LIÊN MÔN HỌC SINH CHỦ ĐỀ “LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO MUỖI GÂY RA?”

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

---*@*--

 

 

 

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN

ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

 

“LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO MUỖI GÂY RA?”



 

 

 

 

 

Kon Tum, tháng 12 năm 2015


I. TÊN ĐỀ TÀI

Làm thế nào để ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra?

II. TÌNH HUỐNG ĐƯA RA

Muỗi là loại động vật nguy hiểm nhất trên trái đất. Ước tính hàng năm có khoảng 700 triệu người mắc bệnh, do muỗi truyền các loại virus và ký sinh trùng từ người này qua người khác như: sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng, sốt rét, giun chỉ… làm hơn 2 triệu người chết tại các nước châu Á, châu Phi, Nam và Trung Mỹ…



Hình 1

Những năm gần đây, số loại bệnh truyền nhiễm ở người và động vật ngày càng tăng, nhiều ca bệnh phải tử vong, nhiều vật nuôi bị chết do sự lây truyền nhanh chóng mầm bệnh nên chúng để lại rất nhiều hậu quả về vật chất và tinh thần của con người.           

Với độ Ẩm không khí cao trung bình từ 85%, nhiệt độ trung bình từ 20 – 25 độ C nên ĐăkBla – Thuộc Tỉnh KonTum là khu vực miền núi hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự sinh sản nhanh chóng của các loại côn trùng gây hại đặc biệt là muỗi.

Những đợt dịch sốt phát triển mạnh đã cướp đi sinh mạng của nhiều bạn học sinh và người dân tại địa bàn. Điển hình nhất là sốt xuất huyết, sốt siêu vi và sốt rét.

 Trong quá trình tiếp thu kiến thức bậc Trung học, thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn chúng em đã sử dụng các nguyên liệu thông thường để xua đuổi và tạo bẫy tiêu diệt muỗi, tuyên truyền học sinh và cộng đồng giữ gìn vệ sinh chung góp phần  ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đặc biệt chiếc bẫy bắt muỗi mà chúng em tạo ra không gây độc hại cho con người, động vật và môi trường xung quanh.

III. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Với phương châm:

“Không có muỗi vằn, không có loăng quăng, không còn sốt xuất huyết”

“Phải diệt nó ngay bây giờ trước khi nó giết ta”

“Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội”

“Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân”

Nên mục tiêu của chúng em là:

- Tạo môi trường sống sạch sẽ nhằm ngăn chặn sự phát triển của bọ gậy, muỗi và sự lây lan các bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra.

- Tích cực tiêu diệt muỗi nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong xã hội.

- Hạn chế việc sử dụng các loại sản phẩm diệt muỗi có nguồn gốc từ các loại hóa chất độc hại gây độc cho con người, động vật và gây ô nhiễm môi trường.

IV. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.

1. Đặc điểm sinh học của muỗi

Muỗi thuộc bộ Diptera Nématocéra, họ Culicidae, khoảng gần 3.000 loài phân bố trên toàn thế giới.

Muỗi trưởng thành có kích thước 5 - 20 mm, cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.



Hình 2

Đầu có 2 mắt kép, có 2 ăng-ten của muỗi đực nhiều râu hơn ăng-ten muỗi cái. Bộ phận miệng có vòi gồm: 2 hàm dưới, 2 hàm trên, hạ hầu, môi trên. Khi không chích, những bộ phận này được bọc trong một bao mềm là môi dưới, khi chích, môi dưới không xuyên qua da mà gấp lại ở bề mặt da, có tác dụng như một điểm tựa. Ở con đực, một số bộ phận này của vòi bị thoái hóa.

Ngực hình cầu gồm 3 đốt dính liền, mỗi đốt ngực mang một đôi chân có 5 đốt. Đốt ngực giữa rất phát triển vì có đôi cánh.

Bụng có 10 đốt, thấy rõ 8 đốt, mỗi đốt gồm phần lưng và phần bụng, nối với nhau bởi một màng mỏng giữa hai bên, những đốt bụng cuối tạo thành bộ phận sinh dục.

Muỗi đẻ trứng ở mặt nước, trứng nổi nhờ sức căng bề mặt hoặc nhờ có phao. Kích thước, hình dáng thay đổi tùy theo loài, trung bình dài 0,5mm. Mỗi lần đẻ khoảng 100 - 400 trứng, trứng nở sau 2 - 3 ngày trong điều kiện thích hợp.

Trứng muỗi vằn sốt xuất huyết có thể chịu được khô, chúng đẻ trứng vào nơi đất khô và trứng sẽ chờ nước trong nhiều tuần, nhiều tháng. Trứng nở 12 ngày sau mưa, điều này giải thích tại sao bệnh sốt xuất huyết tăng vào mùa mưa. Một con muỗi cái đẻ từ 800 - 2.500 trong cuộc đời.

Trứng muỗi nở ra ấu trùng (bọ gậy) có 4 giai đoạn, kéo dài 8 - 12 ngày, liên tiếp nhau qua các lần lột xác, hình dạng giống nhau, tùy theo loài: nước chảy hay nước đọng (nước tù); nước mặn hay nước lợ; nước trong bóng mát hay nước ngoài nắng… Ấu trùng rất di động, lặn xuống đáy khi cảm thấy bị đe dọa hay để tìm thức ăn là những sinh vật: vi tảo, đơn bào. Ấu trùng nổi lên mặt nước để thở, ấu trùng muỗi Anopheles nằm song song với mặt nước, ấu trùng muỗi khác thì nằm nghiêng so với mặt nước tùy theo cấu trúc bộ phận thở. Ấu trùng phát triển tiếp qua giai đoạn nhộng.

Nhộng (lăng quăng) có hình dạng như dấu phẩy, sống dưới nước khoảng 1 - 5 ngày, di động, không ăn, thở khí trời bằng 2 ống thở. Cuối giai đoạn nhộng, muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt ở dọc lưng, sự thoát xác sẽ kéo dài khoảng 15 phút.

Muỗi đực trưởng thành không hút máu, sống bằng mật hoa, nhựa cây, do đó nó thường quanh quẩn nơi nó ra đời. Muỗi đực có tuổi thọ rất ngắn, chỉ có vai trò quan trọng là thụ tinh cho con cái. Muỗi cái cũng hút nhựa cây, nhưng đa số sống bằng hút máu. Máu hút vào một phần để dinh dưỡng, một phần để phát triển trứng. Hút máu là điều kiện cho sự đẻ trứng. Phần lớn muỗi cái chỉ giao phối một lần trong đời và chứa tinh trùng trong túi tinh. Tuổi thọ của muỗi cái trong thiên nhiên từ 3 tuần đến 3 tháng (có thể kéo dài hơn tùy thời tiết, khí hậu từng nơi), muỗi sống càng lâu thì nguy cơ nhiễm bệnh và truyền bệnh sẽ càng cao.

Ký chủ của muỗi có thể là động vật có vú, chim, bò sát hay ếch nhái. Sự lựa chọn ký chủ rất khác nhau tùy theo loài, vì thế người ta phân biệt các loài muỗi ưa người, ưu thú, ưa bò sát… Nhịp độ hoạt động của muỗi thay đổi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu và mùa trong năm, phần lớn các loài có thời gian hoạt động nhất định là ban ngày hay ban đêm.

Muỗi phát tán xa nhờ vào các phương tiện vận tải đường biển và đường bộ, muỗi anopheles có thể bay liên tục 4 giờ với tốc độ 1 - 2 km/giờ, trong một đêm có thể bay xa 12km.

Kẻ thù tự nhiên của muỗi là chuồn chuồn và dơi. Ở trong nước, ấu trùng chuồn chuồn ăn bọ gậy và lăng quăng, lên cạn thì chuồn chuồn ăn muỗi trưởng thành.

Muỗi đốt người này nhiều hơn người khác là do có sự khác biệt về các hóa chất tạo nên mùi của cơ thể và lượng khí CO2.

Nước bọt của muỗi có chất chống đông máu, chất giãn mạch, chống kết tập tiểu cầu… và tạo ra phản ứng viêm, dị ứng, do đó nốt muỗi đốt thường sưng tấy và ngứa.

Chiếc vòi của muỗi vô cùng linh hoạt, chúng có thể uốn cong sang bên phải, bên trái. 

 



Hình 3. Phần miệng của muỗi là tập hợp những bộ phận phức tạp.

 

Chiếc vòi hút hoạt động như một thanh kim loại cứng đủ sức để đâm xuyên qua lớp da thịt của vật chủ. Sau khi đâm vào vật chủ, chiếc vòi sẽ thăm dò phần xung quanh dưới da để tìm mạch máu. 

 



Hình 4. Khi tìm được mạch máu ưng ý, chiếc vòi của muỗi sẽ hút máu rất nhanh.

 

Từ bên trong vòi này, nhiều vòi nhỏ hơn khác sẽ tách ra để mở rộng vùng tìm kiếm. Sau khi tìm được mạch máu, chiếc vòi sẽ bắt đầu hút máu rất nhanh, nó hút mạnh đến mức làm cho mạch máu đó gần như biến mất khỏi màn hình. Theo các nhà khoa học, quá trình hút máu này của muỗi sẽ diễn ra khoảng 4 phút. 

Khi muỗi đốt đồng nghĩa với việc chúng đang tiêm một chút nước bọt để gây tê tại chỗ. Lượng nước bọt này của muỗi hoạt động như chất đông máu, khiến cho vật chủ (con người) khó nhận ra mình đang bị muỗi đốt trong vài giây và chúng cũng thoải mái hút máu cho đến khi no. 

Các nhà khoa học đã cho biết nếu không còn muỗi trên trái đất này thì cân bằng sinh học tự nhiên vẫn không thay đổi.

2. Các biện pháp phòng chống và tiêu diệt muỗi gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

Đã có rất nhiều biện pháp diệt muỗi được ứng dụng phun trên phạm vi rộng như sử dụng Permethrin 50ec, deltox 10sc và nhiều loại thuốc diệt muỗi khác. Tuy nhiên việc sử dụng các loại hóa chất này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người sử dụng và môi trường bởi đây là các loại hóa chất độc hại.

         




                       Hình 5                          Hình 6                                  Hình 7

Ngoài biện pháp trên, chúng ta hay sử dụng các sản phẩm xịt muỗi, các loại thuốc bôi da chống muỗi hay các loại hóa chất tẩm mùng để xua đuổi và chống muỗi đốt.




   

 

                 Hình 8                                  Hình 9                        Hình 10

 

Nhưng hầu hết trong các nguyên liệu làm ra chúng đều có thành phần của DEET (N,N - diethyl – meta - Toluamide)- một thành phần có tác động mạnh mẽ đến hệ thần kinh (Đặc biệt ở trẻ em). Chúng gây ra các hậu quả sau:

- Mất trí nhớ, đau đầu, giảm chức năng của tế bào não, gây độc tế bào thần kinh.

- Chứng run, nhược cơ, đau nhức cơ, xương và co giật.

- Sưng tấy da, phát ban, rộp.

- Buồn nôn và nôn mửa. huyết áp giảm, nhịp tim chậm, thở gấp.

- Đau sưng và chảy nước mắt

3. Tác hại của muỗi

Muỗi là tác nhân lan truyền bệnh từ người này sang người khác. Muỗi cái hút máu người, động vật bị bệnh sau đó mang theo virut và ký sinh trùng truyền cho những người và động vật khác bị chúng chích thông qua nước bọt và chất chống đông máu mà chúng tiêm vào nạn nhân trước khi hút máu.

Chúng truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vang và một số bệnh do các loại virus khác là muỗi vằn (Tên Khoa Học của nó là Aedes Aegypti). Môi trường sống thích hợp của chúng là ở những vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Chúng thường trú ngụ, sinh sản ở gần nhà. Trở thành kẻ tấn công đốt máu người vào buổi sáng hoặc chiều tối.

Còn bệnh Sốt rét là do muỗi đòn xóc gây ra, nó có tên Khoa học là Anopheles. Ở Việt Nam có 3 loại truyền Sốt rét là Anopheles dirut, Anopheles sundaiais và Anopheles. Chúng thường trú đậu trên tường, mái, vách, gầm, gập, vật treo... trong  nhà, hốc cây, hố đất, lùn bụi... ở ngoài nhà. Chúng thường chích đốt máu người suốt đêm, đỉnh cao là từ 8h tối đến 3 giờ sáng.

Người ta ước tính muỗi đã lan truyền bệnh cho khoảng 70 triệu người hàng năm ở châu Phi, Nam Phi, trung Phi, Mexico và phần lớn châu Á gây ra cái chết cho hàng triệu người. Ở châu Âu, Nga, Greenland, Canada, Mỹ, Uc, New Zealand, Nhật và những nước phát triển khác. Lịch sử ghi nhận, trước khi việc lan truyền bệnh của muỗi được kiểm soát, muỗi gây ra hàng triệu cái chết trên khắp các châu lục và hàng triệu ca lây nhiễm. Người ta cũng chứng minh được rằng muỗi là trung gian lây truyền bệnh sốt vàng da và bệnh sốt rét từ người sang người đầu tiên ở Cuba sau đó lan sang kênh đào Panama vào đầu thập niên 1900. Hiện nay, nhiều loại bệnh cũng được lan truyền qua muỗi. Muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét. Trên thế giới, bệnh sốt rét hiện dẫn đầu trong số ca tử vong, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, với khoảng 5,3 triệu người chết mỗi năm. Hầu hết các loài muỗi đều mang ký sinh trùng giun chỉ, loại ký sinh trùng gây nên biến dạng trên cơ thể (phổ biến là bệnh chân voi) thông qua việc gây sưng phồng lớn một vài bộ phận trên cơ thể. Trên thế giới có khoảng 40 triệu người đang sống tàn phế do ký sinh trùng giun chỉ gây ra. Các bệnh do virút gây ra như sốt vàng da và dịch hạch được lan truyền chủ yếu bởi loài muỗi Aedes aegypti.

          4. Nhận thức phòng chống muỗi của lứa tuổi học sinh ở Xã ĐakBla – KonTum.

Đa số cá nhân các bạn học sinh ở Xã ĐakBla – KonTum thiếu kiến thức khoa học nên đi ngủ không mắc màn, để nước tù đọng quanh nhà, vệ sinh khu vực nhà ở không đảm bảo… Nên khi bị muỗi đốt đã mắc các bệnh truyền nhiễm phải nghỉ học, thậm chí có ca tử vong. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống, sức khỏe, học tập và nhiều vấn đề khác.

Nhiều bạn học sinh có ý thức chống muỗi đốt đã sử dụng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi hay thuốc bôi để không bị muỗi đốt khi học bài nhưng các phương pháp trên lại gây mùi khó chịu, đau đầu, dị ứng da và có trường hợp ngộ độc.

V. GIẢI PHÁP TÌNH HUỐNG

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, chúng em đã vận dụng kiến thức của các bộ môn sinh học, hóa học, vật lí, toán học và giáo dục công dân trong quá trình thực hiện.

+ Kiến thức sinh học: Tìm hiểu tập tính của muỗi, cơ chế lây truyền bệnh truyền nhiễm và các bệnh truyền nhiễm gây hại cho người và động vật mà trung gian truyền bệnh là muỗi.

 + Kiến thức hóa học: Phương trình phản ứng hóa học khi lên men đường glucozơ.

 + Kiến thức vật lí: Sự vận chuyển hỗn loạn của các chất khí trong môi trường không khí.

+  Kiến thức toán học: Sử dụng thước đo đạc làm bẫy bắt muỗi

 + Kiến thức giáo dục công dân: Giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và ý thức tự giác của các bạn học sinh trong việc góp phần tiêu diệt muỗi tại lớp và tại gia đình.

VI. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.

Hầu hết các thời điểm trong năm ở xã ĐakBlà- KonTum, tại các lớp học hay tại các hộ gia đình luôn xuất hiện rất nhiều muỗi, đặc biệt sau những trận mưa rào hoặc cơn giông, lũ muỗi sẽ sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Hiện nay các loại bệnh dịch đang phát triển và lây lan mạnh ở mức báo động, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Hầu hết chúng ta mất rất nhiều thời gian cho việc diệt muỗi khi tham gia các hoạt động sinh hoạt tại nhà đặc biệt là việc học tập.

Để hạn chế muỗi, điều đầu tiên là phải hạn chế bọ gậy, lăng quăng, không có chỗ cho muỗi đẻ trứng. Đối với muỗi trưởng thành cần xua đuổi chúng ra khỏi khu vực sinh sống hay tìm cách tiêu diệt chúng nhưng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ô nhiễm môi trường. Thông qua vận dụng kiến thức nhiều môn học, chúng em – Học sinh trường THPT Trường Chinh - đã đưa ra các giải pháp thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn học sinh và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

2. Các giải pháp

1.2. Tạo ra những chiếc bẫy

2.2.1 Những chiếc bẫy tiêu diệt ấu trùng muỗi

Muỗi có vòng đời biến thái hoàn toàn. Trứng được sinh ra đơn lẻ hay từng chùm một lên bề mặt nước hay những nơi sắp ngập nước. Các ấu trùng và loăng quăng muỗi sống trong nước. Các loài muỗi khác nhau thích nghi với các loại môi trường nước khác nhau trừ dòng chảy mạnh và những nơi mặt nước hay có sóng. Nhưng đa số muỗi cái đẻ trứng vào các vũng nước tù đọng để sau khi trứng lột xác thành lăng quăng (bọ gậy) chúng sẽ ăn các động vật nguyên sinh trong nước tù đọng để sinh trưởng phát triển tốt hơn. Lợi dụng đặc điểm này chúng em đã tạo ra chiếc bẫy tiêu diệt giai đoạn ấu trùng của chúng và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

+ Chiếc bẫy thứ nhất:

Bước 1. Cắt vứt bỏ đầu chai, dùng que kim loại nhọn hơ qua nhiệt để khoét 4 lỗ. Hai lỗ nhỏ ở hai bên đầu cổ chai và hai lỗ to hơn ở phía dưới.





Hình 11

Bước 2. Dùng sơn màu đen phun cho cái lọ nhựa đen tuyền hoàn toàn hoặc dùng bao nilon đen và băng keo đen bao bọc xung quanh. Bởi phần lớn muỗi thích ánh sáng yếu hoặc tối hoàn toàn.







Hình 12

Bước 3. Chọc dây thép qua hai lỗ ở đầu chai để làm dây treo.

Hình 13

Bước 4. Cắt hai mảnh mùng cũ hoặc lưới thép lỗ nhỏ rộng hơn những chiếc lỗ trên chai một chút.

Bước 5. Dùng băng dính đen dính chắc mảnh mùng cũ hoặc lưới thép lỗ nhỏ lên chai, ở vị trí cái lỗ to.



Hình 14

 

Bước 6. Cố định mảnh mùng cũ hoặc lưới thép lỗ nhỏ vào bên trong đầu chai sao cho nó phủ kín bên trong.



 Hình 15

 

 

 

Bước 7. Lấy một chiếc tất cũ, màu đen, cắt, nhúng ướt và quấn nó quanh miệng chai. Dùng kẹp xiết dính cố định lại.



Hình 16

Bước 8. Đổ nước đã để lâu, có nước tù đọng càng tốt vào cái chai cho đến khi nó chảy ra khỏi lưới hai bên cái chai (hai lỗ này có tác dụng giúp thoát nước vào mùa mưa). Có thể thêm những mẩu thức ăn thừa vào cái lọ của bạn để nước càng thêm tù đọng.

Thỉnh thoảng phun lên tất ít nước vì đây là môi trường thuận lợi hấp dẫn muỗi đẻ trứng (trừ mùa mưa)

 



Hình 17

Bước 9. Sau đó treo cái chai lên những cái cây trong vườn nhà bạn.



Hình 19

Nếu bạn không có vườn vẫn có thể làm bẫy này đặt trong sân, ngoài ban công hay những nơi ẩm ướt trong nhà. Muỗi sẽ bị thu hút bởi nước tù đọng và đẻ trứng trong những chiếc tất ẩm ướt. Sau khi ấu trùng nở, chúng sẽ rớt xuống nước bên dưới để trưởng thành, nhưng lại quá lớn để thoát ra được những tấm lưới hay tấm mùng cũ. Chắc chắn số lượng muỗi trong nhà bạn sẽ giảm nhanh chóng và đáng kể.

+ Chiếc bẫy thứ hai:

 Trong vườn (hoặc khoảng trống quanh nhà) để 1 chậu nước, trong chậu có hòa dung dịch xà phòng để dẫn dụ muỗi vào đẻ trứng. Môi trường kiềm sẽ có tác dụng bất lợi cho sự sinh trưởng của trứng muỗi.



 

Hình 20

2.2.2. Chiếc bẫy tiêu diệt muỗi cái

Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu nên chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Thức ăn bình thường của muỗi cái cũng là nhựa cây và hoa quả nhưng không chứa đủ protein do đó chúng sử dụng máu của động vật để bổ sung nguồn protein thiếu hụt của cơ thể nhằm thực hiện tốt chức năng sinh sản.

Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với CO2 trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Khi chúng ta ở ngoài sáng hay trong bóng tối muỗi đều dễ dàng phát hiện và đốt chúng ta thông qua việc tiếp nhận  khí CO2 mà cơ thể chúng ta phát ra. Điều này đã giúp chúng xác định vị trí và định vị nguồn thức ăn. Để có được chiếc bẫy bắt muỗi cái, chúng ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Bạn lấy chai nhựa to, dùng thước chia chai làm 3 phần, sau đó dùng kéo cắt làm 2 phần, lấy phần đáy làm cốc đựng theo tỉ lệ đoạn dưới – đoạn trên là 2:1.

 



Hình 21

Bước 2. Hòa tan ½ trái chuối chín đã nghiền nhỏ với 200 ml nước nóng, sau đó để nguội đổ vào chai nhựa.



Hình 22

Bước 3. Đổ men vào nước chuối trong chai nhựa. Vi sinh vật sẽ lên men và tạo ra khí CO2, sự chuyển động hỗn loạn của khí CO2 theo cơ chế vật lí sẽ hấp dẫn muỗi đến.

Phương trình phản ứng lên men đường:

Men, t0 25-300C

 
 

                   C6H12O6                         2 C2H5OH + 2 CO2 

Bước 4. Lấy phần trên của chai nhựa lật ngược lại bịt miệng cốc. Lấy băng dính dán mép cốc với phần trên của chai kín để đảm bảo khí CO2 chỉ bay ra từ miệng chai và muỗi sẽ bay vào từ miệng chai.



Hình 23

Bước 5. Lấy giấy đen bọc lại, để chỗ tối.



Hình 24

Muỗi cái  sẽ tự động bay vào miệng chai và khó thoát ra ngoài do miệng chai nhỏ. Sau 2 tuần bạn có thể đổ hỗn hợp lên men, rửa sạch bẫy và tiếp tục lên men mới. Với chiếc bẫy này các bạn có thể làm và đặt ngay tại góc lớp, góc học tập tại nhà hay bất kỳ nơi nào có nhiều muỗi. Các bạn sẽ thấy chiếc bẫy đơn giản này mang lại hiệu quả rất thiết thực.



 

 

 

 

 

 

 

 

 


Hình 25

2. 3. Sử dụng các loại thực vật chứa tinh dầu để xua đuổi muỗi.

Muỗi đặc biệt tránh xa các loài thực vật và các hóa chất mang mùi vị của tinh dầu. Lợi dụng đặc điểm này, ngoài các biện pháp trên chúng ta cần thường xuyên sử dụng các biện pháp sau để xua đuổi muỗi.

Đốt vỏ quýt: 





Hình 26

Tinh dầu thơm trong vỏ cam, quýt rất hấp dẫn với con người, nhưng lại là thứ mà muỗi phải tránh xa. Để xua muỗi, chỉ cần dùng vài mẩu vỏ cam, quýt đã phơi khô đốt cháy trên lửa.

Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, nhưng nó cũng giúp không gian nhà bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.

Hạt tiêu đen: 


Hình 27

Hạt tiêu đen có hiệu quả chống muỗi rất rõ . Thông thường bạn có thể rắc hạt tiêu bên góc cửa sổ, cửa ra vào hay đặt trong các chậu nhỏ, để ngăn ngừa muỗi sinh sản và bay vào không gian nhà bạn.

Cúc vạn thọ




Hình 28

Mùi hương của bông và lá cây cúc vạn thọ là mùi mà muỗi rất không ưa. Trồng một vài chậu hoa cúc vạn thọ quanh nhà, ngoài vườn cũng là cách để hạn chế muỗi tấn công con người.

Cây sả



Hình 29

Sả là loài cây cho tinh dầu thơm được dùng rất rộng rãi. Để giúp đuổi muỗi, chúng ta trồng sả quanh nhà. Sả có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, không thể tìm được bạn ở đâu để chích.

Cây húng thơm:



Hình 30

          Cây húng thơm được xem là một trong những loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe, vừa có thể phòng chống muỗi. Tình dầu của cây húng thơm có tác dụng xua đuổi muỗi và chống muỗi một cách hiệu quả cho gia đình.

Củ tỏi



Hình 31

Những người ăn tỏi thường xuyên sẽ phát ra mùi khiến cho loài muỗi phải sợ mà tránh xa. Ngoài ra bạn cũng có thể cắt tỏi thành những lát mỏng rồi đặt tại những vị trí cụ thể cần chống muỗi như các góc nhà. Các lát tỏi còn có thể đặt tại bệ cửa sổ để phòng tránh muỗi xâm nhập vào căn phòng.

2.1. Tuyên truyền

- Phối hợp với đoàn trường tuyên truyền tác hại, các tập tính của muỗi và việc sử dụng các nguyên liệu thông thường để tạo bẫy bắt muỗi, xua đuổi muỗi trong tiết sinh hoạt lớp tại các lớp của trường THPT Trường Chinh – Kon Tum.



Hình 32

- Trong các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, chúng em sử dụng các tờ giấy truyền thông tại các cơ sở y tế, tuyên tuyền cho các bạn học sinh tại trường một số giải pháp giữ gìn vệ sinh chung giúp phòng chống muỗi.



Hình 33

VII. Ý NGHĨA

Đề tài giúp các bạn học sinh có niềm tin vào khoa học, thay thế dần các biện pháp hóa học tiêu diệt muỗi bằng các biện pháp sinh học.

 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Góp phần giảm thiểu những hậu quả do virut gây ra.

Thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn giúp học sinh thấy rõ hơn tác hại của muỗi, đặc điểm sinh học của muỗi. Từ đó kích thích các bạn học sinh phát minh thêm các biện pháp xua đuổi và tiêu diệt muỗi tiên tiến, khoa học, chính xác và hiệu quả.

Không chỉ vậy, đề tài còn giúp các bạn học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và thông qua việc giải quyết các vấn đề thực tiễn khắc sâu hơn các kiến thức đã được tiếp thu.

 

-----------****-----------

 

         

 

 

 

 

 

Đăng nhận xét

4 Nhận xét