THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC
CHỦ ĐỀ VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐỂ PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 10 - THPT
Sau khi học xong, HS có khả
năng:
1. Năng lực sinh học
Năng lực nhận thức kiến thức sinh học
- Nêu được
khái niệm và cấu tạo của virut, nêu tóm tắt chu trình nhân lên của virut trong
tế bào chủ.
- Nêu được
khái niệm bệnh truyền nhiễm; interferon; miễn dịch.
- Nêu được
tác hại của virut, cách phòng tránh và một số ứng dụng của virut.
- Biết được
các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm.
- Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu
và đặc hiệu; miễn dịch thể dịch và miễn
dịch tế bào.
-
Vận dụng kiến thức để phòng chống các bệnh do virus gây ra ở một số loại cây
trồng, vật nuôi và con người.
Năng lực tìm hiểu thế giới sống
- Khả năng giao tiếp và
hợp tác nhóm: KN điều tra; KN thu thập thông tin; KN viết báo cáo.
- Tìm hiểu tự nhiên và xã hội
Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học
- Vận dụng kiến thức đã học
để hỗ trợ gia đình chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Vận dụng kiến thức đã học
để bảo vệ sức khỏe (phòng tránh các bệnh do virut gây ra, bệnh truyền nhiễm,
HIV/AIDS,...), lối sống lành mạnh ở tuổi vị thành niên và tuyên truyền đến mọi
người.
2. Năng lực chung
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm: KN
tổ chức nhóm, lập kế hoạch hợp tác, tạo môi trường hợp tác, giải quyết các mâu
thuẫn, diễn đạt ý kiến, lắng nghe phản hồi trong thảo luận nhóm khi thu thập
thông tin, mẫu vật và viết báo cáo.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trung thực khi thu thập
thông tin, mẫu vật.
- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
trong công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
- Nhân ái: không phân biệt, kì thị
đối với những người người nhiễm HIV, Covid - 19, ... giúp họ vượt qua bệnh.
Bước 2:
Xác định các mạch nội dung cơ bản của chủ đề
- Chủ đề gồm 4 bài: 29,30,31,32 chương III – Sinh học 10
- Nội dung cốt lõi:
+ Khái niệm và cấu trúc, hình thái virus ( nhóm kiến thức cấu tạo, hình
thái )
+ Sự nhân lên của virus và phương thức lây truyền các bệnh truyền nhiễm (
nhóm kiến thức quá trình )
+ Ứng dụng của virus
+ Một số bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
Bước 3:
Xác định các dạng HĐTN trong chu trình trải nghiệm của mỗi mạch nội dung gắn
với mục tiêu dựa trên vốn kinh nghiệm của HS.
Qua phân
tích mạch nội dung kiến thức của chủ đề Virut và bệnh truyền nhiễm thì cần
xác định chu trình trải nghiệm và các HĐTN tương ứng với các nội dung: Khái
niệm virut; Cấu tạo virut và hình thái; Chu trình nhân lên của virut;
Ứng dụng của virut trong thực tiễn; Một số bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
Thiết kế chu trình HĐTN ở nội dung “Virut và bệnh
truyền nhiễm”: Chu trình trải nghiệm gồm 4 pha: trải nghiệm cụ thể
=> Quan sát phản ánh => Trừu tượng hóa khái niệm => Thử nghiệm tích
cực.
Các pha |
Mục tiêu |
Hoạt động |
Trải nghiệm cụ thể |
-
Nhận biết các các loại virut (VR). Giúp
HS vận dụng KT, KN đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gia
đình, nhà trường và cộng đồng. - KN quan sát, KN điều tra; KN thu thập thông tin |
Quan sát, thu thập mẫu
vật, hình ảnh và thông tin |
Quan sát phản ánh |
- HS
thảo luận và nêu được các khái niệm; biết được chu trình
nhân lên của VR, phương thức lây lan bệnh truyền nhiễm. - KN viết báo cáo |
Thảo luận |
Trừu tượng hóa khái niệm |
Khái
niệm Virus; Cấu tạo và hình thái; Chu trình nhân
lên của virut; Ứng dụng của virut trong thực tiễn; Một số bệnh truyền nhiễm
và miễn dịch. |
Xây dựng sơ đồ tư duy |
Thử nghiệm tích cực |
Tìm hiểu một số bệnh
truyền nhiễm do virut và một số ứng dụng của virut trong thực tiễn |
Dự án |
Bước 4: Xây dựng tiến trình HĐTN cho
mỗi pha
Pha |
Thời
gian |
Địa
điểm |
Hoạt
động |
Phương
tiện |
Trải nghiệm cụ thể |
1 tuần |
Thư viện và các trang trại ở địa phương |
Nghiên cứu thực địa |
Tranh ảnh, số liệu, mẫu vật. |
Quan sát phản ánh |
1 tiết |
Lớp học |
Thảo luận viết báo cáo |
PHT |
Trừu tượng
hóa khái niệm |
BT lý thuyết |
Giấy, bút, bút màu |
||
Thử nghiệm tích cực |
1 tháng |
Ở nhà |
Dự án |
Mẫu vật; Phiếu học tập |
Các hoạt
động cho từng pha:
Pha: Trải
nghiệm cụ thể:
* Hoạt động 1.
GV cho học sinh tiến hành sưu tầm hình ảnh về hình
thái và cấu tạo virus; hình ảnh và thông tin về một số loại bệnh do VR gây nên
ở người, động vật, thực vật ( sưu tầm thêm mẫu thực vật bị bệnh do
virus )
* Hoạt động 2.
GV nêu nhiệm
vụ: HS sưu tầm hình ảnh về một số loại bệnh do VR gây ra ở người,
động vật và thực vật.
- Nhóm 1: thu thập mẫu vật, sưu tầm tranh
ảnh về một số loại bệnh do VR gây nên ở người, động vật, thực vật.
- Nhóm 1: thu thập mẫu vật, sưu tầm tranh
ảnh về một số loại bệnh do VR gây nên ở động vật.
- Nhóm 1: thu thập mẫu vật, sưu tầm tranh
ảnh về một số loại bệnh do VR gây nên ở thực vật.
* Hoạt động 3. Củng cố và
hoàn thiện:
+
Học sinh làm báo cáo về tranh ảnh, mẫu vật và thông tin đã thu
thập được và báo cáo kết quả trước lớp.
+
GV thu một số tranh ảnh, mẫu vật của các nhóm có kết quả tốt, khá,
trung bình và chưa đạt yêu cầu để nhận xét trước lớp và rút kinh nghiệm
Pha: Quan
sát phản ánh: Báo cáo, thảo luận.
Các
nhóm lần lượt báo cáo đánh giá kết quả thu thập mẫu vật, tranh ảnh tranh ảnh về một số loại bệnh do VR gây nên ở người, động vật, thực vật.
VR gây bệnh |
Ở Người |
Ở Động Vật |
Ở Thực vật |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
Hs thảo luận nhóm, bổ sung, góp ý cho báo cáo của
nhóm bạn và hoàn thiện bài báo cáo của nhóm mình. Ngoài ra, các nhóm thảo luận
trả lời 1 số câu hỏi:
- Theo em có thể nuôi cấy VR trên môi trường
nhân tạo như vi khuẩn được không?
- Vì sao mỗi loại VR chỉ xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
- Hãy nêu tầm quan trọng của đấu tranh sinh
học trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn bền vững?
- Dựa vào các con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do VR thì phải
thực hiện những biện pháp gì?
- Xung quanh ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh nhưng vì sao đa số
chúng ta vẫn sống khỏe mạnh?
Pha: Trừu tượng
hóa khái niệm ( xây dựng ) sơ đồ tư duy
Pha: Thử nghiệm tích cực: Dự án
Tên dự án: Tìm hiểu một số loại bệnh
do VR gây nên ở người, động vật, thực vật
GV hướng dẫn HS Tìm
hiểu một số loại bệnh do VR gây nên ở người, động vật, thực vật.
HS tìm tài liệu trên internet, sách báo, phỏng vấn các bác sĩ và thiết kế các
poster tuyên truyền về phòng chống các bệnh truyền nhiễm ở người.
Bước 5: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS trong
HĐTN
Tự luận:
Câu 1: Thế nào là bệnh truyền nhiễm?
Bệnh truyền
nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật
sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Ví dụ: Bệnh cúm mùa lây trực tiếp
từ người sang người, bệnh sốt xuất huyết lây từ người sang người qua muỗi đốt,
bệnh cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người.
Câu 2. Thế nào là dịch bệnh truyền nhiễm?
Luật Phòng,
chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định “Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền
nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường
trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định”. Tuy nhiên, khái
niệm trên được hiểu với những bệnh đã từng xảy ra trước đó (điển hình là cúm và
sốt xuất huyết). Trường hợp hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) xuất
hiện năm 2002 hay hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện năm 2012 và dịch
Covid-19 lần này là những bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện thì các cơ quan y tế
sẽ căn cứ vào khả năng lây lan, mức độ gây tử vong, đã có thuốc đặc trị và vắc
xin chưa để cân nhắc xác định dịch.
Câu 3. Dịch Covid-19 là gì?
Dịch Covid-19
viết tắt của cụm từ “Coronavirrus disease 2019”, là dịch bệnh do virus corona
gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019. Dịch bệnh này xuất hiện đầu tiên ở thành
phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó nhiều người cùng bị viêm Học viện
Quân y 100 câu hỏi đáp về dịch bệnh Covid-19 12 đường hô hấp cấp. Tác nhân gây
bệnh sau đó được xác định là một chủng mới của virus Corona. Chủng virus mới
này được tìm ra năm 2019 nên được ký hiệu là 2019-nCoV (viết tắt của cụm từ
“2019 Novel Coronavirus”). Vì thế ban đầu dịch bệnh này có tên là “Dịch viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona 2019-nCoV”
4.
Thời gian ủ bệnh của COVID-19 là bao lâu?
-Trung bình khoảng từ 4 đến 5 ngày và hầu như luôn trong khoảng từ 1 đến 14
ngày.
Gần 98% số người có triệu chứng sẽ có diễn
biến như vậy trong 12 ngày hoặc ít hơn sau khi họ bị nhiễm bệnh.
Trắc nghiệm:
Câu 1: Để có thể gây bệnh, các tác nhân gây
bệnh truyền nhiễm phải đảm bảo điều kiện nào sau đây ?
A. Con đường xâm
nhập thích hợp
B. Đủ độc lực
C. Số lượng
nhiễm đủ lớn
D. Tất cả các
phương án đưa ra
Câu 2: Chọn
phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau đây: Tùy loại vi sinh vật mà bệnh
truyền nhiễm có thể lan truyền theo các con đường khác nhau theo 2 phương thức
lan truyền là …(1)… và …(2)…
A. 1 - Truyền
thẳng; 2 - truyền chéo
B. 1 - Truyền
ngang; 2 - truyền dọc
C. 1 - Truyền
thẳng; 2 - truyền ngang
D. 1 - Truyền
ngang; 2 - truyền chéo
Câu 3: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của
tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai
đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn hấp
phụ
B. Giai đoạn xâm
nhập
C. Giai đoạn tổng
hợp
D. Giai đoạn
phóng thích
Câu 4: Hoạt động
xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ
là:
A. Tổng hợp axit
nucleic cho virut
B. Tổng hợp
protein cho virut
C. Giải phóng bộ
gen của virut vào tế bào chủ
D. Lắp axit
nucleic vào protein để tạo virut
Câu 5 : Bệnh
nào sau đây do virut gây ra, thông qua chim sau đó xâm nhập vào người?
A.
Bệnh cúm H5N1
B.
Bệnh viêm gan B
C.
Bệnh sốt rét
D.
Bệnh sốt xuất huyết
Câu 6: Chu
trình tan là chu trình
A.
Lắp axit nucleic vào protein vỏ.
B.
Bơm axit nucleic vào chất tế bào.
C.
Đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào.
D.
Virut nhân lên và phá vỡ tế bào.
Câu 7: Khi
xâm nhập vào cơ thể người, HIV sẽ xâm nhập vào tế bào nào dưới đây?
A. Hồng cầu
B. Limphô
T
C. Thần kinh
D. Đại thực bào
Câu 8: Dựa
vào đặc điểm nào của virut phago để con người sử dụng chúng trong kĩ thuật
chuyển gen?
A. Phago có tốc
độ nhân lên rất nhanh trong tế bào vật chủ kí sinh.
B. Một số
loại virut phago chứa các đoạn gen không quan trọng, có thể cắt bỏ và thay thế
mà không ảnh hưởng đến quà trình nhân lên của chúng.
C. Phago có chứa
các gen quy định các sản phẩm cần thiết cho con người.
D. Phago
kí sinh trên vi khuẩn, là nhóm vi sinh vật sinh sản nhanh, dễ nuôi cấy để thu
được sinh khối lớn.
Câu 9: Bệnh
truyền nhiễm sau đây không lây truyền qua đường hô hấp là
A. Bệnh SARS
B. Bệnh AIDS
C. Bệnh lao
D. Bệnh cúm
Câu 10: Miễn dịch không đặc hiệu có đặc
điểm nào sau đây?
A. Có tính bẩm
sinh
B. Là miễn dịch học được
C. Có tính tập nhiễm
D. Là miễn dịch tập nhiễm nhưng không bền
vững, sinh vật chỉ có khả năng kháng bệnh một thời gian ngắn sau khi bị bệnh
0 Nhận xét