KHOA HỌC KỸ THUẬT: CHỦ ĐỀ “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC TRÒ CHƠI VĂN HÓA DÂN GIAN CỦA NGƯỜI DTTS LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BẠN TRẺ” - TRUNG ST

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM

TRƯỜNG PT DTNT SA THẦY

 

 

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT

 

 

 

CHỦ ĐỀ: “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC TRÒ CHƠI VĂN HÓA DÂN GIAN CỦA NGƯỜI DTTS LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BẠN TRẺ”

 



 

NHÓM HỌC SINH THỰC HIỆN: Y LÊ NA – Y KIỀU

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN, BẢO TRỢ: NGUYỄN NGỌC TRUNG

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PT DTNT SA THẦY

 

 

Sa Thầy, tháng 12 năm 2020

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT

A. Lí do chọn đề tài

Trò chơi dân gian là một trong những kho tàng của di sản văn hoá và được xem là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Đó là sản phẩm mang tính chất vận động và tinh thần xuất phát từ lao động, sản xuất, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và được lưu truyền bằng miệng, truyền tay, được trình diễn, thi đấu. Từ xa xưa, cha ông ta đã sáng tạo ra trò chơi dân gian, làm nên sự đa dạng và đặc sắc của văn hóa cổ truyền dân tộc, đồng thời qua đó làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán của cư dân các vùng miền đất nước.

Trong ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt, trò chơi dân gian như một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, tạo thêm sợi dây gắn kết mọi người với quê hương, xứ sở thanh bình. Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao. Trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên ý chí kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên giành chiến thắng của mỗi con người, mỗi cộng đồng và tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc.

Tuy nhiên, hiện nay, trong xu thế hội nhập, vì sự ảnh hưởng của nhiều trào lưu văn hoá mới và tác động của cơ chế thị trường đã dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Các giá trị văn hoá, thể thao truyền thống đang có nguy cơ mai một. Thay thế vào đó là các trò chơi mới, hiện đại.

Với sự phát triển của công nghệ giải trí, nhiều khi trò chơi dân gian bị lãng quên. Trẻ em không còn say mê với các trò kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây nữa mà hướng đến các trò chơi hiện đại. Phải nói, các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu vẻ, do công nghệ máy móc đem lại. Nhưng rồi dần dần nó cũng bộc lộ những hạn chế và tác hại. Nhiều trẻ em nghiện trò chơi điện tử vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng xấu tới học tập và tư cách đạo đức. Những trò chơi mang tính bạo lực đang "đầu độc" lớp trẻ, mang đến hậu quả khôn lường. Cho nên bên cạnh việc tổ chức quản lý tốt các trò chơi hiện đại, công nghệ giải trí phát triển lành mạnh thì việc phục hồi các trò chơi dân gian có ý nghĩa sâu sắc. Khi cùng hướng tới mục tiêu giải trí lành mạnh thì trò chơi hiện đại và trò chơi dân gian không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho sân chơi giải trí càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi tầng lớp nhân dân. Trò chơi dân gian cứ lùi khuất dần về quá khứ không phải vì nó cổ và kém hấp dẫn mà cái chính là do chưa được quan tâm phục hồi và phát huy trong cuộc sống hiện đại. Thế hệ trước được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã cao tuổi, còn lớp trẻ, nhất là trẻ em rất ít khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều em không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Do đó, việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển các trò chơi văn hoá dân gian cần phải được chú trọng.

Vì vậy, để bảo tồn và phát huy các trò chơi văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số thì nhóm chúng em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy các trò chơi văn hóa dân gian của người DTTS là trách nhiệm của các bạn trẻ" để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để bảo tồn và phát huy các trò chơi văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra:

- Làm thế nào để các bạn học sinh DTTS gìn giữ được các trò chơi văn hóa dân gian?

- Bằng cách nào để các bạn học sinh DTTS lưu giữ được thiết kế cơ bản và tổ chức chơi một trò chơi văn hóa dân gian?

Đề tài xác định vấn đề nghiên cứu trọng tâm:

- Tìm hiểu thực trạng hiểu biết giúp gìn giữ các trò chơi văn hóa dân gian của HS DTTS trường PT DTNT Sa Thầy.

- Đề ra các giải pháp giúp các bạn HS DTTS nâng cao ý thức giữ gìn các trò chơi văn hóa dân gian độc đáo của dân tộc mình.

- Đề xuất những kiến nghị nhằm tăng cường việc giáo dục văn hóa dân tộc, các trò chơi văn hóa dân gian – nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số cho các thế hệ học sinh.

Mục đích mà đề tài hướng đến:

- Cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu về các trò chơi văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Sa Thầy - tỉnh Kon Tum cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường PT DTNT Sa Thầy.

- Hướng dẫn cho các bạn HS DTTS biết cách gìn giữ, thiết kế cơ bản và biết luật chơi các trò chơi dân gian.

- Mong muốn thế hệ trẻ HS DTTS gìn giữ thiết kế cơ bản và tổ chức chơi một trò chơi văn hóa dân gian, nét văn hóa đẹp của dân tộc mình.

Những đóng góp của đề tài:

Trên cơ sở tham khảo các đề tài cùng nội dung, chúng em chỉ tập trung khai thác những vấn đề sau đây:

- Thứ nhất, tập trung nghiên cứu trò chơi văn hóa dân gian của đồng bào DTTS tại huyện Sa Thầy - tỉnh Kon Tum.

- Thứ hai, Nghiên cứu vai trò của trò chơi dân gian trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS tại huyện Sa Thầy - tỉnh Kon Tum.

- Thứ ba, Khơi dậy niềm tự hào về văn hóa tình thần, các trò chơi văn hóa dân gian của người DTTS.

- Thứ tư, không chỉ chọn học sinh của một khối nghiên cứu mà em còn có sự khảo sát, phỏng vấn các bạn học sinh DTTS ớ các khối khác để có cách nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn về sự hiểu biết về trò chơi văn hóa dân gian.

- Thứ năm, khi nghiên cứu chúng em đã đề ra các nhóm giải pháp không vượt quá khả năng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về trò chơi văn dân gian. Đa số các bạn đều có thể biết được cách thiết kế cơ bản và tổ chức chơi một trò chơi văn hóa dân gian.

C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện dự án, chúng em đã thực hiện tiến trình và phương pháp nghiên cứu như sau:

Đối tượng khảo sát: học sinh DTTS.

Địa điểm khảo sát: HS DTTS khối 8, 9, 10, 11, 12 Trường PT DTNT Sa Thầy.

Cách thực hiện:

- Tiến hành khảo sát lần thứ nhất (tháng 01 năm 2020): Tìm hiểu sự hiểu biết của các bạn học sinh về các vấn đề liên quan đến các trò chơi văn hóa dân gian của người DTTS trước khi thực hiện các giải pháp sau đó thống kê kết quả khảo sát và rút ra kết luận.

- Tiến hành khảo sát lần thứ hai (tháng 12 năm 2020): Tìm hiểu sự hiểu biết của các bạn học sinh về các vấn đề liên quan đến các trò chơi văn hóa dân gian của người DTTS sau khi thực hiện các giải pháp sau đó thống kê kết quả khảo sát và rút ra kết luận.

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, bao gồm:

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp so sánh, phỏng vấn và hỏi chuyên gia.

Giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Học sinh DTTS khối 8, 9, 10, 11 và 12 trường PT DTNT Sa Thầy.

- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020.

- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Học sinh DTTS trường PT DTNT Sa Thầy độ tuổi 14 - 18 tuổi.

- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu sự hiểu biết về các trò chơi văn hóa dân gian của các bạn HS DTTS và kết quả tác động sau khi thực hiện các giải pháp.

Tính mới và sáng tạo

Tính mới

- Tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu về văn hóa, về trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

-  Xây dựng góc dân gian là trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

- Thành lập các câu lạc bộ trò chơi dân gian của các DTTS.

- Tích hợp nội dung trò chơi dân gian vào một số môn học trong nhà trường.

- Xây dựng phòng truyền thống nhà trường, trưng bày các mô hình và bản thuyết trình về trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Trên đây là những điểm mới, khác biệt so với các giải pháp đã làm của các nghiên cứu trước đây. Nhằm giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa, các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Tính sáng tạo

- Tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu về văn hóa, về trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

-  Xây dựng góc dân gian là trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

- Thành lập các câu lạc bộ trò chơi dân gian của các DTTS trong nhà trường.

- Lồng ghép trong các tiết dạy về lịch sử địa phương, văn hóa địa phương, giáo dục thể chất để dạy các bạn học sinh.

- Kết hợp với các ban, đoàn thể trong nhà trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các trò chơi dân gian bằng các hình thức như vẽ tranh, viết cảm nghĩ, là mô hình trò chơi về bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tổ chức các trò chơi vào các dịp kỷ niệm, xây dựng phòng truyền thống nhà trường với việc trưng bày một số hình ảnh, mô hình trò chơi của các dân tộc để các bạn thêm tự hào.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Thông qua đề tài này, chúng em sẽ khái quát được những nội dung cơ bản về trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số trên đại bàn huyện. Phân tích thực trạng trò chơi dân gian và hiểu biết của các bạn học sinh về trò chơi dân gian hiện nay. Đề xuất được các giải pháp giúp bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian hiện nay. Đó là:

- Tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu về văn hóa, về trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

-  Xây dựng góc dân gian là trò chơi dân gian.

- Thành lập các câu lạc bộ trò chơi dân gian.

- Lồng ghép trong các tiết dạy về lịch sử địa phương, văn hóa địa phương, giáo dục thể chất để dạy các bạn học sinh.

- Kết hợp với các ban, đoàn thể trong nhà trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các trò chơi dân gian bằng các hình thức như vẽ tranh, viết cảm nghĩ, làm mô hình trò chơi về bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tổ chức các trò chơi vào các dịp kỷ niệm, xây dựng phòng truyền thống nhà trường với việc trưng bày một số hình ảnh, mô hình trò chơi của các dân tộc để các bạn thêm tự hào.

Những giải pháp trên đây sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời sẽ thúc đẩy việc thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng và an ninh.         
        Từ đó, các bạn có ý thức giữ gìn và bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa của các dân tộc tránh bị quên lãng, mai một. Thể hiện tinh thần dân tộc của các bạn đối với bản làng mình.

D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở huyện Sa Thầy -  tỉnh Kon tum

1. NGƯỜI BANA

Tên tự gọi: Ba Na.

Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông...

Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.

Lịch sử: Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.

Chơi: Phổ biến là các trò chơi: đuổi bắt (đru đra), c­ướp dây, hất đá, nhảy đập nhịp, thả diều, đá cầu, đi cà kheo, đánh quay, đánh vòng...

2. NGƯỜI THÁI

Tên tự gọi: Tay hoặc Thay

Tên gọi khác: Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tày Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ.

Nhóm địa phương: Ngành Ðen (Tay Ðăm), Ngành trắng (Tay Ðón hoặc Khao).

Lịch sử: Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm.

Chơi: Trò chơi của người Thái phổ biến là ném còn, kéo co, đua ngựa, dạo thuyền, bắn nỏ, múa xoè, chơi quay và quả mák lẹ. Nhiều trò chơi cho trẻ em.

3. NGƯỜI RƠ MĂM

Dân số: 436 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Lịch sử: Những người già làng cho biết họ là cư dân đã sinh sống ở khu vực này từ xa xưa. Ðầu thế kỷ XX dân số của tộc này còn khá đông, phân bố trong 12 làng, ở lẫn với người Gia Lai. Hiện họ chỉ sống tập trung trong một làng.

Văn nghệ: Những làn điệu dân ca, những bài hát giao duyên của nam nữ thanh niên, những câu chuyện kể của người già với bộ nhạc cụ gồm chiêng, trống và các loại đàn, sáo... được làm ra từ nguồn tre, nứa trong rừng là yếu tố chính tạo dựng nên nền văn nghệ dân gian của cư dân nơi đây

4. NGƯỜI MƯỜNG

Tên tự gọi: Mol (hoặc Mon, Moan, Mual).

Nhóm địa phương: Ao Tá (Âu Tá), Mọi Bi.

Lịch sử: Cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ...

Chơi: Trò chơi của người Mường gần gũi với mọi đối tượng. Có những trò chơi được tổ chức chu đáo, công phu như: thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn... Các trò chơi của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở mọi nơi, mọi lúc với những điều kiện chơi đàn giản, tiện lợi như trò đánh cá cắt, trò cò le, trò đánh chó hoặc buôn chó, trò đánh mảng, trò chăm chỉ, chằm chăn…

5. NGƯỜI GIA RAI

Tên tự gọi: Gia Rai.

Tên gọi khác: Giơ Ray, Chơ Ray.

Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân.

Lịch sử: Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà... Trước thế kỷ XI người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy. Vào thế kỷ XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu Thủy Xá (vua nước), Hoả Xá (vua lửa). Chỉ có người đàn ông họ Siu mới được làm vua lửa, vua nước và con gái họ Rơ chom mới được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ Pơ tao đồng nghĩa với Mtao của người Chăm, Tạo của người Thái và Thao của Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.

Chơi: Thanh niên thích chơi kéo co trong ngày lễ.

6. NGƯỜI SÁN CHAY

Tên tự gọi: Sán Chay

Tên gọi khác: Hờn Bán, Chùng, Trại...

Nhóm địa phương: Cao Lan và Sán Chỉ.

Lịch sử: Người Sán Chay từ Trung Quốc di cư sang cách đây khoảng 400 năm.

Chơi: Ðánh cầu lông, đánh quay là những trò chơi phổ biến của người Sán Chay. Trong ngày hội có nơi còn biểu diễn trò "trồng chuối", "vặn rau cải".

7. NGƯỜI XƠ ĐĂNG

Tên tự gọi: Xơ Teng (Hđang, Xđang, Xđeng), Tơ Ðrá (Xđrá, Hđrá), Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng (Xlang), Tà Trĩ (Tà Trê), Châu.

Tên gọi khác: Hđang, Kmrâng, Con lan, Brila.

Nhóm địa phương: Xơ Teng, Tơ Ðrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ, Châu.

Lịch sử: Người Xơ Ðăng thuộc số cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Văn nghệ: Người Xơ Ðăng có nhiều loại nhạc cụ (đàn, nhị, sáo dọc, ống vỗ kloongbút, trống, chiêng, cồng, tù và, ống gõ, giàn ống hoạt động nhờ sức nước...). Có loại dùng giải trí thông thường, có loại dùng trong lễ hội. Các loại nhạc cụ cụ thể và điệu tấu nhạc có sự khác nhau ít nhiều giữa các nhóm. Những điệu hát phổ biến là: hát đối đáp của trai gái, hát của người lớn tuổi, hát ru. Trong một số dịp lễ hội, đồng bào trình diễn múa: có điệu múa riêng cho nam, riêng cho nữ, cũng có điệu múa cả nam, nữ cùng tham gia. Truyện cổ Xơ Ðăng phong phú và đặc sắc.

II. Trò chơi dân gian

1. Nguồn gốc

Trong đời sống tinh thần của nhân dân xưa, hằng ngày, trong các làng xóm, thôn bản, đường làng hay ngoài ruộng đồng luôn diễn ra những hoạt động tụm năm tụm bảy vui chơi của trẻ em hay những cuộc thi tài của người lớn. Những hoạt động này phong phú, muôn hình muôn vẻ, thu hút nhiều người tham gia và luôn sôi nổi, hào hứng. Nhân dân ta quen gọi những hoạt động vui chơi như thế là trò chơi dân gian.

Trò chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ. Trò chơi dân gian diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn về mặt thời gian, không gian và phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.

Tất cả các trò chơi đều tái hiện lại một cách sinh động về lao động sản xuất, chiến đấu của nhân dân, thể hiện khát vọng no ấm, hạnh phúc, hòa bình và lòng biết ơn trời đất, những người có công với đất nước, dân tộc. Chính vì vậy mà trò chơi dân gian không chỉ mang dấu ấn riêng của từng dân tộc mà nó còn làm sôi động cộng đồng dân cư mỗi dịp đầu xuân, trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất; lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống, lịch sử một cách độc đáo mà đơn giản, gần gũi với mỗi người.

2. Đặc điểm của Trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số Bắc Tây Nguyên

Trải qua bao biến động của lịch sử, đời sống kinh tế còn khó khăn, nhưng cộng đồng người dân tộc thiểu số trên vùng đất Bắc Tây Nguyên này vẫn bảo tồn được những di sản văn hóa vô cùng độc đáo, trong đó phải kể đến trò chơi dân gian. Các trò chơi dân gian của dân tộc Bắc Tây Nguyên thường không cầu kỳ, có thể chơi ở mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần vài viên sỏi, vài chiếc que, trái cây, dây leo, gậy… là thanh thiếu nhi có thể bày ra những trò chơi rất sôi nổi như: đánh trận giả, lặn nước tìm báu vật, chạy cà kheo lên đồi, phá rào làng… hay những trò chơi gắn với tập quán sinh hoạt như: gom trái, đi săn, bắt chuột… Xét về góc độ văn hóa, các trò chơi dân gian này đều mang ý nghĩa chung là đề cao tính tập thể, kết nối cộng đồng. Dù là trò chơi cá nhân hay tập thể thì đều được sự quan tâm, theo dõi, động viên, cổ vũ của đông đảo người dân trong làng. Chúng không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, giải tỏa căng thẳng của con người sau thời gian lao động, mà còn góp phần hình thành nên ý chí kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên giành chiến thắng của mỗi con người, mỗi cộng đồng. 

3. Phân loại trò chơi dân gian Việt Nam

Trò chơi dân gian Việt Nam ta xuất hiện từ rất lâu đời, qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn lịch sử. Cho đến nay, trò chơi dân gian đã có một hệ thống rất đa dạng, phong phú. Nói đến trò chơi dân gian, ta vẫn thường nghe đến “trò chơi dân gian ngày tết” hay “trò chơi dân gian lễ hội”, những cụm từ nói trên đều đi ra từ khái niệm trò chơi dân gian nhưng không gian để tiến hành trò chơi là trong lễ hội hay vào dịp xuân, đó là một cách phân loại trò chơi theo không gian. Nếu phân loại theo độ tuổi thì ta lại có trò chơi dân gian trẻ con, trò chơi dân gian người lớn, như vậy có nhiều cách để phân loại trò chơi dân gian.Ở đây, căn cứ vào nội dung và hình thức biểu hiện của từng trò chơi ta có thể phân trò chơi dân gian ra nhiều loại hình khác nhau, cụ thể như:

3.1 Trò chơi luyến ái 

Đặc điểm

Là nhóm trò chơi mang tính chất thiên về tình yêu đôi lứa, như Ném còn, Đánh đu… Trong nhóm trò chơi luyến ái, thành phần tham gia luôn luôn là có cả nam và nữ, ngoài hình thức là một trò chơi thì trò chơi luyến ái tạo điều kiện để nam nữ trong làng được tự do vui chơi, tìm hiểu nhau. Dưới chế độ phong kiến xưa, nam nữ thường bị cấm cản bởi những lễ giáo phong kiến, họ không được tự do tìm hiểu và chọn lựa người mình yêu, nhưng trò chơi luyến ái đã đáp ứng được nhu cầu này của các nam thanh nữ tú, họ được thân mật nhau mà không bị lễ giáo, lệ làng bác bỏ, và sau nhiều trò chơi như thế có người đã thành vợ thành chồng. Trò chơi luyến ái còn mang một chút tín ngưỡng dân gian, gửi gắm trong đó ước nguyện của nhân dân về sự bình an, mùa màng tươi tốt.

https://thuthuatchoi.com/media/photos/shares/trochoidangian/nem_con/nem_con_3.jpgTop 16 trò chơi dân gian độc đáo ngày Tết Cổ Truyền - Toplist.vn

3.2 Trò chơi phong tục

Đặc điểm

Trò chơi phong tục gồm các trò chơi nghiêng tính thiêng liêng, mang dáng dấp của những nghi lễ, phong tục xa xưa. Nhóm trò chơi dân gian này chứa đựng những tư tưởng, tình cảm của dân tộc, lưu giữ đậm nét tín ngưỡng, phong tục dân tộc, từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh cho đến quan niệm về thờ cúng thần linh, trời đất. Bởi tính chất linh thiêng nên trò chơi phong tục cũng được diễn ra nhiều trong không gian lễ hội.

 Rộn ràng với trò chơi Pháo đất ngày đầu xuân | Báo Dân tríPháo đất - trò chơi dân gian lâu đời của vùng đồng bằng Bắc Bộ |  baotintuc.vn

3.3 Trò chơi trận chiến 

Đặc điểm

 Nhóm trò chơi trận chiến mang tính chất thi đua giữa cá nhân với cá nhân, giữa đội chơi này với đội chơi khác, đó là những cuộc thi đấu đầy tinh thần thượng võ dân tộc. Không gian của trò chơi rất rộng, trò chơi trận chiến luôn tạo ra sự sôi nổi, náo nhiệt và hấp dẫn. Nó thể hiện rõ sức mạnh, sự tinh nhuệ, năng động, sung sức của lớp lớp thế hệ trẻ dân tộc, sức mạnh được phô bày ra giữa thiên nhiên, trời đất, nó thể hiện quan niệm sống hết mình, cố gắng vượt lên những bất lợi của thiên nhiên, vượt qua khó khăn. Trò chơi chiến trận có hai loại thành phần tham gia, một là giữa cá nhân với nhau, hai là giữa tập thể với tập thể, tất cả hai thành phần tham gia này đều là những con người có khiếu, có tài, đại diện cho một thôn, làng hoặc bảng. Đây là nhóm trò chơi có số người cổ vũ rất nhiều, nó đem lại nhiều niềm vui cho cả những người ngoài cuộc chơi. 

 



3.4 Trò chơi trí tuệ

 Đặc điểm

 Nhóm trò chơi trí tuệ chiếm một phần khá lớn trong trò chơi dân gian, nếu trò chơi trận chiến thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai và khéo léo thì nhóm trò chơi trí tuệ lại thể hiện và rèn luyện trí óc, khả năng quan sát và tư duy của người chơi. Nó được nhiều thành phần và đối tượng người chơi ưa thích.




 3.5 Trò chơi nghề nghiệp

 Đặc điểm

Nhóm trò chơi nghề nghiệp là tập hợp những trò chơi mô phỏng và mang dáng dấp những nghề nghiệp, những công việc hằng ngày của nhân dân dưới hình thức vừa làm vừa chơi. Mục đích của những trò chơi nghề nghiệp này là tạo cho mọi người sự phấn khởi, hào hứng trước những công việc mình đang làm, những công việc này sẽ được thể hiện dưới hình thức một cuộc thi tài với yếu tố thắng thua được đặt lên hàng đầu.

4. Ý nghĩa của trò chơi dân gian

Các trò chơi dân gian của người dân tộc thiểu số thường đơn giản, không cầu kỳ, có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi. Dụng cụ dễ kiếm, dễ làm chủ yếu lấy từ trong tự nhiên như là hòn đá, hòn bi, viên sỏi, cây que, trái cây, dây leo, cây gậy… được nhặt trong vườn, dưới ruộng, trong rừng.

Ngoài ra, có rất nhiều trò chơi gắn với dấu vết văn hóa như: đánh trận giả, lặn nước tìm báu vật, chạy cà kheo lên đồi, phá rào làng… hay những trò chơi gắn với lao động như gom trái, đi săn, bắt chuột… Xét về góc độ văn hóa, các trò chơi dân gian này đều mang ý nghĩa đề cao tính tập thể, kết nối cộng đồng. Khi tổ chức các trò chơi cá nhân hay tập thể, sẽ được sự quan tâm, theo dõi, động viên, cổ vũ của dân làng.

Trò chơi dân gian của người dân tộc thiểu số còn mang đến cho thanh thiếu niên sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo khi tham gia vào nhiều kỹ năng vận động như chạy, nhảy, lặn... góp phần hình thành tinh thần, tính cách tốt đẹp của người chơi như: tính dũng cảm, kỷ luật, kiên trì, tinh thần đồng đội. Cả trẻ em hay người lớn sẽ tìm thấy nhiều niềm vui khi tham gia trò chơi, phát triển được các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ. Các trò chơi này cũng góp phần tăng thêm sự sảng khoái, hăng say trong lao động, hình thành nên ý chí kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên giành chiến thắng của mỗi con người, mỗi cộng đồng và tạo nên bản sắc riêng của người DTTS.

5. Giá trị văn hóa của trò chơi dân gian

Không chỉ là những sản phẩm mang tính vận động đặc trưng mà còn là biểu hiện tinh thần xuất phát từ trong lao động sản xuất phản ánh quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, chứa đựng những ý tưởng thẩm mỹ, trò chơi dân gian mang lại tiếng cười, niềm vui giải trí cho người dân và mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc. Trò chơi dân gian thể hiện trí thông minh, lòng quả cảm, sức mạnh của con người, mỗi cộng đồng chiến thắng hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện xã hội không thuận lợi và giặc ngoại xâm hung ác. 

6. Lợi ích của trò chơi dân gian

Chơi trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là thú tiêu khiển của trẻ em mà còn rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình từ đó hình thành tốt kỹ năng sống và giá trị sống để vận dụng vào thực tiễn hàng ngày.

          III. Một số trò chơi văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum

Tó má lẹ

Từ bao đời nay, trò chơi tó má lẹ được đồng bào dân tộc Thái lưu truyền, gìn giữ như một nét văn hóa riêng, được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là phụ nữ. Má lẹ có hình tròn, dẹt, độ dày khoảng 1 cm, đường kính từ 4-6 cm, lấy từ loại cây dây leo ở rừng già. Cách chơi tó má lẹ đơn giản nên tất cả mọi người đều có thể tham gia. Sân chơi chỉ là một bãi đất nhỏ, bằng phẳng hoặc có thể chơi ngay dưới gầm sàn hay nhà văn hóa. Thời gian của một cuộc chơi phụ thuộc chủ yếu vào số lượng người tham gia và kỹ năng của từng người. Khi thi đấu người chơi được chia thành 2 đội, mỗi đội nhiều nhất là 7 người. Bên đội đánh sau có nhiệm vụ xếp quả má lẹ tương ứng với số người chơi của một đội



Trò chơi dân gian tó má lẹ của đồng bào dân tộc Thái

Việc chuẩn bị cho trò chơi tó má lẹ rất đơn giản. Trên sân kẻ 3 vạch: Vạch thứ nhất ở đầu sân, là chỗ đứng của người chơi, đây là vạch xuất phát; vạch thứ 2 cách vạch xuất phát từ 3 m trở lên, là vạch để người chơi đánh dấu điểm đánh; vạch thứ 3 là vạch đánh, cách vạch thứ 2 khoảng 1 m. Tó má lẹ có nhiều bước chơi, nhưng thông thường người ta chơi theo bốn bước: Bước thứ nhất, người chơi đặt má lẹ lên đầu gối, dùng ngón cái bật má lẹ sao cho trúng má lẹ đội bạn và bay qua đích (gọi là tó khấu); bước thứ hai, người chơi đứng ở vạch quy định tung má lẹ về phía hàng má lẹ đội bạn, má lẹ dừng ở điểm nào, lấy điểm đó làm điểm để đánh (gọi là băn lai khấu); bước thứ ba, người chơi đặt má lẹ lên mu bàn chân, vừa chạy vừa dùng chân đánh má lẹ để má lẹ bắn vào má lẹ đội bạn (gọi là tựp phá); bước cuối cùng, người đánh tung má lẹ đánh dấu vạch đánh, rồi từ vạch đánh dùng má lẹ của mình đặt xuống dưới đất dùng ngón cái bật má lẹ đánh cho trúng má lẹ đội bạn (gọi là băn lai lin). Tất cả thành viên trong đội phải vượt qua bốn bước trên thì thắng cuộc, nếu có thành viên nào trong đội không vượt qua ở bước nào thì sẽ có thành viên khác cứu bằng cách đánh hộ, nếu cứu được thành viên để qua tất cả các bước thì đội đó sẽ thắng cuộc. Cuộc chơi cứ như vậy kéo dài, không phân biệt trẻ hay già, hò reo cổ vũ trong tiếng trống rộn ràng. Tó má lẹ đòi hỏi người chơi có sự khéo léo, tỉ mỉ, dẻo dai, đặc biệt là độ chính xác cao và có sức mạnh để đánh quả má lẹ của đội bạn bay qua đích.

Tung Còn

Với đồng bào dân tộc Thái, tung Còn là trò chơi dân gian có ý nghĩa đặc biệt, một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, mang đậm tính cộng đồng. Đây cũng là dịp để các đôi trai, gái  tìm hiểu nhau, thể hiện tình yêu lứa đôi và kết duyên nên vợ chồng. 

Tục kể rằng, ngày xưa trai, gái dân tộc Thái khi đi lên nương, cấy cày, họ thường tung các bó mạ cho nhau, từ đó xuất hiện tục ném Còn. Tiếng Thái, “quả Còn” gọi là “Cón cuống”, mang niềm tin, đem lại sự phồn thịnh, hạnh phúc. Trong mọi lễ hội, tung Còn là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hóa của dân tộc Thái. Đây là nét văn hoá truyền thống gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào Thái, một dân tộc luôn gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước.

Quả Còn to bằng quả cam lớn, có hình tròn, được khâu theo múi với hoa văn nhiều mầu sắc ghép nối vào nhau có ý nghĩa tượng trưng cho sự phong phú của vũ trụ. Bên trong quả Còn nhồi các loại hạt như hạt thóc, hạt bông, hạt vừng, hạt cải, hạt đỗ... thể hiện khát vọng sinh tồn, sinh sôi, nảy nở vượt lên trên bầu trời tự do và mong ước gìn giữ những điều tốt đẹp cho mai sau. Quả Còn thường được làm bằng cách cắt một miếng vải hình vuông mỗi cạnh khoảng 20cm, chụm 4 góc vào nhau sau đó khâu kín 3 đường, còn một đường khi nhồi hạt bông xong mới khâu. Dây Còn dài khoảng 50cm làm bằng vải bền chắc. Để có được những quả Còn đẹp, bắt mắt, các chị, em khéo chọn vải, phối màu xanh, đỏ, tím, vàng làm tua rua đều từ quả Còn đến dây Còn. Việc khâu Còn không chỉ đảm bảo thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Theo quan niệm của người Thái, quả Còn bao giờ cũng phải khâu tua rua bốn góc tượng trưng cho bốn phương trời, tua rua ở cuối dây Còn và dưới quả Còn là chỉ thiên địa. Quả Còn càng có nhiều tua rua, nhiều sắc màu càng đẹp, càng đem lại may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng.

1

Tung Còn, trò chơi truyền thống dân tộc Thái

Cà kheo

Cà kheo là một dụng cụ mưu sinh gắn liền với các ngư dân miền biển. Cách đây gần nửa thế kỷ, khu vực vùng biển An Nam là những vùng lầy đơn sơ. Người dân ở đây đã nghĩ ra cách để lội xuống biển bắt cá, bắt tôm, đánh moi do thời kỳ đó chưa có các ghe, thuyền. Ngoài ra cà kheo còn giúp họ "cất te", "đi xẻo" và "quăng chài".

Với cà kheo của người đồng bào dân tộc thiểu số, để tránh bị dính đất cát vào người làm bẩn nhà vào những ngày mưa lũ. Họ sử dụng cà kheo để bước lên nhà thay vì phải sử dụng cầu thang do nhà ở truyền thống của các dân tộc này là nhà sàn.

Cà kheo tuy là một dụng cụ đơn giản nhưng đòi hỏi tính nghệ thuật khéo léo và giỏi giữ thăng bằng. Do đó từ xưa đã có nhiều lễ hội thi biểu diễn cà kheo.



Cà kheo được làm bằng cây tre to vừa tay cầm, nhưng phải chọn cây tre già đặc, gióng ngắn. Bà con thường chọn cây (mạy sang) - loại cây tre mọc trên rừng măng mọc đầu mùa mới ăn được. Tre lấy về tuỳ theo người cao thấp mà cắt cho vừa tay, chân, nhưng không cắt hết phần có chạc ở mắt gióng để làm giá đỡ chân và cả thân mình. Vì loại tre này dày thân và rất dẻo khi làm giá đỡ sẽ không bị gẫy gập hoặc nứt nẻ. Trước đây bà con thường làm cà kheo rất cao, cao bằng sàn nhà khoảng 2 mét vì thanh niên trai bản đi chọc sàn hoặc hò hẹn bạn gái thường đi bằng cà kheo. Chỗ để chân từ trụ cà kheo thẳng ra chỗ chạc tre bà con lấy một gióng tre to hơn một đầu gắn với cây trụ chính và một đầu có chạc tre đỡ, gắn chặt thành hình tam giác đỡ cho chân bám chắc và toàn thân giữ thăng bằng trên chiếc cà kheo.

Đẩy gậy

Môn thể thao đẩy gậy có nguồn gốc từ đồng bào các dân tộc miền núi. Đây vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống thường được tổ chức vào mỗi dịp lễ, Tết. Theo thời gian, bộ môn thể thao này đã được cộng đồng các dân tộc ưa thích và phổ biến nó như một trò chơi dân dã, rèn luyện sức khỏe. Để chơi đẩy gậy, chỉ cần có một cây gậy làm bằng tre già thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính khoảng từ 4 – 5 cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng chia đều mỗi bên, đầu và thân gậy phải được bào nhẵn. Các vận động viên sẽ thi đấu trong vòng tròn có đường kính 5m. Theo quy định mỗi trận thi đấu sẽ diễn ra trong 3 hiệp và để kết thúc mỗi hiệp bên nào chân chạm vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn sẽ bị xử thua cuộc. Vì vậy, để giành chiến thắng người chơi không những cần đến sức mạnh mà còn cần phải có sự khéo léo, kỹ thuật và tâm lý thép để giành chiến thắng. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn trong bộ môn thể thao truyền thống này.



Kéo co

Kéo co thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa, thể hiện mong ước của cư dân nông nghiệp, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Trò chơi kéo co dân gian có nhiều hình thức đa dạng, phong phú trong cách chơi.

Trong các lễ hội cổ truyền, trò chơi kéo co thường có trong phần hội, thể hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh dẻo dai, sự khôn khéo và sức chịu đựng của con người, giúp con người phát triển toàn diện về trí, đức, tài, nghệ.



Kéo co là trò chơi có cách thức tổ chức, đạo cụ và sân chơi đơn giản. Một cuộc thi kéo co có 2 đội, số lượng người đều nhau. 2 đội sẽ nắm vào một sợi dây thừng, ở điểm giữa của dây được đánh dấu bằng một dây lụa đỏ làm mốc. Khi hiệu lệnh vang lên, các thành viên của mỗi đội chơi nắm chặt hai tay vào dây, đội nào kéo điểm đánh dấu sang phía mình là đội đó thắng cuộc. Mỗi cuộc thi đấu gồm 3 hiệp, đội nào thắng liên tiếp 2 hiệp thì đội đó giành phần thắng, không cần thi đấu hiệp thứ 3. Mỗi hiệp thường không kéo dài quá 2 phút, nên đòi hỏi các thành viên của các đội chơi phải rất nỗ lực.

Đánh mảng

Mỗi khi tết đến, xuân về, nếu như người Kinh sôi nổi với các trò chơi trò diễn dân gian như: Vật cù, đua thuyền, cơm thi, cá giải, múa đèn... thì người Mường lại nhộn nhịp bên trò đánh mảng, đẩy gậy, tung còn. Đánh mảng là một trò chơi dân gian ưa thích của phụ nữ dân tộc Mường. Là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân và trong các lễ hội của người Mường.





Trước khi bước vào trò chơi, người chơi phải bắt đôi với nhau chèm đồng mảng để tìm đồng đội. Những người có mặt đồng mảng cùng nằm ngửa hoặc nằm sấp thì ở cùng đội. Sau khi chia đội xong cả hai bên thỏa thuận với nhau xem bên nào chơi trước, nếu không bên nào đồng ý thì hai đội sẽ cử người ra bốc thăm.

Trò chơi đánh mảng gồm có 8 bước: Cọt (Ném), bạnh trên (bắn trên), bạnh chớ (bắn dưới, bắn ngồi), bước bàn (chạy bước), kẹp (đá kẹp), sang xếu (đung đưa), chặn rặn (nhảy nhót) và cuối cùng là khoách rách (vếch).

Đánh mảng còn là một môn thể thao vì có tác dụng rèn luyện sức khỏe. Trong 8 bước của trò chơi, người chơi hầu hết phải vận động toàn thân kèm theo độ khéo léo, tinh nhạy.

IV. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

1. Bản sắc văn hóa dân tộc 

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác.

2. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử.

3. Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần bao gồm những gì do hoạt động trí óc của con người tạo nên với mục đích là thứ để đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống tinh thần của con người

4. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 (gọi tắt là cách mạng 4.0) dựa trên nền tảng phát triển công nghệ thông tin, kỹ thuật số, internet, sự kết nối toàn cầu ở nhiều tầng bậc, nhiều lĩnh vực trong cùng một lúc, sử dụng nguồn năng lượng mới, tạo ra vật liệu mới là cơ bản. Cách mạng 4.0 chứng minh tri thức khoa học (đặc biệt là tri thức nhân tạo) có sức mạnh mang tính vật chất to lớn cho phép cải tạo thế giới ở trình độ cao.

Nhờ công nghệ thông tin, kết nối, mở rộng tầm giao lưu, giao tiếp giữa con người với con người qua mạng internet có xu hướng xóa nhòa ranh giới giữa dân tộc về văn hóa. Văn hóa có tính bản địa, tính dân tộc rất sâu sắc thì hiện nay có nguy cơ bị phai nhạt rất lớn. Việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của một quốc gia phải đối mặt với những xu hướng ấy một cách toàn diện, trực tiếp và gay cấn nhất từ trước đến nay.

CHƯƠNG 2. SỰ HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH ĐẶC BIỆT LÀ HS DTTS VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CỦA NGƯỜI DTTS HIỆN NAY

I. Thực trạng Trò chơi dân gian hiện nay

1. Trò chơi dân gian bị biến tướng

Một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết, hiện nay lễ hội tại nhiều địa phương thường chú trọng phần “lễ” mà quên đi phần “hội”, cho nên đã xuất hiện nhiều trò chơi truyền thống bị biến tướng dưới hình thức cờ bạc. Tiêu biểu như chọi gà, vốn là trò chơi giải trí nhằm nuôi dưỡng ước mơ ấm no, hạnh phúc của người nông dân trong lĩnh vực chăn nuôi, đồng thời là chất keo gắn kết cộng đồng tại các hội làng xưa. Hay như cờ tướng là trò chơi thể hiện trí tuệ, phẩm chất và tính cách của người phương đông. Tuy nhiên, các trò chơi này thường biến thành hình thức cờ bạc và được đưa vào danh mục trò chơi do ban tổ chức lễ hội trao giải. Điều này vô tình hợp pháp hóa tệ nạn cờ bạc trong lễ hội.



Nhiều sới gà hiện nay mở ra là vì mục đích cá độ, đánh bạc sát phạt nhau.

2. Gia đình không truyền dạy cho thế hệ trẻ

 Hầu hết các bậc cha mẹ của các bạn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trình độ học vấn còn hạn chế, thiếu kiến thức, kỹ năng giáo dục; vẫn còn quan niệm giáo dục văn hóa, đạo đức nói chung là nhiệm vụ của nhà trường. Một số khác kinh tế khó khăn thì cha mẹ các bạn chủ yếu chỉ tập trung kiếm kế sinh nhai, không quan tâm đến việc giáo dục, học tập của các bạn, nên việc giáo dục cho các bạn về bản sắc văn hóa dân tộc cũng như công tác gìn giữ văn hóa dân tộc đạt kết quả chưa cao, chưa được thường xuyên. Bên cạnh đó, áp lực học tập nặng, chương trình học ở trường nhiều, nên các bạn có ít thời gian tiếp xúc với cha mẹ, gia đình. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho văn hóa các dân tộc thiểu số dần dần bị mai một.



3. Lễ hội ngày càng ít

Do mặt trái cơ chế thị trường tác động làm cho lễ hội tổ chức chưa đúng nghi thức cổ truyền, còn có sự mất cân đối giữa phần lễ và phần hội, có địa phương nghiêng về phần lễ, phần hội ít được chú trọng, thậm chí không được tổ chức và ngược lại có địa phương chỉ chú trọng phần hội để thu kinh phí mà coi nhẹ phần lễ, làm giảm tính linh thiêng, trang trọng của nghi lễ truyền thống. Các trò chơi dân gian đặc sắc không được tổ chức hoặc có tổ chức nhưng rất ít, thay vào đó là các môn thể thao hiện đại, có nơi còn để diễn ra các trò chơi mang tính thương mại có tính chất cờ bạc đỏ đen để thu lợi cho ngân sách địa phương. Một số địa phương tổ chức lễ hội rườm rà, tốn kém, phô trương hình thức kém hiệu quả, chưa có sức hấp dẫn lớn đối với đông đảo nhân dân. 



4. Không có khu vui chơi

Sân chơi của trẻ em vùng nông thôn đang ngày một thiếu dần và bị xuống cấp nghiêm trọng. Nguyên do là vì nhiều làng, xã đang bê tông hóa với tốc độ nhanh; người ta chia đất, khoanh thửa, rào kín tường cao để giữ đất nhằm tránh sự xâm lấn. Thiếu cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, hình thức không phong phú hoặc không có địa điểm vui chơi. Bên cạnh đó, các gia đình thường tất bật với công việc đồng áng, không có nhiều thời gian quan tâm tới con em mình dẫn tới việc trẻ em phải tự chơi và tự tìm sân chơi.



Trong cuộc sống hôm nay, với sự phát triển của công nghệ giải trí, nhiều khi trò chơi dân gian bị lãng quên. Các bạn học sinh không còn say mê với các trò chơi dân gian nữa mà hướng đến các trò chơi hiện đại. Phải nói, các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu vẻ, do công nghệ máy móc đem lại. Nhiều bạn học sinh nghiện trò chơi điện tử vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng xấu tới học tập và tư cách đạo đức. Những trò chơi mang tính bạo lực đang "đầu độc" lớp trẻ, mang đến hậu quả khôn lường. Cho nên bên cạnh việc tổ chức quản lý tốt các trò chơi hiện đại, công nghệ giải trí phát triển lành mạnh thì việc phục hồi các trò chơi dân gian có ý nghĩa sâu sắc.

Thế hệ trước được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã cao tuổi, còn lớp trẻ rất ít khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều bạn không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Nếu trò chơi dân gian được thường xuyên tổ chức thì đâu đến nỗi xảy ra tình trạng như vậy. Thực tế cho thấy một số nơi khi khôi phục lại các trò chơi dân gian được rất đông người hưởng ứng, thích thú.

II. Hiểu biết về Trò chơi văn hóa dân gian của các bạn học sinh DTTS tại trường PT DTNT Sa Thầy

Để tìm hiểu sự hiểu biết về Trò chơi văn hóa dân gian của các bạn học sinh, chúng em đã nhờ giáo viên hướng dẫn xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm khảo sát 420 bạn HS DTTS tại trường PT DTNT Sa Thầy. Qua thống kê kết quả từng câu hỏi, chúng em đã rút ra được các nhận xét sau:

Câu 1. Bạn có biết chơi các trò chơi dân gian của dân tộc mình không? Nếu “có” thì bạn hãy kể tên các trò chơi mà bạn biết?

□ Có       □ Không

Tên các trò chơi:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Có 38 bạn trả lời không biết

Có 382 bạn trả lời là biết

315 bạn kể tên được từ 1-2 trò chơi.

67 bạn kể tên được nhiều hơn 3 trò chơi

Thông qua kết quả chúng em khẳng định các bạn học sinh DTTS hiện nay ít biết và ít chơi các trò chơi dân gian của dân tộc mình, thay vào đó là các trò chơi hiện đại khác. Điều này làm cho trò chơi dân gian của người DTTS dần mất đi trong suy nghĩ của các bạn.

Câu 2. Bạn có được thông tin đầy đủ và cụ thể về các trò chơi dân gian của dân tộc mình không? Nếu “có” thì thông tin đó ai là người cung cấp cho bạn?

□ Có       □ Không

Người cung cấp thông tin:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Có 134/420 bạn được thông tin đầy đủ về các trò chơi dân gian của dân tộc mình và đa số là từ bố mẹ hoặc ông bà cung cấp. Con số này thể hiện rõ việc trò chơi dân gian trong đồng bào dân tộc đang dần bị lãng quên trong cộng đồng DTTS, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Câu 3. Bạn biết rất rõ các bước để tiến hành một trò chơi dân gian?

□ Có       □ Không

Thứ tự các bước trong việc tiến hành một trò chơi dân gian là:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Có 169/420 bạn trả lời biết rõ các bước để tiến hành một trò chơi dân gian nhưng trong đó có 128 bạn trình bày không đầy đủ các bước để tổ chức một trò chơi dân gian…Điều này chứng tỏ tại khu vực mà các bạn sinh sống không duy trì việc tổ chức các trò chơi dân gian chính bản thân các bạn không có chút hiểu biết gì về việc tổ chức một trò chơi dân gian.

Câu 4. Theo bạn, nguồn gốc trò chơi dân gian là có từ đâu?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Có 118 bạn trả lời là không biết

Có 120 bạn trả lời là do các nhà khoa học nghiên cứu ra

Có 135 bạn trả lời là do ông bà, người lớn tuổi để lại

Có 15 bạn trả lời là từ các lễ hội của làng

Thông qua kết quả, chúng em khẳng định các bạn học sinh DTTS không biết và có sự hiểu sai lệch về nguồn gốc của trò chơi dân gian, chính điều này sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy khác trong tương lai đối với sự bảo tồn văn hóa này.

Câu 5. Theo bạn, tổ chức trò chơi dân gian nhằm mục đích gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Có 198 bạn trả lời trò chơi dân gian là để nhận phần thưởng

Có 113 bạn trả lời trò chơi dân gian là để thi đua

Có 92 bạn trả lời trò chơi dân gian là để rèn luyện sức khỏe

Có 17 bạn trả lời trò chơi dân gian là để giải trí

Thông qua kết quả chúng em khẳng định các bạn đã hiểu sai về mục đích của việc tổ chức các trò chơi dân gian hiện nay, đa số các bạn tham gia trò choi là để nhận thưởng mà quên đi mục đích chính của việc tổ chức trò chơi dân gian là để bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Và chính điều này sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy khác trong tương lai đối với sự bảo tồn văn hóa này.

Câu 6.  Trò chơi dân gian được tổ chức ở đâu và vào những dịp nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Có 127 bạn trả lời tổ chức ở xã và huyện

Có 157 bạn trả lời tổ chức ở trường

Có 116 bạn trả lời tổ chức ở nhà rông

Có 183 bạn trả lời tổ chức vào lễ kỷ niệm

Có 167 bạn trả lời tổ chức vào dịp hội làng

Với kết quả trên và qua tìm hiểu tại các địa phương, thực tế trên địa bàn hầu hết các địa phương ít duy trì việc tổ chức các trò chơi dân gian trong cuộc sống hàng ngày. Cũng chính vì lí do này mà thế hệ trẻ không biết được sự độc đáo trong việc chơi các trò chơi dân gian truyền thống.

Câu 7. Căn cứ vào nội dung và hình thức biểu hiện, Trò chơi dân gian được chia làm mấy loại chính? Đó là những loại nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chỉ có 8/420 HS xác định được trò chơi dân gian có bốn loại chính. Số còn lại ghi phân loại trò chơi dân gian theo cách hiểu của mình. Điều này thể hiện trong đời sống hàng ngày và văn hóa tại địa phương các bạn không được người lớn tuổi và gia đình đề cập đến nét văn hóa này, bản thân các bạn cũng không chủ động tìm tòi chúng.

Câu 8. Theo bạn, các nguyên vật liệu nào được sử dụng làm dụng cụ trong trò chơi dân gian của dân tộc bạn?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Có 198/420 HS cho rằng các nguyên vật liệu nào được sử dụng làm dụng cụ trong trò chơi dân gian là đi mua từ bên ngoài. Số còn lại cho rằng là lấy từ thiên nhiên như tre, nứa, đá, quả cây…Đây là một con số đáng báo động bởi có nhiều bạn HS đã không còn biết một chút gì về trò chơi dân gian, văn hóa của dân tộc mình.

Câu 9. Trò chơi dân gian có nét văn hóa gì độc đáo?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chỉ 157/420 HS đề cập đúng đến một vài nét văn hóa độc đáo của Trò chơi dân gian. 0/420 bạn ghi được đầy đủ các nét văn hóa Trò chơi dân gian. Minh chứng này thể hiện rõ sự mai một về văn hóa Trò chơi dân gian của các bạn trẻ DTTS Kon Tum.

III. Thực trạng của giới trẻ hiện nay

Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của các bạn trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Các bạn trẻ biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...

Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận giới trẻ xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít bạn đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập.





Các bạn trẻ ngày nay vùi đầu vào trò chơi game online và mạng xã hội

IV. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu biết của giới trẻ hiện nay đối với trò chơi dân gian

1. Bản thân giới trẻ

Không ít các bạn đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những bạn say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.

Một bộ phận giới trẻ xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Bản thân các bạn chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng. Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế, chưa tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài.  

2. Do công tác xã hội

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, triển khai, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp trong công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc truyền dạy kỹ năng tham gia và tổ chức các trò chơi dân gian vẫn mang tính nhỏ lẻ, phạm vi hẹp trong từng xã, thị trấn, chưa tạo được phong trào rộng khắp trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.

Công tác phục dựng, phục hồi, giữ gìn và phát huy một số lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc có nguy cơ mai một chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

3. Gia đình và nhà trường

Công tác giáo dục của nhà trường hiện nay còn mang nặng việc truyền đạt kiến thức hơn là giáo dục ý thức, rèn luyện cho các bạn học sinh. Quá trình bê tông hóa sân chơi trường học, việc chuyển tải các trò chơi dân gian cho học sinh còn gặp nhiều bất cập do những khó khăn như: không gian, thời gian chơi, cách thức tổ chức trò chơi, chơi như thế nào để vừa vui tươi, lành mạnh vừa đảm bảo an toàn cho học sinh. Trong khi nhiều bạn học sinh chưa có điều kiện tiếp cận với các trò chơi dân gian và bản thân nhiều giáo viên cũng còn bỡ ngỡ trước các trò chơi dân gian.

Một bộ phận không nhỏ các bậc phụ huynh hiện nay còn thiếu quan tâm tới con cái, việc giáo dục ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc chưa được chú trọng.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

I. Các nhóm giải pháp giúp các bạn HS DTTS có ý thức hơn trong việc gìn giữ và phát huy các trò chơi dân gian

Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, qua nghệ thuật cồng chiêng, qua các lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên. Thông qua các biểu hiện đặc sắc này, chúng ta sẽ hiểu được những đặc điểm, bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá Tây Nguyên – một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ cở của nền “văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùng đồng bằng.

Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc.

Để góp phần gìn giữ giá trị trò chơi dân gian tại địa phương, chúng em đã mạnh dạn đề ra các nhóm giải pháp sau:

 1. Nhóm giải pháp 1: Về phía học sinh

Hiện nay, trước hiện tượng công nghệ thông tin bùng nổ, các bạn học sinh bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử; trong đó có nhiều trò chơi bạo lực gây những hậu quả về sức khỏe, tinh thần. Đáng báo động nhất là tình trạng bạo lực học đường ngày càng nhiều, hậu quả thật khó lường, trong đó có sự tác động từ các trò chơi bạo lực.

Trò chơi dân gian có một đặc điểm rất quan trọng là phần lớn các trò chơi diễn ra ngoài trời, luôn gắn bó với môi trường tự nhiên, đưa các bạn hòa đồng với thiên nhiên, hòa đồng với mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành tố trong môi trường, giúp các bạn hiểu biết thiên nhiên sâu sắc, từ đó càng yêu quý thiên nhiên hơn.

Các bạn được vận động, được thư giãn, chạy nhảy, nô đùa, reo hò sẽ làm tinh thần sảng khoái và phấn chấn rất nhiều. Trò chơi dân gian giúp cho các bạn rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết...

Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các bạn thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các bạn theo chiều hướng tốt hơn.

Trò chơi dân gian chỉ là một nét văn hóa trong vô số nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, để gìn giữ nét văn hóa này bản thân thế hệ trẻ cần:

- Về nhận thức:

+ Tự hào về thành tựu văn hóa, giáo dục của các đồng bào DTTS tại địa phương.

+ Nhận thức rõ, đúng đắn về việc giữ gìn và phát huy các văn hóa truyền thống của dân tộc.

+ Nhận thức rõ những hệ lụy khi văn hóa này bị mai một.

- Về thái độ, hành động:

+ Có ý thức tham gia các hoạt động góp phần gìn giữ và phát huy văn hóa trò chơi dân gian.

+ Đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần gìn giữ và phát huy các trò chơi dân gian trong trường học.

+ Phối hợp các anh chị và các bạn HS trong việc tổ chức các hoạt động góp phần gìn giữ và phát huy văn hóa trò chơi dân gian.

+ Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, địa phương tổ chức về các vấn đề liên quan đến trò chơi dân gian.

+ Tích cực học tập kiến thức, phổ biến và tuyên truyền cho bạn bè và người thân giúp mọi người có ý thức hơn trong việc gìn giữ văn hóa trò chơi dân gian.

2. Nhóm giải pháp 2: Về phía gia đình học sinh

Một đứa trẻ sinh ra đã được tiếp nhận tri thức giáo dục ngay từ gia đình của mình. Có thể nói rằng tương lai của đứa trẻ phụ thuộc vào cách giáo dục của người thân từ khi còn nhỏ cho đến lớn. Để gìn giữ nét văn hóa trò chơi dân gian tại địa phương, theo chúng em gia đình cần chú ý các vấn đề sau:

- Truyền dạy, giáo dục cho con em mình các kiến thức liên quan đến bản sắc văn hóa của dân tộc.

- Nhắc nhở con em phải biết gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong cuộc sống hành ngày và trong học tập, lao động sản xuất.

- Động viên con em tích cực tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương và các cơ quan tổ chức.

3. Nhóm giải pháp 3: Về phía nhà trường

- Tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động tìm hiểu và bảo tồn văn hóa các DTTS trong nhà trường

- Lồng ghép các nội dung trò chơi dân gian vào chương trình giảng dạy giúp các bạn ôn lại truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Các ban, đoàn thể trong nhà trường cần tổ chức các hoạt động GD NGLL, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, ngày hội VH-TDTT liên quan đến việc tìm hiểu và bảo tồn văn hóa các DTTS giúp các bạn học sinh thường xuyên ôn lại nét văn hóa độc đáo đáo này của dân tộc Tây Nguyên.

4. Nhóm giải pháp 4: Về phía xã hội - cộng đồng

Muốn phục hồi trò chơi dân gian, trước hết cần sự quan tâm của chính quyền các địa phương với nhận thức công việc này góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần đưa nó vào chương trình hoạt động của nhà văn hóa, trung tâm văn hóa một cách bài bản, thường xuyên. Ðầu tư cho trò chơi dân gian không cần nhiều chi phí tốn kém. Chỉ cần vài cây tre là có thể trồng được một cây đu, chỉ cần một khoảng đất trống là có thể tạo ra một sới vật hoặc trồng một cây nêu để ném còn... Khi trò chơi hiện đại chưa xuất hiện nhiều thì việc phục hồi trò chơi dân gian là rất cần thiết để sinh hoạt văn hóa cộng đồng phát triển. Tết cổ truyền là dịp tốt để phục hồi các trò chơi dân gian không những làm cho không khí ngày Tết sôi nổi, vui tươi mà còn tạo ra những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Việc bảo tồn những lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trên cơ sở khai thác, phát huy và kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những yếu tố lạc hậu để lễ hội thực sự là một không gian văn hóa cộng đồng hiện đang trở thành một yêu cầu có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Là học sinh, chúng em chỉ tập trung ở nhóm giải pháp 1 để giải quyết vấn đề đặt ra của mình.

II. Một số giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa nhóm giải pháp 1

1. Các giải pháp giúp các bạn học sinh tìm hiểu rõ nét về các trò chơi dân gian của dân tộc mình

1.1 Trưng bày mô hình các trò chơi dân gian trong phòng truyền thống nhà trường

- Cách thực hiện:

+ Đề xuất với giáo viên bổ trợ xây dựng góc trưng bày các trò chơi dân gian của các DTTS trong phòng truyền thống của nhà trường.

+ Nhờ giáo viên môn Công nghệ hướng dẫn cho các bạn học sinh kỹ thuật thiết kế và làm mô hình trò chơi.

+ Đoàn trường phối hợp với Liên đội vận động các bạn học sinh thiết kế mô hình các trò chơi dân gian của dân tộc mình và trưng bày tại phòng truyền thống của nhà trường. Chỉ tiêu tối thiểu là 02 mô hình/ lớp.

+ Yêu cầu : Mô hình làm bằng vật liệu tre, nứa, gỗ, lá cây… đảm bảo tính trực quan, sinh động. Đồng thời có bản thuyết minh về trò chơi.





Hình ảnh các bạn với mô hình “Trò chơi đánh đu”





Hình ảnh các bạn với mô hình “Trò chơi Đi cà kheo”





Hình ảnh các bạn với mô hình “Trò chơi Ném còn”





Hình ảnh các bạn với mô hình “Trò chơi Bắn nỏ”

+ Hoạt động tiếp nối

Nhờ giáo viên bổ trợ, xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường về việc tổ chức cho các bạn học sinh tham quan các mô hình và nghiên cứu trò chơi tại phòng truyền thống.

Phân công cho các tác giả mô hình sẽ thuyết minh và hỗ trợ các bạn trong quá trình tham quan.

- Tác dụng: Góc trưng bày các trò chơi dân gian của các DTTS trong phòng truyền thống của nhà trường là nơi trưng bày, lưu trữ, giới thiệu các trò chơi dân gian, nhằm mục đích nghiên cứu, học tập, giáo dục và thưởng thức, nâng cao cuộc sống tinh thần của các bạn học sinh. Đồng thời, làm biến đổi một số điểm trong sở thích, sự quan tâm, thái độ của các bạn học sinh, thông qua sự khám phá ý nghĩa trong các trò chơi, khám phá được khơi dậy và duy trì bởi lòng tin của các bạn vào tính xác thực của trò chơi.

1.2 Tổ chức gặp gỡ các nghệ nhân, già làng để tìm hiểu

- Cách thực hiện:

+ Tổ chức gặp gỡ các nghệ nhân, các già làng, trưởng thôn để tìm hiểu các trò chơi văn hóa dân gian của người dân tộc thiểu số vào ngày 15/5/2020





Hình ảnh gặp gỡ bà Lương Thị Khiêm tại Thôn Thanh Xuân - YaXier - Sa Thầy -KonTum





Hình ảnh gặp gỡ bà Cầm Thị Thao tại Thôn Thanh Xuân - YaXier - Sa Thầy -KonTum





Hình ảnh gặp gỡ nghệ nhân A Deng, A Klet tại Làng O - YaXier - Sa Thầy - KonTum





Hình ảnh gặp gỡ nghệ nhân A Hia (Làng Rờ Kơi), A Won (Làng ĐăkĐe) tại Rờ Kơi - Sa Thầy - KonTum





Hình ảnh gặp gỡ bà Hà Thị Đắn tại Thôn ĐăkTang - RờKơi - Sa Thầy - KonTum

Để thực hiện được giải pháp này, chúng em đã nhờ giáo viên hướng dẫn liên hệ với Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Sa Thầy để xin thông tin và địa chỉ của các già làng, nghệ nhân ưu tú trong địa bàn huyện.

Chúng em đã lên danh sách các nội dung cần trao đổi và liên hệ trước với các nghệ nhân, già làng trước 01 tuần.

+ Hoạt động sau trải nghiệm:

Nhờ giáo viên bổ trợ, xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và nhà trường thực hiện việc trình chiếu, thuyết trình lại nội dung hoạt động trải nghiệm cùng các nghệ nhân, các già làng, trưởng thôn làng để tìm hiểu các trò chơi văn hóa dân gian và cách tổ chức.

Phân công cụ thể cho các thành viên sẽ trình chiếu lại nội dung phần trải nghiệm lần lượt tại các lớp học vào các tiết sinh hoạt cuối tuần.






Hình ảnh các bạn học sinh xem nội dung cuộc trải nghiệm về tìm hiểu trò chơi dân gian do các bạn học sinh thực hiện tại lớp học

- Tác dụng: Qua việc trải nghiệm thực tế gặp gỡ trực tiếp, các bạn sẽ tìm hiểu được rõ hơn về các trò chơi văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Đặc biệt, các bạn được giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa, hướng dẫn cách chơi các trò chơi dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số tại địa phương. Giúp các bạn học sinh có cái nhìn rõ nét hơn về văn hóa dân gian, giải đáp những thắc mắc. Và cũng qua hoạt động này, các bạn học sinh sẽ hiểu rõ hơn về kiến thức văn hóa dân gian của nước nhà, tiếp thêm lòng yêu quê hương đất nước và tự hào về kho tàng văn học, văn hóa của dân tộc. Đây cũng là dịp để đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ, tạo không khí vui tươi sôi nổi, sự đoàn kết thân thiện, góp phần thúc đẩy hoạt động học tập và là dịp để các bạn thể hiện và bồi dưỡng thêm vốn kiến thức văn học dân gian của mình.

1.3 Tổ chức thi viết, vẽ và thuyết trình về trò chơi dân gian các DTTS

- Cách thực hiện:

+ Bày tỏ quan điểm muốn tổ chức một cuộc thi viết, vẽ và thuyết trình về trò chơi dân gian các DTTS cho giáo viên bổ trợ.

+ Nhờ giáo viên môn Ngữ văn và Mỹ thuật ra đề thi.

+ Ban chấp hành đoàn trường phối hợp Liên đội của nhà trường sẽ lên kế hoạch, phát động các bạn học sinh tham gia cuộc thi.

+ Thời hạn nộp bài là sau 10 ngày kể từ ngày phát động.









Hình ảnh bài thi của các bạn tham gia cuộc thi viết về trò chơi dân gian

- Tác dụng: Nhằm giáo dục học sinh bảo tồn và phát huy vốn trò chơi dân gian của dân tộc. Giáo dục lòng yêu nước và văn hóa các DTTS tại Tây Nguyên. Giáo dục nề nếp đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

1.4 Đưa thông tin các trò chơi dân gian của các dân tộc cho học sinh xem, đọc

- Cách thực hiện:

+ Chúng em đã tìm kiếm thông tin các trò chơi dân gian của các DTTS ở huyện Sa Thầy trong các tài liệu, sách báo và trang thông tin điện tử.

+ In thành tập, phát về cho các lớp và lưu lại trong thư viện nhà trường.


- Tác dụng
: Giúp các bạn học sinh có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận với nguồn tài liệu về trò chơi dân gian. Đồng thời nâng cao hiểu biết và ý thức trong việc bảo tồn các trò chơi dân gian trong trường học.

Hình ảnh các bạn học sinh đọc tài liệu về trò chơi dân gian

1.5 Tập huấn các trò chơi của các dân tộc cho học sinh

- Cách thực hiện:

+ Nhờ giáo viên bổ đề xuất với đoàn thanh niên và đội thiếu niên về việc muốn mở lớp tập huấn về tổ chức các trò choi dân gian.

+ Đoàn thanh niên và đội thiếu niên sẽ lên kế hoạch về việc tổ chức mở lớp tập huấn và thông báo cho các lớp trước 01 tuần.




Hình ảnh tập huấn trò chơi cho các bạn học sinh

- Tác dụng: Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các trò chơi dân gian cho các bạn cán bộ lớp. Tạo cơ hội cho các bạn giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm. Các nội dung tập huấn thiết thực, phương thức tổ chức sinh động, kết hợp hiệu quả giữa lý thuyết và thực hành giúp các bạn nâng cao kỹ năng tổ chức và điều hành.

2. Các giải pháp giúp các bạn học sinh phát triển kỹ năng chơi các trò chơi dân gian

2.1 Tổ chức thi các trò chơi dân gian cho các bạn học sinh

- Cách thực hiện:

+ Chúng em đã bày tỏ quan điểm muốn tổ chức thi các trò chơi văn hóa dân gian ở phần hội sau lễ khai giảng năm học mới vào ngày 05/9/2020 cho giáo viên bổ trợ.

+ Ban Văn thể phối hợp với chấp hành Đoàn trường, Liên đội của nhà trường sẽ phát động tổ chức các trò chơi văn hóa dân gian, thời gian thông báo trước khoảng 20 ngày đến toàn thể học sinh, yêu cầu các bạn học sinh luyện tập để có thành tích tốt nhất.

+ Các bạn học sinh sẽ tự luyện tập, tự chuẩn bị các dụng cụ tham gia trò chơi.




Hình ảnh các bạn học sinh thi đấu môn kéo co




Hình ảnh các bạn học sinh thi đấu môn Cà kheo

    


Hình ảnh các bạn học sinh thi đấu môn Đẩy gậy

- Tác dụng: Là dịp để học sinh khẳng định mình thông qua hoạt động, các trò chơi. Nhằm tạo không khí vui tươi, đoàn kết và giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Đoàn kết, học hỏi lẫn nhau, phát huy tinh thần cao thượng trong thể thao. Tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, các bạn học sinh có cơ hội tham gia và hóa thân vào các trò chơi văn hóa dân gian.

2.2 Tích hợp trò chơi văn hóa dân gian vào các hoạt động NGLL, sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội

- Cách thực hiện:

+ Bày tỏ quan điểm muốn tích hợp các trò chơi văn hóa dân gian vào các hoạt động NGLL, sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội cho giáo viên bổ trợ.

+ Ban Hoạt động NGLL, Ban chấp hành đoàn trường phối hợp Liên đội của nhà trường sẽ phát động các bạn học sinh tham gia, trong nội dung hoạt động có tổ chức các trò chơi văn hóa dân gian.

+ Thực hiện tổ chức sinh hoạt 02 lần/tuần.






Hình ảnh tổ chức sinh hoạt cho các bạn học sinh

- Tác dụng:  Xây dựng môi trường, sân chơi bổ ích cho các bạn học sinh, nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi, giúp giao lưu học hỏi lẫn nhau và tăng tính gắn kết. Đồng thời, hoạt động này còn tạo môi trường thực tế để các thành viên trong CLB rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng làm việc nhóm, tạo cảm giác thoải mái sau những ngày học mệt mỏi, tăng tình đoàn kết.

2.3 Tổ chức các CLB trò chơi dân gian

- Cách thực hiện:

+ Chúng em đã tiến hành khảo sát, nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của các bạn học sinh trong nhà trường.

+ Bày tỏ quan điểm muốn thành lập câu lạc bộ trò chơi dân gian cho giáo viên bổ trợ.

+ Ban chấp hành đoàn trường phối hợp Liên đội của nhà trường sẽ thành lập các câu lạc bộ, phát động các bạn học sinh tham gia.

+ Thực hiện tổ chức sinh hoạt 03 lần/tuần.




Hình ảnh các thành viên CLB cà kheo tham gia tập luyện




Hình ảnh thầy Trung – Bí thư Đoàn trường hướng dẫn và giúp đỡ các bạn CLB cà kheo

- Tác dụng: Truyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thông văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Tập hợp các bạn học sinh cùng sở thích nhằm giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian trong nhà trường. Xây dựng môi trường, sân chơi bổ ích cho các bạn học sinh, nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi, giao lưu kết bạn, hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ và phát triển, tăng tính gắn kết. Đồng thời, hoạt động này còn tạo môi trường thực tế để các thành viên trong CLB rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng làm việc nhóm, tạo cảm giác thoải mái sau những ngày học mệt mỏi, tăng tình đoàn kết.

2.4 Tích hợp vào môn học (Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, GDCD, Mỹ thuật, Âm nhạc, Công nghệ, Thể dục…)

- Cách thực hiện:

+ Bày tỏ quan điểm muốn tích hợp, lồng ghép các trò chơi dân gian trong các tiết dạy về lịch sử địa phương, văn hóa địa phương, giáo dục thể chất để dạy các bạn học sinh vào các tiết học lịch cho giáo viên bổ trợ.

+ Ban chuyên môn nhà trường sẽ chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện.








Hình ảnh thầy Thắng – Giáo viên Thể dục tích hợp các nội dung cà kheo, đẩy gậy, kéo co vào môn Thể dục

- Tác dụng: Bằng việc tích hợp kiến thức trò chơi dân gian vào môn học, giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về truyền thống, bảo tồn được một di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nâng cao nhận thức và vai trò trách nhiệm của bản thân. Đồng thời, tạo sự hứng thú, lôi cuốn, hấp dẫn trong các hoạt động giáo dục, giúp các bạn được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao chất lượng giáo dục.

2.5 Tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương:

- Cách thực hiện:

+ Nhờ giáo viên bổ trợ liên hệ với Trung tâm văn hóa huyện về kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa tại địa phương.

+ Lên kế hoạch và tổ chức cho các bạn học sinh tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương.

+ Tham gia ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại các đơn vị: Xã Rờ Kơi (ngày 17/11/2020), Xã Ya Xiêr (ngày 12/11/2020), Xã Sa Sơn (ngày 13/11/2020).



Hình ảnh các bạn ham gia ngày hội đại đoàn kết tại địa phương






Hình ảnh các thành viên CLB cà kheo tham gia biễu diễn tại lễ hội đường phố tỉnh Kon Tum

+ Tham gia Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Thị trấn Sa Thầy (06/12/2020).




Hình ảnh các bạn tham gia Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Thị trấn Sa Thầy

- Tác dụng: Tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương nhằm tác động tích cực đến cả tinh thần và thể xác của các bạn học sinh, gợi hứng thú khám phá, gắn kết các bạn với thực tế cộng đồng. Đặc biệt, tạo sự độc lập tự chủ trong tư duy, chiếm lĩnh tri thức và kết nối tinh thần tập thể giữa tất cả học sinh.

2.6 Thực hiện xây dựng góc dân gian trong nhà trường

- Cách thực hiện:

+ Bày tỏ quan điểm muốn xây dựng góc dân gian, các trò chơi văn hóa dân gian trong khuôn viên trường với giáo viên bổ trợ.

+ Ban lao động, ban chấp hành đoàn trường phối hợp Liên đội của nhà trường sẽ quy hoạch khu vực, phát động các bạn học sinh quyên góp các vật dụng như tre, nữa, gỗ, dây thừng… để thiết kế các trò chơi. Ở đây, các bạn học sinh có thể tham gia tập luyện, vui chơi, giải trí và luyện tập sau thời gian học tập và lao động.

+ Các bạn học sinh sẽ tự luyện tập, tự chuẩn bị các dụng cụ tham gia trò chơi.








Hình ảnh các bạn học sinh tham gia luyện tập và chơi các trò chơi tại góc dân gian

- Tác dụng: Các bạn học sinh có cơ hội tham gia thiết kế các trò chơi mà mình yêu thích, hóa thân vào các trò chơi văn hóa dân gian. Đồng thời tăng cường tập luyện, giúp duy trì giá trị truyền thống của dân tộc, vừa giúp được vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe.

III. Hiệu quả sau khi áp dụng các giải pháp

Sau khi áp dụng các giải pháp với các bạn HS DTTS trường PT DTNT Sa Thầy, chúng em đã tiếp tục thực hiện cuộc khảo sát sự hiểu biết của các bạn học sinh về trò chơi dân gian và đã thu được kết quả như mong đợi.

1. Kiểm tra sự hiểu biết và nhận thức của các bạn về trò chơi dân gian của người dân tộc thiểu số

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁC BẠN HỌC SINH DTTS LẦN 2

- Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả của việc áp dụng một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các trò chơi văn hóa dân gian của người DTTS trong nhà trường.

- Thời điểm: Chúng em tiến hành khảo sát vào ngày 02/12/2020

- Nhờ giáo viên bổ trợ xin ý kiến của nhà trường và giáo viên bộ môn Ngữ văn yêu cầu các bạn là bài tập và chấm bài, giúp chúng em đánh giá hiệu quả của đề tài sau khi áp dụng các giải pháp, có thể lấy điểm vào điểm thường xuyên của môn học.

- Nội dung khảo sát:

Bài tập 1: Trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan hiểu biết về trò chơi dân gian.

Câu 1. Căn cứ vào nội dung và hình thức biểu hiện, trò chơi dân gian được chia làm mấy loại?

A. 2             B. 3                      C. 4             D. 5

Câu 2. Trò chơi dân gian được tổ chức ở đâu?

A. Ở đầu làng.      B. Ở nhà rông.      C. Ở ngoài ruộng.    D. Ở mọi lúc mọi nơi.

Câu 3: Trò chơi Ném còn là của dân tộc nào sau?

A. Gia rai        B. Thái       C. Ê đê

Câu 4. Ý nghĩa chung của Trò chơi dân gian là gì?

A. Đề cao tính tập thể, kết nối cộng đồng

B. Đề cao tính cá nhân

C. Đề cao tính hiếu thắng

Câu 5. Trò chơi dân gian không có mục đích nào sau?

A. Giải trí, giải tỏa căng thẳng

B. Tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường

C. Rèn luyện, nâng cao sức khỏe

D. Thu lợi nhuận

Câu 6: Trò chơi Đánh mảng là của dân tộc nào sau?

A. Gia rai        B. Hà lăng      C. Mường

Câu 7. Vật dụng thường dùng trong trò chơi dân gian không có các vật nào sau?

A. Đá, sỏi                                         B. Trái cây, dây leo

C. Chai nhựa, gậy sắt                      D. Vải bền chắc, nhiều màu

Câu 8: Trò chơi Tó má lẹ  là của dân tộc nào sau?

A. Thái        B. Gia rai      C. Ê đê

Câu 9. Trò chơi dân gian không tái hiện lại vấn đề nào sau?

A. Lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày

B. Quá trình chiến đấu của nhân dân

C. Khát vọng ấm no, hạnh phúc, hòa bình

D. Xâm chiếm lãnh thổ

Câu 10: Trò chơi dân gian không lưu giữ và phát huy những giá trị nào sau?

A. Truyền thống       B. Lịch sử             C. Lạc hậu

Câu 11. Trong trò chơi đẩy gậy, Cây đẩy gậy có chiều dài là bao nhiêu ?

A. 1.8m                    B. 1.9m          C. 2.0m           D. 2.2m

Câu 12. Trò chơi kéo co là trò chơi không mang tính chất nào sau?

A. Đồng đội              B. Cá nhân             C. Sức mạnh

Câu 13. Trong trò chơi ném còn, quả còn có kích thước là bao nhiêu ?

A. 18cm               B. 20cm             C. 22cm          D. 24cm

Câu 14. Trò chơi dân gian không mang những giá trị nào sau?

A. Văn hóa           B.Tinh thần          C. Tiền bạc

Câu 15. Trò chơi dân gian mô phỏng và tái hiện công việc hàng ngày là trò chơi?

A. Nghề nghiệp         B. Trận chiến          C. Trí tuệ

Câu 16. Trong trò chơi cà kheo, chiều cao cà kheo từ đất lên chân đứng là bao nhiêu?

A. 40-45cm          B. 45-50cm        C. 55-60cm               D. 60-65cm

Câu 17. Trò chơi dân gian thể hiện và rèn luyện trí óc là trò chơi?

A. Nghề nghiệp         B. Trận chiến          C. Trí tuệ

Câu 18. Trong trò chơi kéo co, thi đấu bao nhiêu hiệp là thắng?

A. Đấu 2 hiệp là thắng                B. Đấu 3 hiệp thắng 2          

C. Đấu 4 hiệp thắng 3               D. Đấu 5 hiệp thắng 3

Câu 19. Trò chơi dân gian mang tính thiêng liêng, nghi lễ là trò chơi?

A. Nghề nghiệp         B. Trận chiến          C. Phong tục

Câu 20. Trò chơi dân gian mang tính chất thiên về tình yêu đôi lứa là trò chơi?

A. Nghề nghiệp         B. Luyến ái          C. Trí tuệ

- Kết quả khảo sát: Phiếu điều tra lần 2 được phát cho 420 HS, kết quả thống kê như sau:

Số điểm

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số lượng HS

0

0

0

0

24

47

178

131

38

2

0 

Tỉ lệ (%)

0

0

0

0

5.7

11.2

42.3

31.2

9.0

0.4

0

- Nhận xét: Đa số các bạn học sinh đều có kiến thức cơ bản về trò chơi dân gian và các truyền thống văn hóa tinh thần của người DTTS. Điều này chứng tỏ các giải pháp mà chúng em đưa ra có hiệu quả cao trong việc giúp các bạn trẻ ôn lại để gìn giữ truyền thống văn hóa của mình.

 

Bài tập 2: Bạn hãy vẽ và thuyết trình về một trò chơi dân gian của người DTTS mà bạn cảm thấy thích thú nhất? (Nộp sau 1 tuần)

- Kết quả: Bài điều tra được phát cho 420 HS, kết quả thống kê như sau:

Số điểm

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số lượng HS

0

0

0

0

0

53

126

178

55

8

Tỉ lệ (%)

0

0

0

0

0

12.6

30.1

42.4

13.0

1.9

0

- Nhận xét: Qua hình ảnh tự vẽ và bài thuyết trình của các bạn, em nhận thấy các bạn đã nắm rất tốt về trò chơi dân gian. Khi hiểu rõ về trò chơi dân gian cùng với năng khiếu vẽ đặc biệt của DTTS Tây Nguyên, các bạn đã vẽ những bức tranh sinh động và thuyết trình khá là đầy đủ về các trò chơi dân gian, nét đẹp văn hóa tinh thần của người DTTS.

- Hình ảnh một số bài viết của các bạn

2. Đánh giá sự quan tâm của các bạn đối với trò chơi dân gian

Theo kế hoạch năm học 2020-2021 của Sở GD&ĐT Kon Tum về việc tổ chức Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh, để có lực lượng tham gia thi đấu, ban văn thể nhà trường đã triển khai thi HKPĐ cấp trường.

- Nội dung đăng kí: Cờ vua, Bóng bàn, Cầu lông, Bơi, Điền kinh, Đẩy gậy, Bắn nỏ, Cà kheo, Kéo co, Bóng đá, Bóng chuyền.

- Thời gian tổ chức: Từ ngày 22/11/2020 đến ngày 29/11/2020.

- Kết quả thống kê cho thấy số lượng học sinh đăng kí các môn thuộc trò chơi dân gian rất cao, chiếm 220/297 VĐV đăng kí.

Nội dung

Cờ vua

Bóng bàn

Cầu lông

Bơi

Điền kinh

Đẩy gậy

Bắn nỏ

Cà kheo

Kéo co

Bóng đá

Bóng chuyền

Tổng

Số lượng

2

0

3

1

37

49

24

63

84

25

9

297

Tỉ lệ (%)

0.7

0.0

1.0

0.3

12.5

16.5

8.1

21.2

28.3

8.4

3.0

100.0

- Nhận xét: Đa số các bạn học sinh đều có sự quan tâm đặc biệt đến các nội dung liên quan đến trò chơi dân gian của người DTTS và đây chính là niề tự hào của các bạn.

Hình ảnh thi Hội khỏe phù đổng cấp trường

 

- Kết quả tham gia thi đấu các giải tại địa phương của các bạn học sinh

+ Gần đây nhất tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Thị trấn Sa Thầy (06/12/2020), Đội TDTT nhà trường đã tham gia các nội dung trong phần Hội của buổi lễ và đã đạt được nhiều thành tích cao, như: Giải nhất kéo co nam nữ phối hợp; Bạn Lò Thị Tới lớp 11B2 đạt giải nhì môn cà kheo nữ; Bạn Hà Văn Phúc học sinh lớp 11B2 đạt giải 3 môn cà kheo nam; Bạn A Diên lớp 12B3 đạt giải nhì môn Đẩy gậy nam hạng cân 60-55kg; Bạn Y Xiên lớp 12B3 đạt giải nhất môn Đẩy gậy nữ hạng cân 50-55kg.

Hình ảnh các bạn nhận phần thưởng

Sau khi áp dụng nhóm giải pháp đối với học sinh và qua kết quả khảo sát, đánh giá, chúng em rút ra được một số kết luận như sau:

* Đối với cá nhân nghiên cứu đề tài

Với tinh thần học tập, nghiên cứu và sự đam mê về văn hóa, nó đã giúp chúng em hiểu thêm nhiều nét đẹp về văn hóa tinh thần, các trò chơi văn hóa dân gian của người DTTS trên địa bàn huyện.

* Đối với các bạn HS DTTS trường PT DTNT Sa Thầy

Các bạn có cơ hội tìm hiểu kỹ về nét đẹp về văn hóa tinh thần, các trò chơi văn hóa dân gian của người DTTS trên địa bàn huyện và đặc biệt hơn chính các bạn sẽ là những người góp phần giúp bảo tồn và phát huy các trò chơi văn hóa dân gian của người DTTS cho các thế hệ mai sau.

IV. Một số kiến nghị

          - Cần lồng ghép vào chương trình học tập nội dung ôn lại các truyền thống văn hóa của các dân tộc tại các địa phương.

- Các tổ chức đoàn thể tăng cường tổ chức các hoạt động liên quan đến các truyền thống văn hóa, đặc biệt phát huy các truyền thống tốt đẹp và có giá trị đối với cộng đồng DTTS.

- Thanh niên các DTTS cần tìm hiểu cội nguồn các giá trị văn hóa dân tộc mình và bản thân phải bảo tồn có chọn lọc để lưu truyền cho thế hệ mai sau.                  

KẾT LUẬN

          Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và khoa học kỹ thuật, cùng với sự thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm của gia đình và xã hội đã đẩy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người DTTS về phía sau. Đây là lời cảnh báo sự mai một truyền thống văn hóa của các dân tộc.

Thế hệ thanh niên là những người tiếp nối cha ông gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc. Chúng ta cần có thái độ nghiêm túc trong công cuộc tìm về cội nguồn các giá trị văn hóa để gìn giữ các giá trị tốt đẹp tinh hoa của dân tộc mình.

Có như vậy, đời sống văn hóa tinh thần và bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên mới được giữ gìn và phát huy hiệu quả tích cực. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ đỡ mai một hơn nếu mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng biết giữ gìn và trân trọng nó.

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, “Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú”, 2019.

2. Phùng Sơn - A Jar, “Trò chơi dân gian dân tộc Xơ Đăng”, 2018.

3. Dương Huy Thiện, “Trò chơi dân gian Phú Thọ”, 2015.

4. Võ Quê, “Trò chơi dân gian”, 2012.

5. Lường Song Toàn, “Trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình”, 2016.

6. Một số tài liệu tham khảo trên mạng internet.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét