MỞ ĐẦU
I - Lý do chọn đề tài
:
Nhiều năm qua, việc xây
dựng nội dung sách giáo khoa cũng như các loại sách bài tập tham khảo của giáo
dục nước ta nhìn chung còn mang tính hàn lâm, kinh viện nặng về thi cử; chưa
chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp cho học sinh;
chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội cũng
như nhu cầu của người học. Giáo dục trí dục chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục
phẩm chất đạo đức, ý thức tự tôn dân tộc… Do đó, chất lượng giáo dục còn thấp,
một mặt chưa tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới,
mặt khác chưa đáp ứng được các ngành nghề trong xã hội. Học sinh còn hạn chế về
năng lực tư duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề
nghiệp; kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao;
khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế.
Trong những năm gần đây
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có những cải cách lớn trong toàn nghành giáo dục nói
chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở trường phổ thông nói riêng; nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục,
đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được thay đổi một cách hợp lý vừa
đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, có hệ thống vừa tạo điều kiện
để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực
hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học
tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học,
năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Muốn vậy, trong quá
trình dạy học các môn học nói chung và hóa học nói riêng cần xây dựng hệ thống
bài tập một cách hợp lý và đáp ứng được các yêu cầu trên.
Trên
cơ sở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phương pháp giải nhanh dạng bài tập trắc
nghiệm tích hợp đồ thị toán học ” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với
hy vọng đề tài sẽ là tài liệu hữu ích cho việc học tập của các em học sinh, cho
công tác giảng dạy của cá nhân tôi và các đồng nghiệp.
II - Mục đích của đề tài :
Giúp cho
học sinh có phương pháp giải một số câu hỏi trắc nghiệm tích hợp thông qua việc
phân loại và nêu phương pháp giải . Từ đó, các em cảm thấy thích thú, yêu thích
môn hóa học và có ý thức tự học tốt hơn.
III- Nhiệm vụ của đề
tài :
v
Nghiên cứu cơ sở lý
luận của phương pháp giải một số dạng
câu hỏi trắc nghiệm tích hợp.
v
Phân 1oại một số
dạng câu hỏi trắc nghiệm tích hợp..
v
Đưa ra phương pháp để
giải một số dạng câu hỏi trắc nghiệm tích hợp.
IV-Đối tượng nghiên
cứu :
v
Phương pháp giải một số dạng câu hỏi trắc nghiệm tích hợp đồ
thị toán học trong đề thi đại học – cao đẳng.
V- Khách thể nghiên cứu
Quá trình ôn tập thi THPT Quốc gia
VI- Phaïm vi nghieân cöùu :
Áp dụng cho tất cả các đề thi tắc nghiệm
theo hướng đổi mới của bộ giáo dục và đào tạo
VI – Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của giảng dạy bài
toán hóa học trong nhà trường.
- Nghiên cứu tài liệu, Internet, sách giáo
khoa, tham khảo, các đề thi: HSG, ĐH,...
- Thực nghiệm: Thống kê toán học và xử lý kết
quả thực nghiệm.
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Khái niệm về bài tập hóa
học :
v
Bài tập hóa học là một
trong những hình thức để giáo viên kiểm tra khả năng vận dụng những điều đã học
của học sinh. Sau khi nghe giáo viên giảng bài xong, nếu học sinh nào giải được
các bài tập mà giáo viên đưa ra thì có thể xem như học sinh đó đã lĩnh hội một
cách tương đối những kiến thức do giáo viên truyền đạt.
v
Nội dung của bài tập hóa
học thông thường bao gồm những kiến thức chính yếu trong bài giảng. Bài tập hóa
học có thể là những bài tập lý thuyết đơn giản chỉ yêu cầu học sinh nhớ và nhắc
lại những kiến thức vừa học hoặc đã học xong nhưng cũng có thể là những bài tập
tính toán liên quan đến cả kiến thức hóa học lẫn toán học, đôi khi bài toán
tổng hợp yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học từ trước kết hợp
với những kiến thức vừa học để giải. Tùy vào mục đích của bài tập có thể giải
dưới nhiều hình thức và nhiều cách giải khác nhau.
II. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học và xu hướng xây dựng bài
tập hoá học trong giai đoạn hiên nay:
1. Ý nghĩa, tác dụng của BTHH trong
giảng dạy hóa học:
a. Ý nghĩa trí dục:
-Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh
động, phong phú hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được các kiến thức vào việc giải bài
tập, học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.
-Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất.
Khi ôn tập, học sinh sẽ buồn chán nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức. Thực
tế cho thấy học sinh chỉ thích giải bài tập trong giờ ôn tập.
-Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng, tính toán theo công
thứchóa học và phương trình hóa học… Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ
rèn luyện các kĩ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp
cho học sinh….
-Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời
sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường.
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.
b.Ý nghĩa phát triển:
Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy
logic, biện chứng, khái quát độc lập, thông minh và sáng tạo.
c.Ý nghĩa giáo dục:
Rèn luyện cho học sinh đức tính chính xác, kiên nhẫn,
trung thực và lòng say mê khoa học Hóa học. Bài tập thực tiễn, thực nghiệm còn có tác dụng
rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn
nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
2.Các xu
hướng xây dựng bài tập hiện nay:
Đối với
BTHH chúng ta cần xây dựng theo các xu hướng như sau:
-Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán phức tạp để
giải (như hệ nhiều ẩn nhiều phương trình, bất phương trình, cấp số cộng, cấp số
nhân,….)
-Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc
rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học.
-Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.
-Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy.
-Xây
dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải
quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong tự nhiên và
cuộc sống.
-Đa
dạng hóa các loại hình bài tập như bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị, sơ
đồ, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm….
-Xây
dựng bài tập có nội dung hóa học phong phú sâu sắc, phần tính toán đơn
giản, nhẹ nhàng.
-Xây
dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng.
II – THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1.
Đối với giáo
viên
Vận dụng các phương pháp dạy học tích
cực hóa hoạt động học tập, tiếp cận với các kĩ thuật dạy học, dần đổi mới
phương pháp dạy học áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng học sinh, nhất là các
học sinh có học lực yếu.
Mặt khác kỹ năng giải toán hóa học chỉ
được hình thành khi học sinh nắm vững lý thuyết, nắm vững các kiến thức về tính
chất hóa học của chất, biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Học sinh phải
hình thành được mô hình giải toán, các
bước để giải môt bài toán hóa học. Do đó để hình thành được kĩ năng giải
nhanh bài tập trắc nghiệm tích hợp thì ngoài việc giúp học sinh nắm được bản
chất của phản ứng thì giáo viên phải hình thành cho học sinh phương pháp giải
nhanh bên cạnh đó rèn luyện học sinh tư
duy định hướng khi đứng trước một bài toán và khả năng phân tích đề bài.
Với thời lượng 2 tiết lý thuyết 1 tiết luyện
tập thì rất khó khăn để hướng dẫn học sinh có kỹ năng giải nhanh bài tập trắc
nghiệm tích hợp với nhiều dạng toán. Chính vì vậy việc cung cấp cho học sinh
các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm tích hợp đồ thị toán học để giúp
học sinh định hướng đúng, xử lí nhanh khi làm bài tập trắc nghiệm là điều rất
cần thiết, nó giúp cho học sinh có tư duy khoa học khi học tập hóa học nói
riêng và các môn học khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2.
Đối với học
sinh
Bài tập trắc ngiệm tích hợp đồ thị toán
học là dạng bài tập rất mới đối với học sinh THPT trong đề thi tuyển sinh của
bộ giáo dục và đào tạo, do đó để giaỉ nhanh dạng toán này học sinh cần có kiến
thức về hóa học và toán học. Học sinh phải nắm vững các quá trình phản ứng xảy ra theo thứ tự nào đồng thời
phải biết vẽ đồ thị toán học.
Các bài tập tích hợp đồ thị toán học nhìn
có vẻ phức tạp nên nhiều học sinh có tư tưởng bỏ qua câu hỏi ở dạng này vì nghĩ
nó chiếm một lượng nhỏ trong tổng số điểm cần đạt, nhưng thực tế khi hiểu rõ
phương pháp giải thì sẽ trở nên cực kì đơn giản.
III – GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi đã
thống kê, tổng hợp, phân loại rồi hệ thống các bài tập thành các dạng sau:
Dạng 1 : Cho CO2 tác dụng với Ca(OH)2 hoặc
Ba(OH)2
Dạng 2 : Sục CO2 vào dung dịch hỗn
hợp Ca(OH)2 , Ba(OH)2
KOH
, NaOH
Dạng 3: Bài toán cho kiềm ( KOH,
NaOH ) vào dung dịch chứa Zn2+
Dạng 4: Bài toán cho
kiềm ( KOH, NaOH ) vào dung dịch chứa
Zn2+
H+
Dạng 5: Bài toán cho kiềm ( KOH,
NaOH ) vào dung dịch chứa Al3+
Dạng 6: Bài toán cho
kiềm ( KOH, NaOH ) vào dung dịch chứa Al3+
H+
PHẦN II : PHÂN DẠNG MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
TÍCH HỢP ĐỒ THỊ TOÁN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI.
Dạng 1 : Cho CO2 tác dụng với Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2
Câu 1: Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị
hình bên(số liệu tính theo đơn vị mol).Nồng độ % chất tan trong dung dịch sau
phản ứng là :
A.30,45%
B.34,05%
C.35,40%
D.45,30% n
0,8 1,2
n(CO2)
Định hướng tư duy giải :
Theo hình vẽ :
n↓(max) = 0,8 è n(Ca(OH)2) =
0,8 è n(CO2) = 1,2
è theo BTNT Ca và C è CaCO3 : a mol
Ca(HCO3)2
: b mol
è
a + b = 0,8 è a = 0,4 mol
a + 2b = 1,2 b = 0,4 mol
è C% ( Ca(HCO3)2
) = 0,4.162 / ( 200 + 1,2.44 – 0,4.100 ) =
30,45%.
è chọn A.
Câu 2: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình
bên(số liệu tính theo đơn vị mol).Giá trị của x là :
A.0,55(mol)
B.0,65(mol)
C.0,75(mol) D.0,85(mol n
0,5
0,35
n(CO2)
Định hướng tư duy giải :
Theo hình vẽ :
n↓(max) = 0,8 è n(Ba(OH)2) =
0,5 è Khi PƯ kết thúc : n(BaCO3) = 0,35
è BTNT Ba è n(Ba(HCO3)2 = 0,5 –
0,35 = 0,15 mol.
è BTNT C è n(CO2) = 0,35
+ 0,15.2 = 0,65 mol. è Chọn B.
Câu 3: Sục CO2 vào dung dịch
Ba(OH)2 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên(số liệu tính theo đơn vị
mol).Giá trị của x là :
A.1,8(mol)
B.2,2(mol) n↓
C.2,0(mol)
D.2,5(mol)
a
0,5a
n(CO2)
1,5
x
Định hướng tư duy giải :
Theo hình vẽ :
n↓(max) = a è n(Ba(OH)2) =
a è Khi PƯ kết thúc : n(BaCO3) = 0,5a
è BTNT Ba è Ba(HCO3)2 : 0,5 a và
BaCO3 : 0,5a
è BTNT C è 1,5a = 1,5 è a = 1
Tại x ta có : BTNT C + Ba è n(Ba(HCO3)2) = a = 1 è x = 2 mol.
Câu 4: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình
bên(số liệu tính theo đơn vị mol).Giá trị của x là :
A.0,1(mol) B.0,15(mol)
C.0,18(mol) D.0,20(mol) n↓
0,7
x
1,2 n(CO2)
Định hướng tư duy giải :
Theo hình vẽ :
n↓(max) = 0,7 è n(Ba(OH)2) = 0,7 è n(CO2) = 0,7 è lượng kết tủa bị hòa tan
là
1,2 – 0,7 = 0,5
mol è n(CO2) = 1,2 mol è n↓ = x = 0,7 – 0,5 = 0,2 mol
Câu 5: Sục CO2 vào dung dịch
Ba(OH)2 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên(số liệu tính theo đơn vị
mol).Giá trị của x là :
A.0,60(mol)
B.0,50(mol)
C.0,42(mol) D.0,62(mol) n ↓
x
0,2
0,8 1,2
n(CO2)
Định hướng tư duy giải :
Theo hình vẽ tại vị trí: n(CO2)
= 1,2 = n↓ (max) + n↓ (max) – 0,2
è n↓ (max) = 0,7 mol
è n(CO2) = 0,8 = n↓ (max) + n↓ (max) – x è x = 2. n↓ (max) – 0,8 =
0,6 mol.
Dạng 2 : Sục CO2 vào dung dịch hỗn
hợp Ca(OH)2 , Ba(OH)2
KOH , NaOH
Với dạng toán này chú ý các quá trình như sau (Theo hình vẽ):
n↓
NV1 NV2
NV3 NV4 n(CO2)
Khi làm bài cần quan sát kỹ trên hình vẽ xem CO2 đã làm những nhiệm vụ gì?
Sau đó lập các phương trình đơn giản rồi suy ra đáp số.
Thứ tự nhiệm vụ của CO2
là :
Nhiệm vụ 1 : Biến
Ca(OH)2 à CaCO3
Ba(OH)2 à BaCO3
Nhiệm vụ 2 : Biến
NaOH à Na2CO3
KOH à K2CO3
Nhiệm vụ 3 : Biến
Na2CO3
à NaHCO3
K2CO3 à KHCO3
Nhiệm vụ 4 : Biến
CaCO3 à Ca(HCO3)2
BaCO3 à Ba(HCO3 )2
Các bài tập
ví dụ điển hình
Câu 1: Dung dịch A chứa a mol Ba(OH)2. Cho m gam NaOH vào A sau đó sục CO2
(dư) vào ta thấy lượng
kết tủa biên đổi theo đồ thị (Hình bên).
Giá trị của a + m là
:
A.20,8 B.20,5 C.20,4
D.20,6
n↓
a
a a + 0,5 1,3
n(CO2)
Định hướng tư duy giải :
Lượng kết tủa chạy ngang (không đổi ) là quá trình NaOH à NaHCO3
Do đó ta có ngay : m = 0,5.40 = 20
Lượng kết tủa chạy đi xuống (giảm) là quá trình BaCO3 à Ba(HCO3)2
è a = (1,3 – 0,5 ) / 2 = 0,4 è m + a = 20,4 è chọn C
Câu 2: Sục CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm
Ca(OH)2 và NaOH ta quan sát
hiện tượng theo đồ thị hình bên(số liệu tính theo đơn vị mol).Giá trị của x
là :
A.0,64(mol)
B.0,58(mol) C.0,68(mol) D.0,62(mol)
0,1
0,06
a a + 0,5 x
n(CO2)
Định hướng tư duy giải :
Nhiệm vụ 1 : n↓ (max) = a = 0,1 mol è n(Ca(OH)2) = 0,1
Lượng kết tủa không đổi là nhiệm vụ
2 : biến NaOH à Na2CO3
Nhiệm vụ 3: biến Na2CO3 à NaHCO3
a, a + 0,5 è n(NaOH) = n(NaHCO3) = 0,5 mol
Nhiệm vụ 4: n↓(tan) = 0,1 – 0,06 =
0,04 mol
Vậy ta có: Σn(CO2) = x =
a + 0,5 + 0,04 = 0,64 mol.
Câu 3: Sục CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm
Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên(số liệu tính
theo đơn vị mol).Giá trị của x là :
A.0,12(mol)
B.0,11(mol)
C.0,13(mol)
D.0,10(mol)
n↓
x
0,15 0,45 0,5
n(CO2)
Định hướng tư duy giải :
Nhiệm vụ 1 :
n↓ (max) = 0,15 mol è n(Ca(OH)2) = 0,15
mol
Lượng kết tủa không đổi là nhiệm vụ 2 : biến NaOH
à Na2CO3
Nhiệm vụ 3: biến Na2CO3 à NaHCO3
0,15, 0,45 è n(NaOH) = n(NaHCO3)
= 0,45 – 0,15 = 0,3 mol
Nhiệm
vụ 4: n↓(tan) = 0,5 – 0,45 = 0,05
mol
Vậy ta có: n↓(sau pư) = x = n↓
(max) - n↓(tan) = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol
Câu 4: Sục CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm
Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính
theo đơn vị mol).Giá trị của x là :
A.0,45(mol) B.0,42(mol) C.0,48(mol) D.0,60(mol)
x
0,6a a 2a 3 n(CO2)
Định hướng tư duy giải :
Nhiệm vụ 1 :
n↓ (max) = a mol è n(Ca(OH)2) = a
mol
Lượng kết tủa không đổi là nhiệm vụ 2 : biến KOH à K2CO3
Nhiệm vụ 3: biến K2CO3 à KHCO3
a, 2a è n(KOH) = n(KHCO3)
= 2a – a = a mol
Nhiệm
vụ 4: Hòa tan hết kết tủa: n↓(tan)
= a mol
Vậy ta có: a + a + a
= 3 è a = 1 è x
= 0,6a = 0,6 mol. è Chọn D
Câu 5 : Sục CO2 vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu
được 19,7 gam kết tủa.Trong các đồ thị hình vẽ dưới đây.Đồ thị nào thể hiện
đúng theo kết quả của thí nghiệm trên (số liệu tính theo đơn vị mol):
A. B.
n↓ n↓
0,2
0,1
0,2 0,4 0,5 0,2 0.6
0,7
C. D.
n↓ n↓
0,2
0,2
0,1
0,1
0,2
0,6 0,65 0,2 0,4 0,6
Định hướng tư duy giải :
Từ các đồ thị ta thấy CO2 đã thực
hiện 4 nhiệm vụ.
Vì nNaOH = 0,2 è độ dài đoạn kết tủa chạy
ngay phải là: 0,2 è Loại ( B và C )
n↓ (max) = 0,2
n↓ (sau pư) = 0,1 mol è n↓ (tan) = 0,1 ,ol è đoạn kết tủa đi xuống là 0,1 mol
è Loại D è chọn A
Câu 6: Cho 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch chứa hỗn
hợp KOH 0,24M và Ba(OH)2 0,48M.Trong các đồ thị sau,trường hợp nào thể hiện
đúng quá trình thí nghiệm trên (số liệu tính theo đơn vị mol).
A. B.
n↓ n↓
0,24
0,24
0,2
0,16
0,25 0,36 0,4 0,24 0.36 0,4
C. D.
n↓ n↓
0,24 0,24
0,18
0,2
0,24 0,34 0,4 0,24 0,36
0,4
Định hướng tư duy giải :
Ta có n(CO2) = 0,4
; n(Ba(OH)2 ) = 0,24; n(KOH) = 0,12 mol
Vì n(Ba(OH)2 ) = 0,24 è Tại vị trí n↓ (max) thì n(CO2) = 0,24 è loại A
Vì n(KOH) = 0,12 mol è Độ dài kết tủa chạy ngang ( không đổi ) là 0,12
ð Loại C.
ð B không hợp lý vì lượng kết tủa giảm 0,08 mol tuy nhiên lượng CO2
chỉ tăng 0,04 mol.
ð Chọn D.
Dạng 3: Bài toán cho kiềm
( KOH, NaOH ) vào dung dịch chứa Zn2+
Khi cho kiềm ( KOH , NaOH ) vào dung dịch chứa Zn2+ ta hãy xem
như OH- làm 2 nhiệm vụ:
·
Nhiệm vụ 1: Đưa kết tủa
lên cực đại. 2OH- + Zn2+ à Zn(OH)2
·
Nhiệm vụ 2: Hòa tan kết
tủa: 2OH- + Zn2+ à ZnO22-
n↓
n↓(max)
Nhiệm vụ 1 Nhiệm vụ 2
n(OH-)
Một số bài
toán điển hình
Câu 1: Cho KOH vào dung dịch chứa ZnCl2
ta thấy hiện tượng thi nghiệm theo hình vẽ bên. (số liệu tính theo đơn vị
mol).Giá trị x là :
A.0,3 B.0,4
C.0,2 D.0,25
n↓
n↓(max)
x
2,6 3 n(OH-)
Định hướng tư duy giải :
Từ hình vẽ ta thấy với n(OH-) = 3 mol thi OH- hoàn
thành cả 2 nhiệm vụ
Do đó n↓ (max) = ¾ = 0,75 mol
Khi n(OH-) = 2,6 mol
ta có 2,6 = 2. n↓ (max) + 2(n↓
(max) – x ) =2.075 + 2(0,75 – x)
ð x = 0,2 mol
ð chọn C
Câu 2: Cho KOH vào dung dịch chứa ZnCl2
ta thấy hiện tượng thi nghiệm theo hình vẽ bên. (số liệu tính theo đơn vị
mol).Giá trị x là :
A.3,4 B.3,2
C.2,8 D.3,6
n↓
n↓(max)
0,4
x 4 n(OH-)
Định hướng tư duy giải :
Từ hình vẽ ta thấy với n(OH-) = 4 mol thì OH- hoàn
thành cả 2 nhiệm vụ.
Do đó n↓ (max) = 4/4 = 1 mol
Khi n(OH-) = x mol
ta có: x = 2. n↓ (max) + 2(n↓ (max) – 0,4 ) =2.1 +
2(1 – 0,4)
ð x = 3,2 mol
ð chọn B
Câu 3: Cho NaOH vào dung dịch chứa ZnCl2
ta thấy hiện tượng thi nghiệm theo hình vẽ bên. (số liệu tính theo đơn vị
mol).Giá trị x là :
A.0,32 B.0,42
C.0,35 D.0,40
n↓
x
0,4
0,3 1,3 n(OH-)
Định hướng tư duy giải :
Từ hình vẽ ta thấy với n(OH-) = 0,3 mol hoặc 1,3 mol thì lượng
kết tủa như nhau
Bằng 0,3/2 = 0,15 ( mol).
Ta thấy n↓ (max) = x ( mol).
Khi n(OH-) = 1,3 mol ta có :
1,3 = 2. n↓ (max) + 2(n↓ (max) – 0,15 ) = 2x + 2( x – 0,15 ) = 4x – 0,3 è x = 0,4
ð chọn D.
Câu 4: Cho NaOH vào dung dịch chứa ZnSO4
ta thấy hiện tượng thi nghiệm theo hình vẽ bên.(số liệu tính theo đơn vị mol)
.Giá trị x là :
A.0,5 B.0,4
C.0,6 D.0,7
n↓
x
0,5x
1,8 n(OH-)
Định hướng tư duy giải :
Từ hình vẽ ta thấy với n(OH-) = 0,3 mol
ta có :
1,8 = 2. n↓ (max) + 2(n↓ (max) – 0,5x ) = 2x + 2( x – 0,5x ) = 3x è x = 0,6
ð chọn C.
Dạng 4: Bài toán cho kiềm ( KOH, NaOH ) vào dung dịch chứa Zn2+
H+
Khi cho kiềm (KOH,NaOH )
vào dung dịch chứa Zn2+
H+
ta hãy xem như OH- làm
các nhiệm vụ sau :
Nhiệm vụ 1 : Trung hòa lượng axit H+
Nhiệm vụ 2 : Đưa kết tủa lên cực đại.
Nhiệm vụ 3 : Hòa tan kết
tủa.
n↓
n↓ (max)
NV1 NV2 NV3 n(OH-)
Câu 1: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và
b mol ZnCl2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính
theo đơn vị mol) : Tổng giá trị của a + b là
A. 1,4
B. 1,6 C.
1,2 D.
1,3
n↓
0,4
0,6 1,4 2,2 n(OH-)
Định hướng tư duy giải :
Dễ thấy n(H+) = a = 0,6 mol
Khi n(OH-) = 2,2 è 2,2 = 0,6 + 2b +
2(b – 0,4 ) è b = 0,6 mol è chọn C
NV1 NV2
NV3
Câu 2. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b
mol ZnCl2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo
đơn vị mol) : Tỷ lệ a : b là :
A. 3 : 2 B.
2 : 3 C.
1 : 1 D. 2 : 1.
n↓
b
0,5b
0,4 1,6 n(OH-)
Định hướng tư duy giải :
Dễ thấy n(H+) = a = 0,4 mol
Khi n(OH-) = 1,6 è 1,6 = 0,4 +
2b + 2(b – 0,5b ) è b = 0,4 mol è chọn C
NV1
NV2 NV3
Vậy a : b = 0,4 : 0,4 = 1: 1
Câu 3. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và
x mol ZnSO4, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính
theo đơn vị mol). Giá trị của x (mol) là :
A. 0,4 B.
0,6 C.
0,65 D.
0,7
n↓
x
0,25 0,45 2,45 n(OH-)
Định hướng tư duy giải :
Dễ thấy n(H+) = a = 0,25 mol
Khi n(OH-) = 0,45 mol hoặc 2,45 mol thì lượng kết tủa như nhau và bằng
( 0,45 – 0,25 )
/2 = 0,1 mol
è Với n(OH-) = 2,45 = 0,25
+ 2x + 2(x – 0,1 ) è x = 0,6 mol è chọn B
NV1
NV2 NV3
Dạng 5: Bài toán cho kiềm
( KOH, NaOH ) vào dung dịch chứa Al3+
Đặc điểm cần chú ý của bài toán .
(1) OH- làm 2 nhiệm vụ.
+ Nhiệm vụ 1 : Đưa kết tủa lên cực đại.
+ Nhiệm vụ 2 : Hòa tan kết tủa.
(2) tỷ lệ mol
+ ở nhiệm vụ 1 là 1:3 3OH- + Al3+ à Al(OH)3
+ ở nhiệm vụ 2 là 1 :1 OH- +
Al(OH)3 à AlO2-
n↓
n↓( max)
n(OH-)
NV1 3a NV2
4a
Bài tập vận dụng
Câu 1 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3,kết quả thí nghiệm
được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).Giá trị của x là
:
A.0,12
B.0,14 C.0,15 D.0,20
n↓
x
0,1
0,5 n(OH-)
Định hướng tư duy giải :
Từ đồ thị ta dễ thấy : n(OH-) = 3x
+ ( x – 0,1 ) = 0,5 è x = 0,15 mol
NV1 NV2
Câu 2 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3,kết quả thí nghiệm
được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).Giá trị của x là
:
A.0,412 B.0,456
C.0,515
D.0,546
n↓
a
0,2a
n(OH-)
0,36 x
Định hướng tư duy giải :
Từ đồ thị ta dễ thấy : n(OH-) = 3a
= 0,36 è a = 0,12 mol
Khi đó ta có : n(OH-) = x
= 3a +
( a – 0,2a) = 3.0,12 +
0,8.0,12 = 0,456 mol
NV1 NV2
Câu 3 : Khi nhỏ từ từ đến dư
dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3,kết quả thí
nghiệm được
biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).Giá trị của x là :
A.0,412 B.0,426
C.0,415 D.0,405
n↓
a
0,06
n(OH-)
x 0,48
Định hướng tư duy giải :
Từ đồ thị ta
dễ thấy : a = n↓(max) = x/3
Khi đó ta có
: n(OH-) = 0,48 = 3.x/3 +
(x/3 – 0,06 ) è x = 0,405 mol è chọn D
NV1 NV2
Câu 4 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3,kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).Giá
trị của x là :
A.0,18 B.0,17 C.0,15 D.0,14
n↓
x
n(OH-)
0,24 0,64
Định hướng tư duy giải :
Từ đồ thị ta dễ thấy tại vị trí :
n(OH-) = 0,24 è n↓ = 0, 08
Khi đó ta có : n(OH-) = 0, 64 = 3.x + (x - 0, 08)è x = 0,18(mol) →Chọn A
NV1 NV2
Câu 5 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3,kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).Giá
trị của x là :
A.0,80 B.0,84 C.0,86 D.0,82
n↓
0,24
n(OH-)
0,42 x
Định hướng tư duy giải :
Từ đồ thị ta dễ thấy tại vị trí :
n(OH-) = 0, 42 è n↓ = 0,42/3 = 0,14 mol
Khi đó ta có : n(OH-) = x = 0, 24.3 + (0, 24 - 0,14) => x = 0,8
2(mol) →Chọn D
NV1 NV2
Câu 6 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3,kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).Biểu
thức liên hệ
giữa x và y là :
A.3y – x = 1,44 ; B.3y – x = 1,24
C.3y + x = 1,44 ; D.3y + x = 1,24
n↓
n(OH-)
x
0,36 y
Định hướng tư duy giải :
Từ đồ thị ta dễ thấy tại
vị trí : n(OH-) = x = n↓ = x/3 (mol)
n↓(max) = 0,36/3 = 0,12 (mol)
Khi đó ta có : n(OH-) = y = 0,12.3 + ( 0,12 – x/3) à 3y + x = 1,44 ( mol)
NV1 NV2
→Chọn C
Câu 7 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3,kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).Tỷ lệ
x : y là :
A.7 : 8 B.6 : 7 C.5 : 4 D.4 : 5
n↓
a
0,5a
n(OH-)
x
0,36 y
Định hướng tư duy giải :
Từ đồ thị ta dễ thấy : x = 3a
y = 3a + ( a – 0,5a ) à y = 3,5a (mol) à x/y = 6/7
NV1 NV 2
→Chọn B
Dạng 6: Bài toán cho kiềm ( KOH, NaOH ) vào dung dịch chứa Al3+
H+
Đặc điểm cần chú ý của
bài toán .
(1) OH- làm 3 nhiệm vụ.
+ Nhiệm vụ 1 : Trung hòa H+
+ Nhiệm vụ 2 : Đưa kết tủa lên cực đại.
+ Nhiệm vụ 3 : Hòa tan kết tủa.
(2) tỷ lệ mol
+ ở nhiệm vụ 1 là 1 :1 OH-
+
H+ à H2O
+ ở nhiệm vụ 2 là 1:3 3OH- + Al3+ à Al(OH)3
+ ở nhiệm vụ 3 là 1 :1 OH- +
Al(OH)3 à AlO2-
n↓
n↓( max)
n(OH-)
NV1 NV2 NV3
Bài tập vận dụng
Câu 1: ( ĐH KHỐI A – 2014
) Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn
hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị
sau : Tỉ lệ a : b là
A. 4 : 3 B.
2 : 3 C.
1 : 1 D. 2 : 1.
n↓
n↓( max)
0,4
0
n(OH-)
0,8 2,0 2,8
Định hướng tư duy giải :
Nhìn vào đồ thị ta thấy ngay :
n(H+) = a = 0,8 (Nhiệm
vụ 1 của OH- )
Tại vị trí : n(OH-) = 2,8 = 0,8 + 3b + b
- 0,4 à b = 0, 6 mol
NV1 NV2 NV3
Vậy ta có : a/b = 4/3 →Chọn A
Câu 2 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 và
HCl,kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị
mol).
Tỷ lệ x : a là :
A.4,8 B.5,0 C.5,2 D.5,4
n↓
a
0,4
0 n(OH-)
0,6 2,2 x
Định hướng tư duy giải :
Nhìn vào đồ thị ta thấy ngay :
n(H+) = a = 0,6 (Nhiệm vụ
1 của OH- )
n↓( max) = a
Tại vị trí : n(OH-) = 2,2 =
0,6 + 3a + (a
- 0,4) à a = 0, 5 mol
NV1 NV2 NV3
Vậy ta có : x = 0,6 + 3a + ( a – 0) à x =2,6 mol à x/a = 2,6/0,5 = 5,2 →Chọn
C
NV1 NV2 NV3
PHẦN III: KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Để
có sự đánh giá khách quan sau thời gian ứng dụng đề tài “Phương pháp giải nhanh dạng bài
tập trắc nghiệm tích hợp đồ thị toán học
” vào thực tiễn giảng dạy tôi đã chọn ra 3 lớp 12 đó là:
12A2, 12A3 và 12A4
Trường THPT Việt Đức.
- Trong đó: Lớp 12A4 làm đối chứng
và lớp 12A2, 12A3 làm thực nghiệm. Ba lớp này có các lực
học tương đương nhau.
* Kết
quả kiểm tra sau khi đưa ra phương pháp.
Tôi tiến hành kiểm tra các em bằng đề kiểm
tra với 15 câu 100% trắc nghiệm trong thời gian 30 phút
Cho kết quả như sau:
TT |
Lớp |
Sĩ số |
Điểm |
|||||||||
9 - 10 |
8 |
7 |
5 - 6 |
<5 |
||||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|||
1 |
12A2 |
45 |
6 |
13,3 |
10 |
22,2 |
12 |
26,7 |
11 |
24,4 |
6 |
13,4 |
2 |
12A3 |
40 |
2 |
5,0 |
8 |
20,0 |
9 |
22,5 |
14 |
35,0 |
9 |
22,5 |
3 |
12A4 |
42 |
0 |
0,0 |
2 |
4,8 |
5 |
11,9 |
19 |
45,3 |
16 |
38,0 |
Qua kết quả thống kê thu được từ hai bảng
trên: Ta thấy sự khác biệt, hiệu quả của đề tài. Hơn thế nữa thông qua những lần kiểm tra đánh giá , và trong quá
trình học tập có nhiều học sinh ngoài vận dụng tốt phương pháp còn biết phát
huy phương pháp giải nhanh. Kết quả thực nghiệm trên bước đầu đã khẳng định
tính đúng đắn, hiệu quả của đề tài.
Với
bản thân Tôi qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để viết sáng kiến
đã
tích lũy thêm vốn kiến thức và thêm một số kinh nghiệm trong giảng dạy. Từ đó
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của mình.
PHẦN IV : KẾT LUẬN
·
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, chúng tôi luôn bám sát mục
đích, nhiệm vụ đề tài đặt ra, Giúp cho học sinh có Phương pháp giải nhanh dạng bài tập trắc nghiệm tích hợp
đồ thị toán học thông qua việc phân loại và nêu phương pháp giải . Từ đó, các em cảm thấy
thích thú, yêu thích môn hóa học và có ý thức tự học tốt hơn.
·
trên cơ sở đó, đề tài đã căn bản hoàn thành những vấn đề sau:
v
Nghiên cứu cơ sở lý luận
của “Phương
pháp giải nhanh dạng bài tập trắc nghiệm tích hợp đồ thị toán học ”
v
Phân 1oại bài toán trắc nghiệm tích hợp đồ thị toán học
v
.Đưa ra phương pháp thống
nhất để giải từng dạng bài tập trắc nghiệm tích hợp đồ thị toán học
v
Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường
trung học phổ thông để khẳng định hiệu quả và tính khả thi của các phương pháp
giải .Những kết quả thu được đã xác định hiệu quả của phương án thực nghiệm.
PHẦN V: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
- Đối với giáo viên: Trong sách giáo khoa
không trình bày, sách tham khảo trình bày sơ sài số lượng bài tập ít. Vì vậy
trong quá trình giảng dạy ở các tiết ôn tập, tiết bồi dưỡng giáo viên nên đưa
các phương pháp giải bài tập vào, phối hợp các phương pháp hiệu quả giúp học
sinh vận dụng có thể giải rất nhanh các bài tập trắc nghiệm, đáp ứng được yêu cầu
hiện nay.
- Đối
với học sinh: Phải hiểu rõ nội dung các định luật, các quy luật trong hóa học,
các quy tắc trong hóa học: Tỉ lệ mol, cân bằng PTHH, viết quá trình nhường - nhận
electron, các bán phản ứng của phản ứng oxi hóa - khử,....
Là một giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy,
thời gian công tác còn ít nên trong quá trình làm sáng kiến không tránh khỏi
sai sót kính mong Hội đồng khoa học, các đồng nghiệp có những đóng góp ý kiến để
được hoàn thiện hơn, mở rộng về nội dung của sáng kiến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Quách Văn Long – Phân loại và phương pháp giải nhanh bài tập hóa học 12 – NXB ĐHQG Hà Nội,
2013.
2.
Cao Thị Thiên An – Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học - NXB ĐHQG Hà Nội,
2013.
3.
Sách giáo khoa hóa học 12 cơ bản và nâng cao lớp 12.
4.
Đề thi tuyển sinh ĐH khối A – 2014 của bộ GD – ĐT.
0 Nhận xét