DẠY HỌC TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT
I. LỜI NÓI ĐẦU:
Trường THPT hiện có 12 lớp học. Trong đó, học sinh đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm 68 phần trăm, học sinh dân tộc Kinh chiếm 32 phần trăm.
Trường được xây dựng khang trang, đội ngủ giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm
huyết với nghề, cơ sở vật chất khá đảm bảo cho việc dạy và học.
Bản thân tôi hiện đang đảm nhiệm bộ môn Ngữ Văn của nhà trường. Bên cạnh việc
đảm bảo chương trình dạy học thì song song với quá trình công tác tôi đã quan
sát, tìm hiểu và nghiên cứu một số vấn đề.
Trong đó, vấn đề về kỹ năng sống của học sinh được tôi chú ý và quan tâm.
1. Lý do chọn đề tài:
Đối với học sinh
trường chúng tôi, đa số các em là người đồng bào dân tộc thiểu số cho nên việc
tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Bộ môn ngữ văn không chỉ cung cấp kiến
thức mà còn bồi dưỡng xây đắp tâm hồn cho các em, việc tiếp thu các đơn vị tri
thức của các em trong bộ môn đã khó và để tích hợp kỹ năng sống vào các bài học
cho các em cũng là điều không hề đơn giản.
Trong cuộc sống
hiện đại ngày nay, để trang bị cho các em những kiến thức và những kỹ năng sống
cần thiết là một điều vô cùng quan trọng. Như chúng ta đã biết, cuộc sống hiện
đại bao giờ cũng có hai mặt. Mặt phải là các em được thụ hưởng những giá trị
đích thực mà cuộc sống đem lại. Mặt trái là những hệ lụy từ chính cuộc sống
hiện đại, như các tệ nạn xã hội, mà đối tượng có khả năng chịu ảnh hưởng lớn
nhất chính là các em ở lứa tuổi học sinh.
Trang bị cho các em những kiến thức cơ bản,
cần thiết về những kỹ năng sống nhằm mục đích giúp các em ứng phó với những vấn
đề nhạy cảm mà xã hội hiện đại tác động trực tiếp hay dán tiếp là một điều quan
trọng. Đó chính là lí do mà bản thân tôi luôn trăn trở.
2. Sơ lược lịch sử vấn đề:
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định
nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó
hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong
giáo dục tiểu học và giáo dục trung học,
kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các
nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài
chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ
chức...
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được
chia thành 2 loại là: kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư
duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ
năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình
huống căng thẳng và cảm xúc,
biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định,
giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết .
3. Phạm vi đề tài:
Vấn đề của bài viết đặt ra là làm sao hình
thành kỹ năng sống cho các em học sinh thông qua việc tích hợp giảng dạy trong
bộ môn Ngữ văn. Phạm vi đề tài nằm trong khuôn khổ chủ yếu là đối tượng học
sinh và những kiến thức trong chương trình giáo dục. Đây là đề tài mang tích mở,
nhưng với phạm vi cho phép chúng tôi xin được lấy học sinh làm đối tượng trung
tâm. Phạm vi đề tài nghiên cứu ở hai trong 10 yếu tố của kỹ năng sống: kỹ năng
giao tiếp ứng xử và kỹ năng ứng phó với môi trường xã hội.
1. Thực trạng tình hình:
Mặc dù không có
điều kiện như học sinh các vùng miền khác nhưng học sinh trường THPT Hương
Giang vẫn rất cố gắng học tập và lao động theo các kế hoạch do nhà trường và
các đoàn thể đưa ra. Tuy nhiên, do tác động của cuộc sống hiện đại cùng với sự
phát triển của công nghệ thông tin ...nên bên cạnh những mặt tích cực còn có
những hạn chế của nó đem lại.
Đa số học sinh của trường chúng tôi ngoan,
hiền và lễ phép. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh có biểu hiện chưa tích cực.
Điều này cũng không hoàn toàn do lỗi của các em mà thực tế nhìn nhận là có một
phần lớn trách nhiệm của nhà trường nói chung và bản thân tôi nói riêng. Tình
trạng một số em đi học vẫn còn nhuộm tóc, nói tục , chửi thề, ngôn ngữ giao
tiếp còn thô thiển, hạn chế vẫn còn diễn ra…
Nhận thức được
vấn đề trên , bản thân tôi đang đảm nhận bộ môn ngữ văn vô cùng áy náy và nhiều
lần suy nghĩ. Làm sao để tất cả học sinh không còn vi phạm các nội quy của nhà
trường đặt ra, làm sao để trang bị cho các em những kĩ năng sống cần thiết để
các em thấy tự tin hơn trong học tập, giao tiếp…đó là những câu hỏi mà bản thân
tôi luôn trăn trở.
2. Những hạn chế, khó khăn:
2.a Về bản thân
Tuy
công tác đã được gần 6 năm, phần nào hiểu và nắm bắt được tâm sinh lí của hầu
hết học sinh vùng miền ở đây, song bên cạnh đó bản thân tôi vẫn còn một số khó
khăn nhỏ như: con còn dại, việc thông thạo tiếng Katu còn nhiều hạn chế nên
chưa hiểu hết những suy nghĩ, tâm lí, thuộc tính của học sinh trong trường.
2.b Về học sinh
Đa
phần học sinh là con em đồng bào thiểu số, nên việc tiếp nhận ngôn ngữ tiếng Việt
có phần hạn chế, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, đi lại còn gặp nhiều khó
khăn. Có nhiều em nhà cách trường 9 đến 10 km, một số em không có phương tiện
đi lại, phải học hai buổi trong ngày như
học nghề, thể dục, quốc phòng... Những vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến sức
khỏe, chất lượng học tập và khả năng lĩnh hội những giá trị cuộc sống.
III.
GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ:
Từ những thực trạng trên, bản thân tôi
xin được đưa ra hai giải pháp:
1.
Hình thành kỹ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường
và xã hội
2.
Hình thành kỹ năng ứng phó với môi trường xã hội
... nhằm giúp các
em hoàn thiện hơn trong cuộc sống, để trở thành những công dân có ích cho xã
hội.
Việc tích hợp các kĩ năng sống trong bộ môn ngữ văn
đòi hỏi ở người giáo viên những phẩm chất tốt, phải luôn luôn chịu khó, học
hỏi, trau dồi kinh nghiệm, tri thức, luôn lắng nghe tâm tư nguyện
vọng của học sinh, luôn là người đi đầu trong mọi hoạt động, luôn giúp đỡ học
sinh. ...
1.Giải pháp 1: Hình thành kỹ năng giao
tiếp trong gia đình, nhà trường và xã
hội
1.1 Hình thành kỹ năng giao
tiếp trong gia đình
1.1 a Kỹ
năng giao tiếp :
Đây
là kỹ năng rất quan trọng bởi vì có giao tiếp tốt sẽ tạo ra
được hiệu quả giao tiếp. Điều này giúp các thành viên trong gia đình hiểu hơn
con em của họ và biết được những tâm tư nguyện vọng, cũng như những thay đổi về
mặt tâm sinh lí , để từ đó có hướng điều chỉnh, giáo dục tốt hơn.
Từ
những kiến thức ở nhà trường chúng tôi đã nghiên cứu và tích hợp các kỹ
năng giao tiếp bằng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết vào dạy học.
Đối với ngôn
ngữ nói, khi giao tiếp với ông bà cha me, hoặc những người
có độ tuổi lớn hơn, các em phải sử dụng ngôn ngữ nói sao cho
phù hợp. Khi giao tiếp phải lễ phép, sử dụng các từ ngữ mang sắc thái khác
nhau. Chẳng hạn khi nói chuyện với ông bà, cha mẹ.. thì phải sử
dụng các từ như: dạ thưa, thưa ông, thưa
bà, dạ vâng, ...Ví dụ: “ Thưa ông, cho cháu hỏi ...”, “Xin mời ông ăn cơm”...
Đối
với ngôn ngữ viết, khi viết một văn bản phải sử dụng các từ ngữ phù hợp với
từng phong cách văn bản. Một số bậc phụ huynh là người
đồng bào, do hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện học tập, nên muốn
viết một văn bản nào đó thì nhờ các em học sinh . Chính vì vậy chúng
tôi cũng hướng dẫn cho các em viết như thế nào cho đúng. Trước hết là viết đúng
chính tả, sau đó chú ý đến văn phong, ngôn ngữ phải phù hợp với từng văn bản.
1.1b
Kỹ
năng thực hành:
Đây
cũng là kỹ năng khá quan trọng. Bởi nó sẽ giúp cho các em làm
việc một cách có hiệu quả, thông qua hướng dẫn bảng phân
chia thời gian biểu một cách hợp lí, tuỳ từng đối
tượng mà có hướng điều chỉnh.
Ngoài
việc học các em còn phải phụ giúp gia đình làm các công việc như: nấu cơm, giặt
áo , trông em, gánh nước, làm nương, rẫy, kiếm cũi...Đây là những công việc
chiếm rất nhiều thời gian, nếu như không tính toán và không có những kỹ
năng phù hợp sẽ dẫn đến công việc không hiệu quả và mất thời gian. Nếu mất thời
gian các em sẽ không có thời gian dành cho việc ôn tập
và soạn bài ở nhà. Cho nên cần phải biết phân chia thời gian hợp lí, lựa chọn những
công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính sẽ giúp các em làm việc tốt hơn. Kỹ
năng này phải kết hợp với tư duy logich thì công việc mới hiệu quả.
1.2 : Hình thành kỹ năng giao tiếp ở nhà trường :
1.2 a Kỹ
năng giao tiếp :
Trong môi trường giáo dục, bao giờ
cũng phải có khuôn khổ và giới hạn của nó. Sự lễ phép đối với thầy cô là điều
không thể không chú ý và phải thực hiện đúng.
Tôn
trọng bạn cùng lớp, cùng trường trong ngôn ngữ giao tiếp cũng khá quan trọng.
Bởi lẽ, trong môi trường này ngoài tiếp thu những kiến thức mà thầy cô truyền
đạt, các em còn tự học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong học tập. Chính vì vậy
trong giao tiếp cũng cần hình thành kỹ
năng này ngay từ đầu của cấp học.
Học
sinh lớp 10 là điểm gạch nối giữa trẻ con và người lớn, cho nên tích hợp các kỹ năng sống một cách khéo
léo, tế nhị nhằm giúp các em có được những kỹ năng giao
tiếp cần thiết là việc mà chúng tôi đã và sẽ tiếp tục thực hiện.
1.2 b Kỹ
năng thực hành :
Bên
cạnh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực
hành cũng khá quan trọng, bởi lẽ chính nhờ kỹ năng này mà
các em sẽ biết được điểm mạnh và những hạn chế của mình. Từ đó có hướng
học tập tốt hơn.
Hiện
tại, ngoài tổ chức Đoàn, hội LHTN ra trường chỉ mới
thành lập được một câu lạc bộ “ Màu xanh mới”. Thiết nghĩ
chúng ta cần tổ chức nhiều hơn các buổi ngoại khoá, thành lập nhiều hơn các
nhóm, câu lạc bộ nhằm tạo sân chơi lành mạnh. . Thông qua các nhóm, CLB với
nhiều hình thức sinh hoạt vui chơi khác nhau, sẽ giúp các em hình thành dần các
kỹ
năng thực hành, kỹ năng ứng phó với những thay đổi của môi
trường xung quanh. Theo cá nhân tôi, nhà trường cần thành lập thêm các nhóm, CLB
như câu lạc bộ Tình nguyện xanh, Đội công
tác xã hội, Đội thanh niên xung kích Chữ thập đỏ như mô hình của
trường THPT Quốc Học – Huế và một số đơn vị giáo dục khác.
Công
việc trên nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em giải trí sau
những giờ học căng thẳng, hình thành tốt các kỹ năng thực
hành trong cuộc sống.
1.3: Hình thành kỹ năng giao tiếp xã hội
1.3 a Kỹ
năng giao tiếp :
Đây
là kỹ năng khá quan trọng, đặc biệt là học sinh khối 12,
sau khi tốt nghiệp các em sẽ chọn cho mình một ngành, nghề hoặc sẽ tiếp tục học
và thi đại học, cao đẳng... Chính vì vậy
giao tiếp đúng mực, đúng đối tượng sẽ giúp các
em dễ dàng hơn trong việc chọn ngành, nghề.
1.3 b Kỹ
năng thực hành :
Xã
hội có rất nhiều thành phần, nên khi phải va chạm thực tế các em sẽ khó tránh
khỏi sai phạm. Tuy nhiên, nếu sử sụng ngôn ngữ giao tiếp phù
hợp với từng đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp sẽ giúp ích cho các em
rất nhiều, tránh những điều thiệt thòi, đáng tiếc có thể xảy ra.
Biết
lắng nghe và quan sát cũng là hai kỹ
năng cơ bản giúp các em nhìn nhận thế giới xung quanh và có những quyết định
đúng đắn khi giao tiếp ( kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết)
Có
thể nói, để giúp các em có được những kĩ năng như đã nêu ở trên thì sự phối kết
hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng của cả gia đình, nhà trường và xã hội là điều
rất cần thiết.
2. Giải pháp 2: Kỹ năng ứng phó với môi trường xã hội
2.1 Khái niệm:
2.1a Kỹ
năng ứng phó :
Kỹ
năng ứng phó là kỹ năng mà học sinh có được nhờ sự tự
tích luỹ những kỹ năng cơ bản do được đào tạo ở nhà
trường, giáo dục của gia đình, sự chia sẽ từ phía xã hội...nhằm ứng phó, đối
mặt với những thách thức, những nguy cơ và cả những biến động từ xã hội tác
động mà các em khó lường trước.
2.1b Môi trường xã hội:
Môi
trường xã hội là môi trường mà con người là
nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường.
Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, lịch sử, giáo dục... xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình. Môi trường xã hội tốt thì các
nhân tố cấu thành môi trường sẽ bổ trợ cho nhau, con người sống sẽ được hưởng
đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ...
Nhưng con người chúng ta cũng sẽ rất
dễ dàng bị môi trường xã hội tác động và chi phối nếu không đủ bản lĩnh.
2.2 Nội dung:
Ở
lứa tuổi học sinh, tâm sinh lí còn chưa ổn định, nên những tác động của môi
trường xã hội với các em là rất nhanh chóng. Ở đây tôi xin nhấn mạnh đến sự tác
động tiêu cực của môi trường xã hội đến học sinh. Đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu bia, ma
tuý, trộm cắp, văn hoá độc hại ...
Như
chúng ta đã biết, hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là
báo mạng, càng ngày xuất hiện càng nhiều các trang web
độc hại. Nếu không có sự quản lí chặt chẽ thì các em sẽ dễ dàng bị tác động, làm
vẫn đục tâm hồn các em. Hơn nữa, ngày càng xuất hiện nhiều trò chơi Game onlie
mang tính chất bạo lực, bắn súng, đua xe, đâm chém loạn xạ...
Báo
chí, truyền thông cũng không ít lần phản ảnh, đưa tin. Nhưng, càng
ngày càng có nhiều vụ án giết người nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng, mà đối tượng gây án đa phần là ở độ tuổi thanh
thiếu niên.
Một
vấn đề nữa cần nêu ra đó chính là nạn tảo hôn trong nhà trường vẫn còn xảy ra. Nhà trường cần
tổ chức nhiều hơn các buổi ngoại khóa về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, có
bài bản, định kì, chứ không nên tổ chức qua loa cho xong chuyện.
Thiết
nghĩ, chúng ta cần phải nổ lực hơn nữa nhằm giúp các em định hướng được những
tác hại mà môi trường bên ngoài tác động. Cần giúp các em phân biệt được đâu là
những văn hóa lành mạnh, đâu là những tác hại của các tệ nạn xã hội.
Hình
thành kỹ năng ứng phó, chống lại những ảnh hưởng xấu mà môi
trường xã hội mang lại không đơn giản chỉ có gia đình, nhà trường mà chính
quyền điạ phương cũng nên hết sức quan tâm, chú ý. Không
chỉ riêng giáo viên bộ môn Ngữ
văn mà các bộ môn khác cũng nên quan tâm, thường xuyên lồng ghép, tích hợp nhằm
nâng cao các kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng
ứng phó với môi trường xung quanh. Có như vậy mới tạo ra một môi trường giáo
dục lành mạnh, an toàn, và hơn hết là cho chính cuộc sống , tương lai của các
em.
Do
đặc thù là miền núi, các em hiểu khá rõ vai trò quan trọng của rừng mang lại,
tuy nhiên cũng có một số học sinh nhận
thức kém cho nên đã đi theo
những
thành phần không tốt vào rừng sâu khai thác gổ và các sản vật mà nhà nước cấm.
Đây cũng là vấn đề đáng báo động. Vì vậy,
bản thân tôi trong quá trình dạy học cũng không ngừng lồng ghép, tích hợp kĩ
năng sống nhằm giúp các em hiểu và nhận thức rõ vai trò vô cùng quan trọng mà
rừng đầu nguồn đem lại. Nhằm mục đích giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh bỏ
học vào rừng sâu khai thác lâm sản trái phép.
Hình
thành nhân cách cho học sinh, rèn luyện cho các em tính tự giác, trung thực và
ngay thẳng cũng được chúng tôi lồng ghép, đưa vào trong chương trình dạy học.
Thông qua một số tác phẩm văn học như: “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” SGK –
ngữ văn 10, chúng tôi cho các em tự tổ chức thảo luận, trao đổi
những câu hỏi về tính trung thực, ngay thẳng. Tuổi trẻ không
nên mềm yếu trước cái xấu, cái ác mà phải nên cứng cỏi, nếu sợ sệt mà tỏ ra mềm
yếu thì không nên. Hành động và suy nghĩ của nhân vật Ngô Tử Văn là một trong
những tấm gương để các em học tập.
Ngoài ra chúng
tôi cũng tham gia cùng tổ chuyên môn, Ban giám hiệu, phối kết hợp với Đoàn trường
để tổ chức thành công các buổi ngoại khóa giúp các em hiểu biết thêm về lịch
sử, truyền thống của địa phương, quê hương, đất nước.
3. Kết quả
Sau
một
thời gian triển khai tích cực những kế hoạch và các giải
pháp trên chúng tôi đạt được một số kết quả như sau:
100 phần trăm
học sinh trường THPT Hương Giang không vi phạm các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, mua bán tàng trữ trái phép các chất
ma túy... Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép. Đối với gia đình, thầy cô các em
rất kính trọng, lễ phép, biết nghe lời. Các em chăm học hơn, có các hành vi
giao tiếp, ứng phó với môi trường xung quanh tốt hơn, sống lành mạnh hơn...
Tuy nhiên, vẫn
còn một số vấn đề mà các em chưa đạt được, đó là tình trạng tảo hôn vẫn còn, một
số học sinh phải bỏ học đi làm ăn xa do gia đình quá khó khăn. Mặc dù chúng tôi
đã hết sức cố gắng vận động, tìm hiểu trao đổi với gia đình, chính quyền địa
phương nhưng vẫn không đạt hiệu quả cao.
IV. KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp:
Trong quá
trình triển khai đề tài, gặp không ít khó nhăn nhưng bản
thân luôn cố gắng nổ lực để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Tuy kết quả mà các
em học sinh đạt được chưa như mong muốn, nhưng bước đầu đã phần nào trang bị
được cho các em những kỹ năng sống phù hợp, giúp các em vững tin hơn trong học
tập và lao động.
2. Phạm vi áp dụng đề tài:
Với đề tài này,
chúng ta có thể áp dụng cho các trường
THPT, THCS và một số đơn vị giáo dục trên địa bàn của tỉnh.
3. Bài học kinh nghiệm, kiến nghị:
Trong thời gian
thực hiện và triển khai đề tài, tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản
thân. Đó là, phải thường xuyên quan tâm,
động viên, khuyên nhủ, chỉ bảo một cách ân cần, tận tình các em học sinh như
chính con em của mình. Bản thân phải luôn trau dồi kiến thức, kinh nghiệm nhằm
nâng cao năng lực giảng dạy, cố gắng
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bản thân tôi
cũng xin có một vài kiến nghị kính trình lên quí lãnh đạo sở. Quí lãnh đạo nên
quan tâm, tạo điều kiện tốt hơn đối với giáo viên dạy học ở miền núi. Có những
chế độ đãi ngộ cao hơn các vùng miền khác nhằm động viên tinh thần và vật chất
giúp giáo viên yên tâm công tác, phục vụ và hoàn thành tốt sự nghiệp trồng
người.
Xin chân thành
cảm ơn./.
0 Nhận xét