PHỤ LỤC III
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC
CO2 VÀ MÔI
TRƯỜNG |
Liên Hiệp Quốc nhận thấy rằng sự biến đổi khí hậu là do sự gia tăng lượng khí CO2 (carbon dioxide) trong bầu khí quyển. Nhiều
nhà khoa học khác cho rằng bất kỳ sự biến đổi khí hậu nào cũng có sự góp phần
của khí CO2 (carbon dioxide). Dù đúng hay sai, thì lượng khí CO2
(carbon dioxide) tồn tại trong bầu khí quyển vẫn đang ngày một tăng lên mức báo động.
Vì vậy, khoa học đang
tiến về phía trước và trong tương lai, chúng ta sẽ loại bỏ hoàn toàn khí CO2
(carbon dioxide) trong không khí để loại bỏ mối đe dọa cho toàn cầu.Chính vì
vậy mà mục tiêu của chủ đề là trang bị kiến thức về CO2 (carbon dioxide) để góp phần bảo vệ môi
trường, bảo vệ sự sống của chúng ta.
II. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo hóa học, tính
chất vật lí, tính chất hóa học của CO2
(carbon dioxide)
- Biết được trạng thái tồn tại của CO2
trong tự nhiên
- Biết được mặt có lợi và có hại của
CO2 đối với đời sống (ứng dụng và tác hại của nó khi ở nồng độ cao)
- Giaỉ thích nguyên nhân gây hiệu ứng
nhà kính của CO2 làm cho trái đất nóng lên. Nêu được số liệu minh
chứng thực trạng nồng độ CO2 hiện nay trong không khí, ảnh hưởng tốt
hay xấu đến môi trường sống ứng với nồng độ trên.
- Nêu được khái niệm chu trình vật chất và trình
bày được chu trình sinh địa hoá của cacbon nhằm nói lên
việc nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm
nhiều thiên tai trên Trái đất.
- Trình bày được vai trò của quang
hợp ở cây xanh nhằm cân bằng nồng độ CO2 trong không khí.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân
trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Điều này có
ảnh hưởng gì đến việc làm thay đổi nồng độ CO2 trong môi trường
trong giới hạn cho phép hay không?
1.2. Kỹ năng :
- Viết được công thức electron, công
thức cấu tạo của CO2
- Viết các PTHH minh họa tính chất,
điều chế CO2
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức từ hình vẽ.
- Phân tích tìm ra ảnh hưởng của CO2
đến môi trường
- Tham gia các hoạt động phù hợp với khả
năng của bản thân để góp phần vào việc bảo vệ môi trường
- Truy cập Internet
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác,
lập kế hoạch, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
trong dự án:
+ Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực,
trình bày suy nghĩ/ý tưởng về các vấn đề cấp thiết của nhân loại.
+ Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin
để thấy được tính cấp thiết của vấn đề ô
nhiễm môi trường do ảnh hưởng của CO2
+ Làm chủ bản thân: Quản lí thời
gian, đảm nhận trách nhiệm được giao trong nhóm học tập; biết trách nhiệm của
học sinh đối với các vấn đề mang tính toàn cầu.
- Đóng vai nhà tư vấn để trả lời các ý
kiến, các thắc mắc cần tháo gỡ.
- Có ý thức xây dựng , làm kế hoạch bảo vệ môi
trường trước ảnh hưởng của CO2
- Giải quyết tốt các vấn đề về môi
trường
1.3. Thái độ :
-
Yêu quý thiên nhiên, tìm mọi cách để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của
con người.
-
Có ham muốn khai thác, tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính - một trong những nguyên
nhân gây biến đổi khí hậu.
- Bản thân học sinh nhận thức đúng về
mối nguy hại của CO2 đến môi trường
- Yêu thích môn học và biết vận dụng
kiến thức liên môn vào học tập môn hóa học làm cho bộ môn trở nên hấp dẫn hơn.
- Đồng tình và
ủng hộ những thái độ, hành động đúng và
tiến bộ về bảo vệ môi trường.
- Phê phán những
nhận thức và hành vi lệch lạc phá hoại môi trường
- Tích cực ủng hộ những
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ủng hộ những hoạt động góp phần
giải quyết vấn đề cấp thiết về môi
trường của nhân loại hiện nay do nhà trường, địa phương tổ chức.
1.4. Định hướng các năng lực chính được hình thành:
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác tìm hiểu về các
vấn đề cấp thiết của nhân loại.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông
tin và truyền thông.
+
Năng lực giao tiếp
+
Năng lực tự học
+
Năng lực phân tích sơ đồ, tranh ảnh.
III.
ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC
- Thực hiện cho đối tượng học sinh lớp
11B2, trường THPT Trường chinh – KonTum
- Sĩ số lớp : 32
- Đặc điểm cần thiết khác của học sinh:
Học sinh có học lực khá, giỏi, chăm học, có ý thức học tập tìm tòi, nghiên cứu
và có nguyện vọng muốn tham gia chủ đề.
IV.
Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
Lượng khí CO2 (carbon
dioxide) tồn tại trong bầu khí quyển vẫn đang ngày một tăng lên mức báo động. CO2 là khí thải độc hại.Trên toàn cầu, lượng khí
thải CO2 đã lên đến khoảng 30 tỷ tấn một năm. CO2 là một
trong những nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường. Chính vì vậy, ta cần nghiên cứu ảnh hưởng của CO2
đến môi trường.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, máy
chiếu.
- SGK và SGV Hóa
học lớp 11 cơ bản ; GDCD lớp 10 và lớp 11 cơ bản ; Sinh học lớp 11,
12 cơ bản ;
- Các ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy và học:
+ Sử dụng máy tính
để hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng bài, học sinh báo cáo sản phẩm là
bài trình chiếu đa phương tiện của các nhóm.
+
Truy cập internet để tìm kiếm thông tin các hậu quả của khí thải CO2 đến môi trường.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Dự án được thực hiện vào học kỳ I
năm học 2016- 2017
1. Phương pháp: Dạy
học dự án
2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Dùng phiếu đánh giá
3. Chuẩn bị :
Giáo viên:
- SGK, thiết kế bài
giảng, máy chiếu, bài soạn
- Sưu tầm tranh ảnh, video clip về các hoạt động
bảo vệ môi trường
Học sinh :
- HS:
SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Sưu tầm một số
hình ảnh về các vấn đề bảo vệ môi trường
- Các tư liệu cần
tìm hiểu về CO2.
- Giấy A0,
bút dạ.thước kẻ ...
Phương pháp
GV sử dụng kết hợp
các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được áp dụng như : Thuyết trình,
giảng giải, đàm thoại, liên hệ thực tế, thảo luận lớp; thảo luận nhóm; động
não...
4. Nội dung chương trình các môn học được tích hợp
trong chủ đề
4.1. Chủ đề được xây dựng từ các môn học sau:
- Môn Hóa học 11: Phần II - Cacbon đioxit (CO2) thuộc bài 16: Hợp chất của cacbon (1/3)
- Môn Sinh học 12:
Phần II. Một số chu trình địa hóa thuộc bài
44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
– Học kỳ II (1/3)
- Môn Sinh học 11:
Phần I. Khái quát về quang hợp ở thực vật thuộc bài 8. Quang hợp ở thực vật
- Môn GDCD lớp 10: Phần 1. Ô nhiễm môi
trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường thuộc bài 15. Công dân với 1 số vấn đề
cấp thiết của nhân loại. (1/2)
- Môn GDCD lớp 11: Phần 2. Mục
tiêu, phương hướng của chính sách tài nguyên và môi trường thuộc bài 12. Chính
sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (1/2)
4.
2 Số tiết của chủ đề: 4 tiết
4.3. Nội dung kiến thức cần đạt của học sinh khi
nghiên cứu toàn chủ đề
Nội dung 1: Tìm
hiểu khái quát về CO2
I. Khái quát về CO2
1. Cấu tạo
- Tên gọi: khí
cacbonic hay khí cacbon đioxit
-
Công thức e :: O:: C
::O::
- Công thức cấu tạo: O=C=O
- CTPT: CO2 ( M=44)
2. Tính chất vật lí khí CO2
- Ở
điều kiện thường là khí không màu, không mùi và có vị chua nhẹ, hòa tan tốt
trong nước.
- Nặng gấp 1,524 lần không khí.
- CO2 có thể tồn tại ở
trạng thái khí, lỏng, rắn. Ở nhiệt độ dưới -78 °C, CO2 ngưng tụ lại thành các
tinh thể màu trắng gọi là băng khô ( tuyết cacbonic). Khí CO2 hóa lỏng tại nhiệt độ - 78 độ C.
3. Tính chất hóa học:
- CO2 không
cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất nên người ta thường dùng những bình
tạo khí CO2 để dập tắt các đám cháy.
3.1. CO2 là
oxit axit
- CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một
điaxit rất yếu):
CO2
+ H2O D H2CO3(axit yếu)
- CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối:
(t0)
CaO + CO2 → CaCO3
- CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối
+ H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Phản ứng
của CO2 với dung dịch kiềm tạo thành muối nào tuỳ
thuộc vào tỉ lệ số mol của 2 chất tham gia phản ứng.
3.2. CO2 bền, ở nhiệt độ cao
bị nhiệt phân một phần và tác dụng được với các chất khử mạnh
t0
2CO2 → 2CO + O2
CO2 + 2Mg → 2MgO + C
CO2 + C → 2CO
3. Ứng dụng
- Băng khô CO2 được sử dụng trong làm lạnh thực phẩm, làm sạch
bề mặt thay cho cát, gây mưa nhân tạo.
- Khí CO2 được sử dụng
nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu.
- Trong công nghệ hàn, khí
CO2 được sử dụng làm khí bảo vệ trong một số phương pháp hàn.
4. Điều
chế
4.1. Trong phòng thí nghiệm: cho dung dịch HCl tác
dụng với đá vôi:
CaCO3 +2HCl
® CaCl2 + CO2
+ H2O
4.2. Trong công nghiệp:
C + O2 → CO2 (đốt cháy
hoàn toàn than cốc trong không khí)
+ Nung vôi ở nhiệt độ từ 900 - 10000C: CaCO3(r) D CaO(r) + CO2(k)
+ Lên men rượu từ đường glucozo:
5. Một số hậu quả do nồng độ CO2 tăng trong khí quyển
+ Hiệu ứng nhà kính: là hiệu ứng xảy ra khi
năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời xuyên qua các cửa sổ bằng kính, được
hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt cho bầu không gian bên trong. Sự đóng góp chủ yếu
đối với hiệu ứng nhà kính là CO2 là từ 9 – 26% và hơi nước 36 – 72 %.
+ Hiệu ứng nhà kính xảy ra với hàm lượng khí nhà kính
không quá cao cần cho sự sống giữ trái đất luôn đủ ấm, nếu xảy ra mạnh dẫn đến
nhiệt độ tăng cao gây hại đến môi trường.
- Những hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra:
+ Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực
nước biển.
+ Nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
+ Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi.
Mưa tăng gây lụt lội
thường xuyên, hạn hán kéo dài.
+ Sức
khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do
nhiệt độ cao.
+ Nạn cháy rừng, ngập lụt dễ xảy ra và xảy ra thường
xuyên.
Nội dung 2:
II. Chu trình sinh địa hóa của cacbon.
1. Khái niệm:
Chu trình Sinh Địa Hóa là chu trình trao đổi
các chất trong tự nhiên: các chất từ môi trường ngoài vào cơ thể, qua các bậc
dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
2. Chu trình của cacbon (C)
- Cacbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống.
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit
(CO2).
- Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông
qua quá trình quang hợp, Cacbon trao đổi trong
quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn.
- Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, sinh
vật trả lại CO2 và nước
cho môi trường. Cacbon trở lại môi trường vô cơ qua các con đường.
+ Hô hấp của động vật, thực vật, vi sinh vật
+ Phân giải của sinh vật
+ Sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp
Nội dung 3:
III. Khái quát về quang
hợp ở thực vật.
- Là quá
trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp
cacbohiđrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.
- Phương trình tổng quát:
ASMT, diệplục
6CO2 + 12H2O C6H12O6
+ 6O2 + 6H2O
- Vai trò của quang hợp:
+ Tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ sinh giới.
+ Cung cấp khí oxi tham gia điều hòa khí quyển
Nội dung 4:
IV. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong
việc bảo vệ môi trường
1. Ô
nhiễm môi trường
1.1. Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần
và tính chất của môi trường, có hại cho các hoạt động sống bình thường của con
người và sinh vật.
2. Trách nhiệm của công dân:
2.1. Mỗi công
dân cần phải nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo
vệ môi trường của Đảng và nhà nước
2.2. Trách nhiệm của
công dân học sinh:
Để giảm thiểu tác hại của hiệu ứng nhà kính gây
ra học sinh cần có những hành động thiết thực sau:
- Giữ gìn trật
tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng, không vứt rác, xã nước
bừa bãi;
- Bảo
vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: tái chế, tái sử dụng, tiết kiệm
điện, nước...
- Bảo
vệ nguồn nước, bảo vệ động vật, thực vât
-
Không đốt phá, khai thác rừng bừa bãi;
-
Tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc;
- Đấu
tranh phê phán hành vi phá hoại môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật Bảo
vệ môi trường.
6. Hoạt động học tập
Dự án được thực
hiện trong thời gian 4 tuần
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ
(Học sinh thực
hiện trong giờ học chính khóa)
1. Mục tiêu
- Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu
- Thành lập được các nhóm theo khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
-
Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
2. Thời gian: 1 tuần 1/2 tiết
3. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Khởi động
GV cho HS quan sát các hình ảnh sau:
1. Gấu Bắc Cực hầu như không còn chỗ trú đậu do các khối
băng tan chảy
2. Các tảng băng tan chảy trôi nổi gần sông băng Pastoruri tại Huaraz, Peru, ngày 04/12/2014 |
3. Một tác phẩm có tên “Chúng ta đang bị rán tại đây”
trên một bãi biển ở Sydney |
- Những hình ảnh
trên gợi cho chúng ta đến hiện tượng nào?
- Nguyên nhân gây ra các hiện tượng
trên?
HS: hiện tượng trái đất nóng lên do phải hứng chịu sự thải
ra không khí một lượng CO2 "dày
đặc" khiến tình trạng hiệu ứng nhà kính ngày càng nghiêm trọng,
GV: Để hạn chế các
hiện tượng nêu trên các em cần trang bị cho mình kiến thức về CO2 và ảnh hưởng của nó đến môi trường. Từ đó các em có ý
thức trong việc bảo vệ môi trường, chính là bảo vệ trái đất luôn xanh, và có
thêm nhiều kiến thức hiểu biết để tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực
hiện.
Bước 2: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung của dự án.
Bước 3: Chia nhóm
- GV: Chia lớp làm 4
nhóm theo khả năng sử dụng công nghệ thông tin, điều kiện về máy tính và khu
vực cư trú.
- HS: Thảo luận và thành lập nhóm để
tiện việc hoạt động nhóm việc nhóm ở nhà.
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng
dẫn lập kế hoạch nhóm.
Nhóm 1 - Nội dung 1: Tìm hiểu
về tính chất của khí CO2
* GV đưa thêm các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được
kiến thức trọng tâm.
- Cho biết: Công thức e, công thức cấu tạo,
CTPT và khối lượng phân tử CO2 ?
- Tìm hiểu tính chất
vật lí, tính chất hóa học CO2 và cách điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp?
- Ứng dụng và tác
hại của CO2 (khi ở nồng độ cao)?
- Hiệu ứng nhà kính là
gì ? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính ?
- Trình chiếu 1 đoạn
video clip nói về hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
- Đưa ra một số câu hỏi
chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài thuyết trình của nhóm.
Nhóm 2 - Nội dung 2: Tìm hiểu
về chu trình sinh địa hóa của cacbon.
* GV đưa thêm các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được
kiến thức trọng tâm.
- Chu trình sinh
địa hóa là gì?
- Bằng những con
đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể SV, trao đổi vật chất
trong quần xã và trở lại môi trường
không khí và môi trường đất?
- Trình bày chu
trình của cacbon? Ý nghĩa của chu trình này?
- Nguyên nhân, hậu quả khi nồng độ khí CO2
trong khí quyển tăng lên?
Nhóm 3 - Nội dung 3: Tìm hiểu
về quang hợp ở thực vật
* GV đưa thêm các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được
kiến thức trọng tâm.
- Khái niệm quang hợp?
- Viết phương trình
tổng quát của quá trình quang hợp?
- Từ PTTQ, hãy cho
biết nguyên liệu, sản phẩm và điều kiện xảy ra quá trình quang hợp?
- Vai trò của quang hợp?
- Qua
hiểu biết về vai trò của quang hợp, theo em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ
môi trường?
Nhóm 4 - Nội dung 4: Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi
trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
* GV đưa thêm các
câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được kiến thức trọng tâm.
- Thế nào là ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm không khí ?
-
CO2 có gây ô nhiễm không khí không ? Nếu có hãy
phân tích nguyên nhân và nêu hậu quả ?
- Những biện pháp làm để giảm lượng CO2 thải vào khí quyển?
- Vẽ sơ đồ tổng kết nội dung toàn chủ đề
Bước 5: Phát
phiếu học tập định hướng và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể
tham khảo giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.
Nhóm 1.
Nội
dung tìm hiểu |
Kế
hoạch thực hiện |
- Công
thức e, công thức cấu tạo, CTPT và khối lượng phân tử CO2 |
|
- Tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học CO2 |
|
- Ứng dụng và tác hại của CO2 (khi ở nồng độ cao) |
|
- Hiệu ứng
nhà kính là gì ? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính |
|
- Cách điều
chế CO2 trong PTN, trong CN |
|
Gợi ý cho HS khi gặp khó khăn:
+ Địa chỉ trang web: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cacbon_điôxít
+ Xem thêm tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệu_ứng_nhà_kính
+ Bài 13/ 61 - 63. sách giáo khoa Hóa học 10 .
+ Bài 16/ 71 - 73. sách giáo khoa Hóa
học 11 .
Nhóm 2.
Nội dung tìm hiểu |
Kế hoạch thực hiện |
- Chu trình sinh địa hóa là gì |
|
- Bằng những con đường nào cacbon đã
đi từ môi trường ngoài vào cơ thể SV? - Trao đổi
vật chất trong QX và trở lại MT không khí và môi trường đất diễn ra như thế nào? |
|
- Trình bày chu trình của cacbon và nêu ý nghĩa của chu trình. |
|
Gợi ý cho HS khi gặp khó khăn:
+ Địa chỉ trang web
: http://loigiaihay.com/bai-1-2-3-trang-200-sgk-sinh-12-c71a16587.html#ixzz4SdAzWu2J
+ Xem thêm tại:
http://loigiaihay.com/bai-1-2-3-trang-200-sgk-sinh-12-c71a16587.html#ixzz4SdAt1Rj0
+ Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=NVYCh4Ltetc
+ Bài 44. sách giáo
khoa Sinh học 12 .
Nhóm 3.
Nội dung tìm hiểu |
Kế hoạch thực hiện |
- Khái niệm quang hợp? |
|
- Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp? |
|
- Từ PTTQ, hãy cho biết
nguyên liệu, sản phẩm và điều kiện xảy ra quá trình quang hợp? |
|
- Vai trò của quang hợp? |
|
- Qua hiểu biết về vai trò của
quang hợp, theo em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? |
|
Gợi ý cho HS khi gặp khó khăn:
+ Địa chỉ trang web :http://cadasa.vn/khoi-lop-11/ly-thuyet-quang-hop-o-thuc-vat.aspx
http://thuviensinhhoc.violet.vn
› ... › KIẾN THỨC SINH HỌC › SINH HỌC 11
+ Bài 8. sách giáo khoa sinh 11.
Nhóm 4.
Nội dung tìm hiểu |
Kế
hoạch thực hiện |
- Thế nào là ô nhiễm môi
trường? Ô nhiễm không khí? |
|
- CO2 có gây ô
nhiễm không khí không? - Nếu có hãy phân tích nguyên
nhân và nêu hậu quả? |
|
- Những biện pháp làm
để giảm lượng CO2
thải vào khí quyển? |
|
- Vẽ sơ đồ tổng kết nội dung toàn chủ đề |
|
Gợi ý cho HS khi gặp khó khăn:
+
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ô_nhiễm_không_khí
+ Địa chỉ trang web: moitruong.com.vn/.../10-dieu-ban-co-the-lam-de-giam-su-nong-len-cua-...
+Bài 15. Sách giáo khoa GDCD lớp 10
+ Xem
thêm tại: you tube.com/ video CO2 - mối nguy cần được hiểu rõ
HS: Nghiên cứu phiếu học tập định hướng
- Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu.
Bước 6. Kí
hợp đồng học tập
4. Sản phẩm:
- Thành lập được 4 nhóm học sinh, mỗi nhóm có 7-8 học
sinh. Các nhóm đã bầu được các nhóm trưởng.
- Các
nhóm đã tham gia kí kết hợp đồng học tập với giáo viên và bước đầu xây dựng kế
hoạch và phân công nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
(Học sinh thực hiện trong giờ học chính khóa)
1. Mục tiêu
- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây
dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.
- Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp
tiến hành.
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về
các nội dung được phân công.
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm.
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin trên mạng intểnt, điều tra
thực tế
- Kỹ năng trình bày
vấn đề và viết báo cáo
2. Thời gian: Tuần 1, tiết 1/2
3. Cách thức tổ chức
hoạt động:
Bước 1: GV định hướng cho học sinh và các
nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc.
Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho HS. Giúp đỡ HS
khi HS yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm HS dựa trên phiếu định
hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ.
- Viết nhật kí và biên bản làm việc nhóm.
- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được.
4. Sản phẩm
- Đề cương chi tiết cho từng chủ đề ở các nhóm.
- Bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và
thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ.
TUẦN 2
(Học sinh thực hiện ngoài giờ học
chính khóa)
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Mục tiêu:
Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:
-
Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin, tranh ảnh qua Internet…
-
Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm.
Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề
đặt ra trong đề cương nghiên cứu
-
Hoàn thành bài thuyết trình trên phần mềm
Microsoft powerpoint, giấy A0 của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.
2. Thời gian: HS tự sắp xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ.
3. Cách thức tổ chức hoạt động
- GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình,
đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề.
- GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có
thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.
- Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo
cáo của nhóm.
- Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo
cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau.
4. Sản phẩm
- Nhóm 1:
+ Trình bày thông tin về công thức, cấu tạo
phân tử và tính chất vật lí CO2, tính chất hóa học, cách điều chế và
ứng dụng của CO2 trên phần mềm powerpoint
+ Trình bày nguyên nhân vì sao khí CO2
gây ra hiệu ứng nhà kính trên phần mềm powerpoint
+ Nội dung một số câu hỏi chất vấn các
nhóm còn lại.
- Nhóm 2: Bài
thuyết trình trên phần mềm powerpoint:
+ Trình bày về quá trình sinh địa hóa
của cacbon ( kèm tranh ảnh minh họa )
+ Trình
bày nguyên nhân làm nồng độ khí trong khí quyển
tăng lên. Hậu quả và cách hạn chế (kèm
hình ảnh hoặc video clip )
+ Nội dung một số câu hỏi chất vấn các
nhóm còn lại.
- Nhóm 3: Trình
bày trên trên phần mềm powerpoint:
+ Quá trình quang
hợp ở cây xanh theo những nội dung đã giao trong phiếu học tập định hướng
+ Vai trò của
quang hợp đối với môi trường (kèm hình ảnh hoặc video clip )
+ Nội dung một số câu hỏi chất vấn các
nhóm còn lại.
- Nhóm 4: Trình
bày trên powerpoint kèm hình ảnh
minh họa về vấn đề ô nhiễm môi trường
và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
+ Sơ đồ tư duy tổng kết nội dung toàn chủ đề.
+ Nội dung một số câu hỏi chất vấn các
nhóm còn lại.
5. Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp
để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in
sẵn). Học sinh nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các
câu hỏi.
TUẦN 3, 4
HOẠT ĐỘNG 4: BÁO CÁO
(Học sinh thực
hiện trong giờ học chính khóa)
1. Mục tiêu:
- Học sinh báo cáo được kết quả làm
việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận.
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm
và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Hình thành được kĩ năng: lắng
nghe, thảo luận, nêu vấn đề
- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ
môn.
- Nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường.
2. Thời gian: Tuần 3
- Tiết 1: Nhóm 1, 2 báo
cáo
- Tiết 2: Nhóm 3, 4 báo cáo
3. Thành phần tham dự:
- Cô: Đỗ Như
Thanh Cao – Giáo viên Hóa học – Hiệu phó Trường THPT Trường
Chinh – KonTum.
- Cô: Nguyễn Thị
Trí – Giáo viên bộ môn Giáo dục công dân Trường THPT Trường Chinh – KonTum.
- Cô: Phạm Thị
Ngọc Sương – Giáo viên bộ môn Sinh học Trường THPT Trường Chinh – KonTum.
- Cô: Đặng Hoàng
Thảo - Giáo viên bộ môn Hóa học Trường THPT Trường Chinh – KonTum.
- Cô: Mai Thị Kim
Thoa - Giáo viên bộ môn Hóa học Trường THPT Trường Chinh – KonTum.
- Toàn thể HS
11B2.
4. Nhiệm vụ của học sinh
- Báo
cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
- Thảo
luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.
- Tự
đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm
khác.
5. Nhiệm vụ của giáo viên
- Dẫn
dắt vấn đề, tổ chức thảo luận
- Quan
sát, đánh giá
- Hỗ
trợ, cố vấn.
- Thu
hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm
- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh
6. Tổ chức các hoạt động báo cáo
Bước 1: GV phát cho HS và giáo viên tham dự
phiếu đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Bước 2: Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo,
thảo luận, khắc sâu và chốt kiến thức cần đạt cho HS. Các
nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
+ Dẫn dắt cho nội dung 1:
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi sau:
- Dựa vào biểu đồ em hãy xác định loại khí chính gây ra hiệu ứng nhà
kính?
HS: Nguyên nhân chính do khí CO2
GV: Để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề, các em hãy lắng nghe bài thuyết trình nhóm 1.
HS: Trình bày bài
thuyết trình của nhóm, nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời chất
vấn
- Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các
học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm 1
để chất vấn ngược.
- HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa
ra các phương án trả lời
+ Câu 1:
Vì sao người ta thường dùng những
bình tạo khí CO2 để dập tắt các đám cháy nhưng CO2 không
thể dập tắt đám cháy kim loại Mg?
Trả lời: Không dùng CO2 để dập tắt
đám cháy Mg là do Mg cháy được trong khí CO2 theo phản ứng sau:
CO2 + 2Mg → 2MgO + C
Câu 2: Tại sao liên kết giữa C và O trong
phân tử CO2 là liên kết CHT
phân cực nhưng phân tử CO2 lại là phân tử không phân cực?
Trả lời: Liên kết giữa nguyên tử C và O là
phân cực (ĐÂĐ của C bé hơn O), nhưng phân tử CO2 có cấu tạo thẳng
nên 2 liên kết đôi phân cực (C=O) triệt tiêu nhau, kết quả là phân tử này không
bị phân cực.
- GV đưa ra câu hỏi nhằm khắc sâu kiến thức cho HS:
Câu 1:Hít khói trong đám cháy dễ gây chết người, vì sao?
Trả lời: Thành phần chính của khói là khí CO2 và CO, làm giảm nồng độ O2
của không khí xung quanh từ 25% xuống còn 5-10%. Khí CO và hydrogen cyanide
(HCN) phong bế sự thu nhận và sử dụng O2, dẫn đến tình trạng giảm
ôxy máu (hypoxemia) nghiêm trọng ở tế bào. Tùy thuộc vào loại nhiên liệu, nhiệt
độ và tốc độ cháy, khói chứa nhiều độc chất khác nhau. Bồ hóng có tác động như
một vật truyền để chuyên chở các khí độc này đến đường hô hấp dưới, ở đây chúng
hòa tan để tạo nên acid và chất kiềm. Nhưng việc loại bỏ bồ hóng bị một số chất
độc này cản trở bởi tác dụng của chúng lên các tiêm mao hô hấp, dẫn đến viêm
phổi muộn và nặng.
Một nghiên cứu ở
Hoa Kỳ cho biết: tổn thương do hít khói là nguyên nhân gây tử vong của trên 50%
trường hợp bị bỏng, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong 10/% không có thương tổn
do hít khói. Trong 75.000 nạn nhân bị bỏng nặng, 30% phải điều trị vì ngộ độc
khói và những tổn thương do hít khói. Hít phải khí CO gây tử vong 75% trường
hợp do hỏa hoạn, nhất là trong một không gian kín.
GV cung
cấp thêm tư liệu để mở rộng, đào sâu
kiến thức cho HS :
Đá không tan nguy hiểm như thế nào?
Đá
khô rất hữu ích và thú vị cho khoa học, có tác dụng làm sạch và làm lạnh, nhưng
nó có thể nguy hiểm nếu được bảo quản và sử dụng không đúng cách. Dưới đây là
cái nhìn về một số mối nguy hiểm liên quan tới đá khô và làm thế nào để tránh
chúng.
Trước hết, đá khô
là một dạng rắn của carbon dioxide (CO2), không nguy hiểm nếu nó
được bảo quản và sử dụng đúng cách.
Đá khô có các mối
nguy cơ bởi vì nó rất lạnh và bởi vì nó nhanh chóng bốc hơi thành khí carbon
dioxide. Carbon dioxide không độc nhưng nó có thể tích tụ tạo một áp suất hoặc
làm dịch chuyển không khí bình thường, có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm
trọng. Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về sự nguy hiểm của đá khô và làm thế
nào để tránh chúng.
Tê cóng do đá khô
Đá khô rất lạnh!
Khi đá khô tiếp xúc với da có thể tiêu diệt tế bào khiến bạn bị bỏng do đá khô.
Đá khô chỉ mất một vài giây để gây bỏng, vì vậy tốt nhất là dùng kẹp hoặc găng
tay để xử lý đá khô. Không ăn đá khô. Nếu bạn sử dụng đá khô để làm mát đồ uống
thì hãy cẩn thận rằng bạn không được vô tình ngậm phải mẩu đá khô trong miệng
hoặc không được vô tình nuốt phải chúng.
Tổn thương bỏng lòng bàn tay do đá khô. Ảnh: abc.net.au
Đá khô gây ngạt thở
Đá khô bốc hơi
thành khí carbon dioxide. Mặc dù carbon dioxide không độc hại nhưng nó có thể
làm thay đổi tính chất hóa học của không khí như làm giảm nồng độ (tỷ lệ %) oxy
trong không khí. Điều này không phải là vấn đề lo ngại ở những khu vực được
thông gió tốt, nhưng nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở những không
gian kín.
Ngoài ra, khí
carbon dioxide lạnh chìm xuống sàn của một căn phòng. Nồng độ khí carbon
dioxide tăng có nhiều khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe cho vật nuôi và trẻ
em hơn là người lớn bởi vì chúng có sự chuyển hóa cao hơn và bởi vì chúng ở gần
với sàn nhà hơn, nơi có nồng độ carbon dioxide cao nhất.
Nguy cơ nổ
Đá khô không gây
cháy hoặc nổ, nhưng nó tạo ra áp suất do nó chuyển từ trạng thái đá khô rắn
sang trạng thái khí carbon dioxide. Nếu đá khô được đặt vào một thùng niêm
phong kín thì sẽ có nguy cơ vỡ thùng hoặc bật tung nắp thùng khi bạn mở nó.
"Quả bom đá khô" tạo ra tiếng động rất lớn và làm bắn ra các mảnh
thùng và mảnh đá khô.
Bạn có thể bị tổn
hại thính giác hoặc bị tổn thương do thùng đựng đá khô. Các mảnh đá khô cũng có
thể găm vào da bạn khiến bạn tê cóng bên trong. Để tránh mối nguy hiểm này,
không để đá khô trong chai, lọ hoặc thiết bị làm mát niêm phong kín. Tốt nhất
nên bọc đá khô trong một túi giấy và để vào tủ lạnh hoặc thiết bị làm lạnh
không niêm phong chặt chẽ.
* GV nâng cao kiến thức cho HS
Chú ý: Khi sử dụng:
- Khí CO2 không độc,
không gây cháy nổ, tuy nhiên khi nồng độ quá cao sẽ gây nguy hại đến sức khỏe
con người vì nó nặng hơn không khí nên có thể tích tụ tại các nơi kín khí. Một
đặc điểm là khí CO2 trong bình chứa thường ở thể lỏng, khi chuyển
sang thể khí cần được cấp nhiệt. Do đó các van điều tiết khí CO2
phải được gắn thêm bộ phận sấy nhiệt nếu không CO2 sẽ đóng băng bịt
kín đường cấp khí.
+ Dẫn dắt nội dung 2: Đưa ra hình ảnh:
Em có nhận xét gì về hình ảnh này?
HS: Hình ảnh trên minh họa cho quá
trình tuần hoàn khí CO2 trong tự nhiên
GV: Quá trình tuần hoàn này diễn ra
như thế nào mời các em cùng lắng nghe bài thuyết trình của nhóm II.
- Nhóm II: Trình bày chu trình sinh
địa hóa của cacbon theo nội dung đã chuẩn bị sẵn trong PHT định hướng.
- Sau
khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các
câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm để chất vấn ngược.
- GV chất vấn HS:
+ Hãy liệt kê các
hoạt động sinh hoạt của con người làm tăng nồng độ khí CO2
+ Mỏ than đá ở
Quảng Ninh hiện nay có phải là một phần do CO2 lắng đọng không?
- HS
nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời
GV: Đưa ra câu hỏi
khắc sâu kiến thức:
Câu hỏi: Nguyên nhân làm nồng độ khí trong khí quyển tăng lên. Hậu quả và cách hạn
chế?
Trả lời: Những nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu
khí quyển tăng?
+ CO2
thải ra bầu khí quyển qua quá trình hô hấp của động và thực vật; qua phân giải
xác hữu cơ của vi sinh vật (quá trình hô hấp đất);
CO2 thải ra từ sản xuất công nghiệp, giao thông,... ; ngoài ra còn
do các hoạt động tự nhiên như núi lửa. Các hoạt động trên làm tăng nồng độ
CO2 trong bầu khí quyển.
+ Thực vật hấp
thụ một phần CO2 qua quang hợp, đóng vai trò quan trọng trong
việc cân bằng CO2 của bầu khí quyển.
Nếu thảm thực
vật, nhất là thực vật rừng bị giảm sút quá nhiều sẽ dẫn tới sự mất cân bằng
giữa lượng CO2 thải ra và CO2 được thực vật sử
dụng, từ đó làm cho CO2 trong bầu khí quyển tăng lên.
Hậu quả của nồng độ
CO2 tăng
cao là gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm
nhiều thiên tai cho Trái Đất.
*
Thông tin bổ sung:
Hiện nay do các
hoạt động của con người, cùng với việc chặt phá rừng đã làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên. Quá trình
tăng lên của khí CO2 phụ thuộc nhiều vào sự phát triển khoa học kỹ
thuật của từng nước.
+ Dẫn dắt nội dung 3: Hình ảnh này gợi cho chúng ta quá trình gì ?
HS: Đó là hình ảnh về quá trình quang
hợp ở cây xanh
HS nhóm III thuyết trình về quá trình
quang hợp đã được chuẩn bị trước đó, nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời chất vấn
- Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các
học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm 1
để chất vấn ngược.
Câu hỏi: Tại sao một số cây xanh không nên đặt trong phòng ngủ?
Trả lời: Đa số cây xanh quá trình
quang hợp diễn ra vào ban ngày; khi quang hợp cây sẽ sử dụng khí CO2
và thải khí O2. Vào ban đêm, cây chỉ thực hiện quá trình hô hấp; cây
sử dụng khí O2 và thải khí CO2 làm cho phòng ngủ bị thiếu
khí O2 gây ngạt thở.
Nếu vẫn có ý định mang cây xanh vào phòng ngủ, bạn cần chú ý một số điểm
sau:
+ Trang trí cây xanh cần phù hợp
với đặc điểm của phòng ngủ. Đó là sự mềm mại, thoải mái, dễ chịu và yên tĩnh.
Vì vậy, khi chọn cây xanh bạn nên chọn cây có thân dài, có nhiều lá. Nên trồng
các loại cây, hoa có nhu cầu về lượng nước ít như lan quân tử, văn trúc, hoàng
kim cát…
+ Trong phòng ngủ cũng nên bài
trí loại cây lá nhỏ có màu xanh nhạt tạo cho chủ nhà cảm giác ung dung, tự tại
và an nhàn.
+Trong phòng ngủ cũng nên bài
trí loại cây lá nhỏ có màu xanh nhạt tạo cho chủ nhà cảm giác ung dung, tự tại
và an nhàn.
+ Đặt những cây hoa tươi ở đầu
giường sẽ có hiệu quả khai vận cho gia chủ. Khi mua cây nên chọn màu sắc nhẹ
nhàng làm chủ đạo, không nên chọn loại cây, hoa có màu và hương đậm để tránh sự
ngột ngạt và dị ứng.
+ Dành thời gian để chăm sóc
chúng luôn tươi tốt. Tránh để cây ở tình trạng kém phát triển dẫn đến héo úa.
Cây cối là thước đo trường khí cho căn phòng, nếu để cây chết sẽ mang điều
không tốt lành cho bạn.
+ Tùy thuộc vào đồ đạc và từng
không gian nhỏ trong phòng để bố trí cây cảnh và hoa hợp lý.
+ Không nên
đặt những cây cảnh to bên cạnh cửa sổ làm che khuất ánh sáng và vượng khí vào
nhà.
- HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa
ra các phương án trả lời
- GV đưa ra câu hỏi nhằm khắc sâu kiến thức cho HS:
Câu hỏi: Vì sao quang hợp có vai trò quyết định sự sống
trên trái đất?
Trả lời: Quang hợp có vai trò
quyết định sự sống trên trái đất vì:
- Quang hợp chuyển năng lượng hấp thụ từ ánh sáng mặt trời thành năng lượng
hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ là nguồn năng lượng cơ bản, cung cấp cho
sự sống của toàn sinh quyển.
- Quang hợp tạo ra cacbohidrat, các chất hữu cơ khác cung cấp cho các sinh
vật dị dưỡng, đóng vai trò là nguồn thức ăn. Các sinh vật quang hợp cũng là các
sinh vật sản xuất trong các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Quang hợp hấp thụ CO2 và thải O2, duy trì ổn định
nồng độ 2 khí này trong khí quyển, đảm bảo cho hoạt động sống (hô hấp) của
nhiều sinh vật
GV: Cung cấp thêm thông tin về : Vai
trò của thực vật đối với môi trường
Dựa vào hình, chúng ta
có thể thấy khí hậu khác nhau là nhờ có cây xanh. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng
và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng
lượng mưa của khu vực.
1. Thực vật làm giảm
ô nhiễm môi trường
Những nơi có nhiều cây
cối thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt
một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
2. Thực vật bảo vệ
đất và nguồn nước
3. Thực vật giúp giữ
đất, chống xói mòn
Người ta đã đo lượng chảy của dòng
nước mưa rơi xuống rừng yếu hơn nhiều so với nơi không có rừng, vì nước mưa khi
chảy qua tán lá được giữ lại một phần rồi mới rơi xuống đất chứ không xối thẳng
xuống như không có cây.
- Thực vật góp
phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
Ở những nơi không có rừng, sau khi mưa lớn đất bị xói
mòn theo nước mưa trôi xuống làm lấp lòng sông,suối; nước không thoát kịp, tràn
lên các vùng thấp, gây ngập lụt; mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước
gây ra hạn hán.
- Thực vật góp
phần bảo vệ nguồn nước ngầm
Nước mưa sau khi rơi xuống rừng sẽ được giữ lại một phần
và thấm dần xuống các lớp dưới tạo thành dòng chảy ngầm, rồi sau đó chảy vào
các chỗ trũng tạo thành suối sông,... Đó là nguồn nước quan trọng cung cấp cho
sinh hoạt và nông nghiệp.
Như vậy, rừng không chỉ tránh được hạn hán
mà còn bảo vệ được nguồn nước ngầm
+ Dẫn dắt cho nội dung 4:
- Chiếu về ô nhiễm không khí do CO2 gây ra (nguồn YouTube CO2
gây ô nhiễm môi trường)
- HS: theo dõi và phát hiện vấn đề video đề cập đến là môi trường không khí bị ô
nhiễm do CO2 gây ra
- GV: Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này và biện pháp giải nhằm giảm tình trạng ô nhiễm không
khí như thế nào các em hãy lắng nghe bài thuyết trình nhóm 4.
- HS: Trình bày bài thuyết
trình của nhóm, nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời chất vấn
- Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV
yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung
của nhóm 4 để chất vấn ngược.
- HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu
hỏi và đưa ra các phương án trả lời
- GV: Đặt câu hỏi để khắc sâu kiến
thức
Câu hỏi: Quan sát 2 hình ảnh sau:
Hình: Tháng 4/2016 trở thành tháng 4 nóng nhất trong lịch sử
- Hiện
tượng thời tiết bất thường của nước ta trong thời gian qua như xâm thực mặn vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán ở Miền Trung và Tây Nguyên... có phải là do sự
thay đổi nhiệt độ của trái đất gây ra không ? Em đã và sẽ làm gì để góp phần
giảm thiểu những hậu quả nặng nề đó?
- HS: Theo dõi
hình ảnh kết hợp nội dung của nhóm 4 vừa trình bày và các hiểu biết thực tế,
trả lời các câu hỏi trên
Trả lời:
+ Nhiệt độ trái đất không ngừng tăng lên, tính
tháng 4/2016 nhiệt độ của trái đất tăng đến mức kỉ lục (được gọi là tháng 4
nóng nhất trong lịch sử)
+ Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên do hàm lượng của khí CO2 trong
khí quyển không ngừng tăng lên. Khí CO2 là một bức bình phong che chắn không
cho nhiệt thoát ra, khi hàm lượng CO2 trong tầng khí quyển tăng lên càng cao
thì nhiệt độ trái đất cũng tăng theo (hiệu ứng nhà kính)
+ Hiện tượng thời tiết bất thường mà nước ta
phải ghánh chịu từ đầu năm 2016 nguyên nhân chính là nhiệt độ trái đất
tăng. Từ
cuối năm 2014, El Nino đã ảnh hưởng đến nước ta, làm cho nền nhiệt độ tăng cao,
thiếu hụt lượng mưa, là nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn...
đã gây thiệt hại nặng nề và tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và dân
sinh.
- GV: cung cấp thêm tư liệu để khắc
sâu, mở rộng thêm kiến thức
Tương lai của trái đất (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài chi tiết: Tương lai của Trái Đất)
Vòng đời của Mặt Trời (tỉ năm), từ trái sang:
Bắt đầu - Hiện tại - Nhiệt độ tăng dần - Sao khổng lồ đỏ - Suy sụp hấp dẫn -
Sao lùn trắng
Tương lai của hành tinh này có quan hệ mật
thiết với Mặt
Trời. Là kết quả của sự tăng cường nguyên tử heli một cách từ từ trong lõi của Mặt Trời,
độ sáng của ngôi sao này đang từ từ tăng lên. Độ sáng của Mặt Trời sẽ tăng 10%
trong 1,1 tỷ năm tới, 40% trong 3,5 tỷ năm tới. Các mô hình khí
hậu chỉ ra rằng việc các tia phóng xạ chạm
đến Trái Đất nhiều hơn sẽ tạo nên các hậu quả khủng khiếp, bao gồm sự biến mất
của các đại dương.
Sự tăng nhiệt độ trên
bề mặt Trái Đất sẽ đẩy nhanh chu trình CO2 phi
sinh học, giảm mật độ của khí này cho đến khi các loài thực vật chết (10 ppm
đối với thực vật C4) trong vòng 900 triệu tới 1,2 tỷ năm. Sự thiếu hụt các loại
cây xanh sẽ tạo ra hiện tượng thiếu O2 trong bầu khí quyển, khiến cho các
loại động vật trên Trái Đất sẽ bị tuyệt chủng hoàn toàn trong vài triệu năm sau
đó, sự sống sẽ chỉ còn lại các dạng đơn giản sống trong các túi nước nằm sâu
trong lòng đất hoặc ở 2 vùng cực. Tới
1,3 tỷ năm sau, các sinh vật nhân chuẩn sẽ tuyệt chủng, chỉ còn các sinh vật
nhân sơ còn sống. Tới 2,8 tỷ năm sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ lên tới 147 độ C
ngay cả ở vùng cực, toàn bộ nước trên bề mặt sẽ biến mất và sự sống sẽ
hoàn toàn bị tiêu diệt và nhiệt độ trung
bình toàn cầu sẽ đạt tới 70 °C. Trái
Đất được mong đợi rằng có thể hỗ trợ sự sống thêm 500 triệu năm nữa,[49] dù thời gian này có thể kéo 2,3 tỉ năm nếu nitơ được loại bỏ khỏi bầu khí quyển.[50] Cho dù Mặt Trời có tồn tại vĩnh cửu và
không thay đổi, quá trình lạnh đi của Trái Đất sẽ khiến cho lượng CO2 giảm dần do sự suy giảm của các hoạt
động núi
lửa và 35% nước của các đại dương lặn
xuống lớp phủ do
quá trình lưu thông hơi nước của sống núi giữa đại dương giảm.
Bước 3:
- Quan sát, đánh
giá
- Hỗ trợ, cố vấn.
- Thu hồi các sản
phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm
-
Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh
- GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo.
+ Nội dung
+ Hình thức
- Nghiệm thu và thanh lí hợp đồng.
VII. KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA TOÀN CHỦ ĐỀ
(Tiết 4 - Thực hiện
trong giờ học chính khóa )
1. GV phát phiếu
đánh giá kết quả học tập cho các nhóm. Hướng dẫn cách chấm và cho điểm.
Nhóm 1 đánh giá nhóm 2, 3, 4
Nhóm 2 đánh giá nhóm 1, 3, 4
Nhóm 3 đánh giá nhóm 1, 2, 4
Nhóm 4 đánh giá nhóm 1, 2, 3
Nhóm
được đánh giá |
Các nhóm thực hiện đánh giá |
Giáo
viên đánh giá |
Điểm
đạt được |
|||
Nhóm
1 |
Nhóm
2 |
Nhóm
3 |
Nhóm
4 |
|||
Nhóm
1 |
|
|
|
|
|
|
Nhóm
2 |
|
|
|
|
|
|
Nhóm
3 |
|
|
|
|
|
|
Nhóm
4 |
|
|
|
|
|
|
2. Phát bài tập cho HS hoàn thành theo nhóm. Yêu
cầu mỗi nhóm học sinh chấm điểm cho các
nhóm còn lại.
Bài tập: Chọn
phương án đúng nhất trong các câu hỏi sau đây:
Câu 1: Trường hợp nào sau đây
làm biến đổi khí hậu của Trái đất?
A. Hiệu ứng nhà
kính B. Động đất C. Sự quang hợp D. Bão lụt
Câu 2 Khí CO và CO2 bị coi là chất làm ô
nhiễm môi trường vì:
A. Nồng độ (%V) CO
cho phép trong không khí là 10 đến 20 phần triệu, nếu đến 50 phần triệu sẽ hại
cho não
B. Khi CO2
tuy không độc nhưng gậy hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên
C. Khí CO2
cần cho quang hợp cây xanh nên không gây ô nhiễm
D.
Cả A và B
Câu 3. Công thức cấu tạo đúng của phân tử CO2 là:
A. OCO B. OC=O C. O=C=O D. O=C-O
Câu 4. Sự
phân cực trong phân tử CO2 là:
A. Phân cực âm về phía
oxi B. Phân cực
dương về phía cacbon
C. Không phân cực D. Cả A và B
Câu 5.
Không thể dùng CO2 để dập tắt đám cháy nào sau đây?
A. xenlulozơ B. Mg C. than gỗ D. than xương
Câu 6. Để nhận biết hai khí không màu đựng
trong hai bình riêng biệt bị mất nhãn chứa CO2 và SO2,
người ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. Ca(OH)2 B.
Br2 C. Ba(OH)2 D.
Na2CO3
Câu 7.
Sục từ từ CO2 vào nước vôi trong . Hiện tượng xảy ra là:
A. Nước vôi đục dần rồi lại
trong trở lại B. Nước vôi trong không có
hiện tượng gì
C. Nước vôi hóa đục D. Nước vôi
trong một lúc rồi mới hóa đục
Câu 8.
Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD), Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chỉ tính riêng trong năm qua, chúng ta
đã lần lượt trải qua các đợt nắng nóng kỷ lục trong mùa hè ở miền Bắc và miền
Trung, đợt rét kỷ lục trong mùa đông ở miền Bắc, hạn hán và xâm nhập mặn kỷ lục
ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long…
Nguyên nhân chính
gây ra sự biến đổi này là các hoạt động kinh tế - xã hội của con người làm phát
thải các khí gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Trong các khí sau,
khí nào không gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2 B. O2 C. O3 D. CH4
Câu 9: Trước những hậu quả nặng nề mà biến đổi khí hậu
gây ra, trong những năm qua, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực để
ngăn chặn và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu thông qua cam kết
quốc tế về bảo vệ môi trường.
Một trong những văn
bản đầu tiên có tính ràng buộc pháp lý trên phạm vi toàn cầu trong lĩnh vực này
là Nghị định thư Kyoto được ký kết vào năm 1997, với mục tiêu cắt giảm lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính – nguyên nhân chính gây ra hiện tượng Trái Đất
nóng lên và làm nước biển dâng.
Trong số các khí
sau: CO2, N2, O2, N2O, CH4,
CFC, có bao nhiêu khí nằm trong danh sách mục tiêu cắt giảm của Nghị định thư
Kyoto?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 10: Dự án “Biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch
thông qua sử dụng công nghệ khí sinh học” (gọi tắt là dự án Biogas) của Việt
Nam đã 3 lần vinh dự được nhận các Giải thưởng quốc tế uy tín bao gồm: Giải
thưởng “Năng lượng toàn cầu” tại Brussels - Bỉ năm 2006; Giải thưởng Ashden về
“Năng lượng bền vững” tại London – Anh năm 2010; Giải thưởng “Vì con người” tại
Diễn đàn năng lượng thế giới, Dubai năm 2012 nhờ tính hiệu quả và quy mô lợi
ích mà nó mang lại.
Dự án đã góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện mạnh mẽ môi trường sống của hàng
trăm ngàn người dân ở nông thôn, trong đó khí biogas sản xuất từ chất thải chăn
nuôi trở thành nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt. Tác dụng của việc sử dụng khí
biogas là:
A. Giảm giá thành sản xuất dầu, khí.
B. Phát triển chăn nuôi.
C. Đốt
để lấy nhiệt, đun nấu và thắp sáng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
D. Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông
thôn.
Câu 11: Hiện nay, các nguồn năng lượng, nhiên liệu hóa
thạch như dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên… đang ngày càng cạn kiệt do bị khai
thác quá mức. Để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch trong sinh hoạt của
người dân ở nông thôn, người ta đã có giải pháp sản xuất khí metan bằng cách
nào dưới đây?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc
trong hầm biogas.
B. Thu khí metan từ bùn ao.
C. Lên men ngũ cốc.
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.
Câu 12: Một trong những thách thức trong tương lai của loài
người là tình trạng khan hiếm và cạn kiệt năng lượng. Để đảm bảo sự phát triển
của nhân loại được bền vững, cần phải tiến hành thay thế dần việc sử dụng các
nguồn năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo hay còn gọi là
năng lượng sạch. Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt
trời, (4) hoá thạch; những nguồn năng lượng sạch là:
A. (1), (2),
(4). B. (2), (3),
(4). C. (1),
(3),
(4). D. (1), (2), (3).
Câu 13: Tại Việt Nam, xăng sinh học E5 (được pha chế từ 5%
etanol nguyên chất – E100 và 95% xăng RON92) được sử dụng thử nghiệm từ năm
2010.
Theo quyết định số
53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng thì từ ngày 1/12/2015, xăng E5 sẽ
được sử dụng bắt buộc trên phạm vi toàn quốc.
Việc sử dụng xăng
E5 góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng do đây là loại nhiên liệu
sinh học có khả năng tái sinh, đồng thời trong quá trình cháy làm giảm thiểu
đáng kể các loại khí thải độc hại có trong nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và khí CO2, góp phần giảm
hiệu ứng nhà kính và giúp môi trường an toàn, trong sạch hơn.
Cồn etanol nguyên
chất (E100) dùng để pha chế xăng E5 được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Thủy phân etyl clorua trong kiềm nóng.
B. Hiđro hóa etanal với xúc tác Ni nung nóng.
C. Lên men tinh bột sắn.
D. Hiđrat hóa etilen thu được từ quá trình sản xuất
dầu mỏ.
Câu 14: Môi trường không khí, đất, nước… xung quanh các
nhà máy công nghiệp thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và
các hóa chất. Biện pháp nào dưới đây không thể
được sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường?
A. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải
một cách hiệu quả.
B. Thay đổi công nghệ sản xuất để hạn chế chất thải
độc hại.
C. Xả thải trực tiếp ra không khí, sông, biển để
pha loãng chất thải độc hại.
D. Đầu tư hệ thống xử lý chất thải trước khi xả ra
ngoài môi trường.
Câu 15: Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ôtô,
xe máy... là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Những thành phần hóa học chủ
yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là:
A. SO2, CO,
NO.
B. SO2, CO, NO2. C. NO, NO2, SO2.
D. NO2, CO2, CO.
Đáp án :
Câu |
Đáp
án |
Câu |
Đáp
án |
1 |
A |
9 |
A |
2 |
D |
10 |
C |
3 |
C |
11 |
A |
4 |
C |
12 |
D |
5 |
B |
13 |
C |
6 |
B |
14 |
C |
7 |
A |
15 |
C |
8 |
B |
|
|
3. Giáo viên tổng trung bình tất cả điểm dự
án của các nhóm (Điểm nhóm + Điểm GV cho chia 2)
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC NHÓM
Nhóm
được đánh giá |
Các nhóm thực hiện đánh giá |
Giáo
viên đánh giá |
Điểm
đạt được |
|||
Nhóm
1 |
Nhóm
2 |
Nhóm
3 |
Nhóm
4 |
|||
Nhóm
1 |
|
9 |
9 |
8 |
9 |
8.8 |
Nhóm
2 |
8 |
|
9 |
9 |
8 |
8.0 |
Nhóm
3 |
8 |
9 |
|
8 |
8 |
8.3 |
Nhóm
4 |
9 |
8 |
9 |
|
9 |
8.8 |
VIII. SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
0 Nhận xét