếu gây nên mưa axit?

A. CH4.                 B. NH3.                             C. SO2.                             D. H2.

Câu 3: Đ đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen.

a. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây ?

A. H2S.                 B. CO2.                             C. NH3.                            D. SO2.

b. Tính hàm lượng khí đó trong không khí, coi hiệu suất phản ứng là 100% (biết hàm lượng cho phép là 0,01 mg/l).

A. 0,0250 mg/l.                                             B. 0,0253 mg/l.              

C. 0,0225 mg/l.                                             D. 0,0257 mg/l.

Câu 4: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu đ tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn đ sử dụng cho mục đích hoà bình, đó là

A. năng lượng mặt trời.                                           B. năng lượng thuỷ điện.

C. năng lượng gió.                                                    D. năng lượng hạt nhân.

Câu 5: SO2 là một trong những khí làm ô nhiễm môi trường do

A. SO2  chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.

B. SO2 là khí độc và khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và các vật liệu.

C. SO2 vừa có tính khử vừa có tính ôxi hóa.

D. SO2 là một ôxit axit.

Câu 6: Người bị cảm thường sinh ra những hợp chất sunfua (hữu cơ, vô cơ) có tính độc. Đ loại chất độc này người ta thường đánh cảm (cạo gió) bằng

A. dây bạc                      C. dây đồng                    B. dây nhôm                    D. dây sắt

Câu 7: Tầng ozon được xem là “lá chắn” bảo vệ sinh quyn. Nhưng càng ngày tầng ozon càng bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do các nguyên tử ôxi, gốc hiđroxyl, các ôxit nitơ và quan trọng là hợp chất của clo:

O3 + Cl*  ¾®  O2 + ClO*

O* + ClO* ¾®Cl*   + O2

Một nguyên tử clo có thễ phá hủy hàng ngàn phân tử ozon trước khi nguyên tử clo hòa hợp thành chất khác. Nguồn sinh ra Cl* chủ yếu là do

A. nước bin, các mỏ muối chứa nguồn NaCl lớn.

B. các nhà máy sản xuất hóa học thải ra các hợp chất chứa Clo.

C. các máy làm lạnh, nhà làm lạnh, bình chứa cháy, dung môi trong mỹ phẩm chứa halogencacbon (CCl2F2, CCl3, ...), núi lửa thải ra HCl và Cl2.

D. khí thải của các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy ...

Câu 8: Một chất có chứa nguyên tố ôxi, dùng đ làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là

A. ozon.                                                                   B. ôxi.                             

C. lưu huỳnh điôxit.                                                 D. cacbonđiôxit.

Câu 9: Một loại than đá có chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng khí SO2 do nhà máy xả vào khí quyn trong một năm là
A. 1420 tấn                      B. 1250 tấn                      C. 1530 tấn                      D. 1460 tấn

Câu 10: Một chiếc nhiệt kế bị vỡ, đ thu hồi thuỷ ngân rơi vãi tránh độc, người ta có th dùng:

A. bột than.                      B. bột sắt.                        C. bột lưu huỳnh.           D. cát.

Câu 11: Đ khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta xịt dung dịch nào sau đây vào không khí?

A. Dung dịch AgNO3 loãng.                                   B. Dung dịch NH3 loãng.

C. Dung dịch NaCl.                                                 D. Dung dịch Ca(OH)2.

Câu 12: Tại những bãi đào vàng, nước sông đã nhiễm một loại hóa chất cực độc do thợ vàng sử dùng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm chất độc này. Chất độc này cũng có trong vỏ củ sắn. Chất độc đó là:

A. Nicôtin                  B. Thủy ngân                        C. Xianua                  D. Đioxin

Câu 13: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Trong các khí dưới đây, nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là

A. N2.                               B. H2.                               C. CO2.                            D. O2.

Câu 14: Thuốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh nhưng rất độc, hiện nay người ta đã bị cấm sử dụng X không phải vì tính kháng thuốc của sâu bọ với X mà vì tính độc hại và tính chất hủy hoại môi trường của X. X là:

A. TNT                                  B. 666                        C. DDT                      D. Covac

Câu 15: Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là:

A. 3-MCPD                          B. Nicôtin                  C. Đioxin                   D. TNT

------------------------- Hết -------------------------

 

Giáo viên tiến hành chấm điểm

Phân loại: Giỏi (từ 8 - 10 điểm); Khá (từ 6,5 - 7,5 điểm); Trung bình (từ 5 - 6,5 điểm); Yếu (dưới 5 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ØKẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Sau khi tiến hành khảo nghiệm thu được kết quả theo bảng sau:

 

Lớp 11B3

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số lượng (38)

24

10

4

0

Phần trăm (%)

63,16 %

26,32 %

10,52 %

0,0 %

                                            

Lớp 11B2

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số lượng (36)

12

15

7

2

Phần trăm (%)

33,33 %

39,47 %

19,44 %

5,26 %

 

Sau khi áp dụng đề tài này vào quá trình giảng dạy tôi thấy đa số học sinh đều khắc sâu kiến thức môn học, vì vậy chất lượng học tập bộ môn của học sinh cũng được nâng lên rõ rệt. Thái độ của các em đối với bộ môn cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhiều em còn có nguyện vọng theo ngành hóa và trở thành “tín đồ” của môn học này.

Riêng với học sinh lớp 11B3 đã được hướng dẫn nên khắc sâu kiến thức và khả năng làm bài tốt hơn, kĩ năng giải bài tập nhanh, chính xác hơn. Do đó tỉ lệ % các bài giỏi khá cao hơn lớp 11B2.

 

D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Đ có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh. Đ làm được điều này, đòi hỏi mỗi thầy cô phải luôn luôn không ngừng tìm tòi, sáng tạo đ có được một tiết học sinh động, thiết thực với học trò. Trong nội dung đề tài “Giáo dục môi trường thông qua dạy học môn hóa học ở trường THPT Trường Chinh, tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có th gặp, tiếp xúc hàng ngày. Tôi hi vọng đây là vấn đề gợi mở tạo ra một quan niệm trong dạy – học hóa học.

4.2. Phạm vi áp dụng

Việc tích hợp này có th áp dụng đối với tất cả các học sinh lớp 10, 11, 12 vì nó không yêu cầu cao về trình độ học bài, khả năng tính toán.

Nó giúp cho mọi đối tượng cảm nhận được vai trò của hóa học và việc học hóa học trong nhận thức và bảo vệ môi trường. Qua đó, nó giúp cho học sinh thấy hứng thú hơn với môn học.

4.3 Kiến nghị

Khó khăn lớn nhất của giáo viên là về vấn đề thời gian. Căn cứ trên kết quả điều tra này, chúng tôi sẽ thiết kế những giáo án có chú ý đến thời gian một kỹ lưỡng nhất, không làm nặng thêm kiến thức, giảm bớt được những chi tiết phụ, nếu thành công, chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng kiến thức môi trường như một hình thức dạy tính chất của chất (Ví dụ: cho xem ảnh các tượng nhân sư bị ăn mòn, cho thông tin nước mưa có lẫn SO2, kết luận SO2 có tính chất của một ôxit axit. Sau đó viết phản ứng minh họa. Như vậy, không thay đổi nội dung chính, không mất thêm thời gian đ vừa giảng tính chất hóa học vừa cung cấp thông tin môi trường)

Cấp trên tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa được tổ chức bởi sự phối hợp của nhiều bộ môn đ truyền tải thông tin đến học sinh và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề trong chương trình khối 10, 11, 12 có liên quan đến việc giáo dục môi trường. Nhưng đó chỉ là một khía cạnh rất nhỏ của bộ môn hóa học trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Qua nghiên cứu và áp dụng cho học sinh Trường THPT Trường Chinh, tôi đã thu được hiệu quả nhất định. Vì thời gian và trình độ có hạn nên không th tránh khỏi những sai sót trong quá trình hoàn thành SKKN này, rất mong mong sự đóng góp chân thành từ các đồng nghiệp cũng như Hội đồng khoa học của trường THPT Trường Chinh và Hội đồng khoa học của Sở GD – ĐT Kon Tum đ đề tài của tôi hoàn thiện hơn.

 

                                                     Kon Tum, ngày 15  tháng 3 năm 2019

                                                                        Người viết

 

 

                                Vũ Văn Xuyên

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa hóa học 10-11-12, NXB Giáo dục, 2007

2. Sách giáo viên hóa học 10-11-12, NXB Giáo dục, 2007

3. Đặng Đình Bạch, Nguyễn Văn Hải, Hóa học môi trường, NXB Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội, 2006

4. Nguyễn Thạc Các, Từ điễn hóa học phổ thông, NXB Giáo dục, 2009

5. Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Dự án Việt - Bỉ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét