“NÂNG CAO HIỂU BIẾT GIÚP HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG TẢO
HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT CHO HỌC SINH THPT”
I. TÌNH HUỐNG ĐƯA RA
- Tình huống: Lấy
chồng là anh em họ
Câu chuyện đau lòng xảy ra tại trường THPT Trường
Chinh–Kon Tum.
Đã gần một năm trôi qua nhưng tập thể lớp 12A3
vẫn chưa nguôi cái ngày 5/09/2019, khi đó tập thể 11B3 nghe tin bạn Y
Khánh có thai và phải bỏ học giữa chừng. Đau lòng hơn là người chồng tương lai
của bạn ấy là anh họ học lớp 12A2 cùng trường.
Hình ảnh cô bạn cùng lớp ngày nào giờ phải lam lũ
và già đi trông thấy bên cạnh đứa con nhỏ tật nguyền đã làm cho bọn chúng mình
không khỏi xót xa.
Chuyện đã qua nhưng tập thể 11B3 lúc nào cũng tụ
tập và tự hỏi: “Có cách nào giảm thiểu tình trạng hôn nhân cận huyết và tảo hôn
ở lứa tuổi chúng mình để không lặp lại hậu quả đáng buồn như bạn Khánh không?”
Qua những buổi thảo luận chúng mình đã lập ra được
một kế hoạch từ học kỳ II năm 2020 đến cuối học kỳ I năm 2021 để giúp học sinh
toàn trường nâng cao hiểu biết của mình.
Kế hoạch đó là gì? Mời các bạn
cùng tìm hiểu các giải pháp mà chúng mình đã lập ra nhé.
II. MỤC
TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Thứ nhất: Khuyến khích các bạn học sinh tìm hiểu thông
tin, kiến thức cơ bản về tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
Thứ hai: Tạo thành cuộc tuyên truyền rộng lớn trong
nhà trường.
Thứ ba: Giảm thiểu số lượng học sinh bỏ học giữa chừng
trong trường THPT Trường Chinh.
Thứ tư: Giúp các bạn học sinh có khả năng tự tin và mạnh dạn chia sẻ các vấn đề liên
quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
III. TỔNG
QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Thành lập nhóm nghiên
cứu
Gồm 2 thành viên thuộc chi
đoàn 12A3: Y Xương và Hồ Xuân Huyền.
2. Tiến trình nghiên cứu
- Thu thập thông tin:
+ Kiến thức cấu trúc di truyền
của quần thể tự thụ phấn trong SGK Sinh học 12; kiến thức hôn nhân và gia đình
trong SGK DGCD, NGLL 10 và thông tin trên mạng.
- Thống kê: Tại trường THPT Trường Chinh trong 3
năm gần đây về tình trạng bỏ học giữa chừng dẫn đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết
.
- Tích hợp: Tích hợp những
điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với kiến thức thực tiễn.
- Phân tích, đánh giá: Phân tích và đánh
giá cụ thể tác hại nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
3. Tổng hợp nghiên cứu
và đề ra giải pháp
Để thực hiện tốt các mục
tiêu trên, chúng em đã vận dụng kiến thức của bộ môn Sinh học và GDCD, NGLL trong
quá trình thực hiện.
+ Kiến thức sinh học: Cấu trúc di truyền của quần
thể tự thụ phấn và giao phối gần.
+ Kiến thức GDCD, NGLL: Luật Hôn nhân và Gia đình.
4.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
4.1. Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể
tự thụ phấn và giao phối gần
4.1.1. Quần thể tự thụ phấn
4.1.1.1. Khái niệm tự thụ phấn:
Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra trên cùng một hoa hay giữa các hoa
trên cùng một cây.
Ví dụ:
Lúa tự thụ phấn trên cùng 1 hoa, Bí ngô tự thụ phấn trên cùng 1 cây
4.1.1.2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn
- Công thức tính tần số các kiểu gen ở thế hệ thứ n
của quần thể tự thụ phấn ở thế hệ xuất phát có 100% cá thể mang kiểu gen dị hợp
(Aa):
+ Tần số kiểu
gen Aa =
+ Tần số kiểu
gen AA= Tần số kiểu gen aa =
-
Đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn:
+Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn qua
các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng: giảm dần tần số kiểu gen dị hợp(Aa), tăng dần
tần số kiểu gen đồng hợp(AA và aa)
+Tần số các alen không đổi qua các thế hệ
+Trên thực tế quần thể tự thụ phấn thường bao gồm
các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
4.1.2. Quần thể
giao phối gần
4.1.2.1. Khái
niệm giao phối gần
Giao
phối gần (Giao phối cận huyết): là hiện tượng các cá thể có cùng huyết thống
giao phối với nhau.
- Ví dụ: Ở gà,
các các thể có chung bố mẹ giao phối với nhau hoặc bố mẹ với con cái.
4.1.2.2. Đặc
điểm di truyền của quần thể giao phối gần
- Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần
qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng: giảm dần tần số KG dị hợp(Aa), tăng dần
tần số KG đồng hợp (AA và aa)
- Tần số các alen không đổi qua các thế hệ
4.1.2.3. Tác hại
của tự thụ phấn và giao phối cận huyết
Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ có thể
gây thoái hóa giống: Sinh trưởng phát triển chậm, xuất hiện bệnh tật, giảm sức
sống…do các gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện kiểu hình.
4.2. Tìm hiểu thế nào là tảo hôn và hôn nhân cận huyết
Tảo hôn là trường hợp kết hôn trong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến tuổi kết hôn (nam từ đủ 20 tuổi
trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn)
Hôn nhân cận
huyết thống: là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm
thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết
thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha.
Một biểu hiện rõ nét của hôn nhân cận huyết thống ở
miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hôn nhân con cô con cậu. Đây là hình thức
hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái.
4.3. Tìm hiểu chung về các vấn đề liên
quan đến luật hôn nhân và gia đình
4.3.1. Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa
một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận
nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
4.3.2.
Điều kiện kết hôn: (Theo luật hôn nhân và gia đình)
4.4.
Tìm hiểu tỉ lệ tảo hôn của các dân tộc thiểu số(DTTS)
Hình 2. Biểu đồ tỉ lệ tảo
hôn của các DTTS
Suy nghĩ,
quan niệm thoáng hơn về tình yêu và tình dục, thiếu hiểu biết về hôn nhân, gia
đình một bộ phận học sinh, sinh viên đã phải ngậm đắng nuốt cay nhận lấy hậu
quả nặng nề.
4.5. Tìm hiểu hậu
quả của hôn nhân cận huyết
4.6. Tìm hiểu những hậu quả gây ra khi thiếu
hiểu biết về hôn nhân và gia đình.
Bỏ
học giữa chừng các bạn thường tự ti và dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội, gây tăng
dân số, chịu hậu quả của nạo phá thai, vi phạm luật hôn nhân (Tảo hôn), ảnh hưởng
đến sức khỏe người mẹ trẻ và trẻ sinh ra sẽ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc bệnh di
truyền do hôn nhân cận huyết.
4.7. Tình hình thực tế tại trường THPT Trường Chinh KonTum
Thống kê số liệu trong 3 năm học trước.
Đây chỉ là con số thống kê số lượng
HS bỏ học giữa chừng; còn số lượng HS khối 10 bỏ học không ra lớp nhập học vi
phạm nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết con số này còn cao hơn rất nhiều.
Những
con số trên thể hiện rõ số lượng học sinh bỏ học giữa chừng và vi phạm luật hôn
nhân gia đình vẫn còn trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại Kontum.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống
trên cần có nhiều giải pháp sâu, rộng và toàn diện. Các thành viên của nhóm đã
thảo luận và đưa ra một số giải pháp sau:
1. Xã hội
- Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số, kế
hoạch hoá gia đình; nhân rộng các mô hình can thiệp giảm thiểu tảo hôn và kết
hôn cận huyết thống.
-
Thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về kiến thức sinh sản vị thành niên, kiến thức về hôn nhân nhân cận
huyết, kiến thức về luật hôn nhân và gia đình cho học sinh THPT.
-
Vận động và tạo mọi điều kiện cho học sinh THPT tham gia các hoạt động tích cực
về các cuộc thi lớn liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình yêu và hôn nhân.
2. Nhà trường
-
Đưa kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, luật hôn nhân gia đình rộng rãi
và chi tiết hơn trong bộ môn Sinh học và GDCD.
-
Tổ chức các cuộc thi liên quan đến tìm hiểu kiến thức hôn nhân, gia đình và hậu
quả của tảo hôn cũng như hôn nhân cận huyết.
-
Tuyên truyền kiến thức về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông qua bản tin
hàng tháng của các chi đoàn.
-
Thành lập hộp thư tư vấn để trả lời các câu hỏi còn vướng mắc của học sinh
THPT.
3. Gia đình
Quan
tâm hơn đến con em đang độ tuổi VTN; gần gũi và giải thích cặn kẽ để các bạn có
hiểu biết sâu rộng về kiến thức SKSS, tình yêu và hôn nhân; hậu quả của tảo hôn
và hôn nhân cận huyết; phối hợp chặt chẽ với GVCN để tìm hiểu và thông tin kịp
thời các biểu hiện tiêu cực của các bạn.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Các tài liệu tham khảo
-
SGK Sinh học 12; GDCD, NGLL 10 cơ bản
- Các trang mạng xã hội:
2. Các phương pháp thực hiện
2.1.
Các phương pháp thực hiện:
+
Phương pháp đề nghị: Đề nghị các cấp có thẩm quyền, đề nghị nhà trường, gia
đình.
+
Phương pháp tuyên truyền: Tuyên truyền tại trường, lớp.
+
Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: Soạn nội dung tuyên truyền.
+
Phương pháp trực quan (chụp hình ảnh hoạt động để tuyên truyền).
+ Phương
pháp hợp tác: Cùng nhau đoàn kết hợp tác, chia sẻ thực hiện.
2.2.
Tiến trình thực hiện:
Từ
tình huống bạn Y Khánh vi phạm luật hôn nhân, gia đình và cũng từ yêu cầu của
cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, nhóm chúng
em đã có ý tưởng giải quyết vấn đề từ tình huống thực tế này. Vì có những giải
pháp đề nghị vượt ngoài khả năng của chúng em, chúng em xin được trình bày những
việc làm mang tính giải pháp phù hợp với lứa tuổi và điều kiện hiện tại như
sau:
Hình 3. Một buổi tuyên truyền kiến thức liên quan
đến nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết
2.2.4.
Hoạt động 4: Tổ chức tư
vấn hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết
2.2.4.1. Thông qua hòm thư góp ý:
Hộp
thư được mở hàng ngày, các bạn gửi thư vào hộp thư tư
vấn và kết quả tư vấn của các thầy cô sẽ được ghi lại và được chúng em đặt trong
hộp thư trả lời tư vấn vào đầu tuần.
Hình 4. Các bạn nữ sinh nhận kết quả tư vấn và
các cô giáo đang trả lời câu hỏi tư vấn
2.2.4.2. Tư vấn theo nhóm:
Đã
tổ chức vào ngày 8/3/2020 với số lượng nhóm là 4 nhóm khối 10, 3 nhóm khối 11
và 2 nhóm khối 12. Các nhóm sẽ tập hợp tất cả các câu hỏi đại diện cho HS toàn
khối liên quan đến hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết đưa trước cho ban
tổ chức 2 ngày để các thầy cô chuẩn bị câu trả lời.
Hình 5. Một buổi
trả lời câu hỏi tư vấn theo nhóm về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết
2.2.5. Hoạt động 5: Kết hợp với GVCN tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
Phối
hợp với các GVCN xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động NGLL trong tháng 10 với
chủ đề: Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Hình 6. Một tiết sinh hoạt
chủ nhiệm lồng ghép NGLL với chủ đề thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân
và gia đình.
2.2.6. Hoạt động 6: Phối hợp với giáo viên
sinh học, giáo viên GDCD, ban chấp hành Đoàn trường và chi cục dân số-KHHGĐ tổ
chức ngoại khóa
Đã
tiến hành tổ chức ngoại khóa SKSSVTN vào dịp kỉ niệm ngày thành lập Hội Phụ nữ
Việt Nam, ngày 20 tháng 10 năm 2020.
Hình thức tổ chức: Kết hợp
phương pháp thuyết trình và tổ chức trò chơi giao lưu giữa các đội qua các phần:
Phần tìm hiểu kiến thức-Phần ứng xử giải quyết tình huống- hần trình bày năng
khiếu.
Hình 7. Ngoại khóa sức khỏe
sinh sản vị thành niên và tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống
2.2.7. Hoạt động 5. Tư vấn thông qua giáo
viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh
Tổ
chức được buổi giao lưu với PHHS ngay từ đầu năm và cuối HKI(2020-2021). GVCN trình
chiếu thông tin về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở nước ta và yêu cầu từ
phía PHHS cần có nhận thức đúng đắn và giáo dục con em đúng cách.
Hình 8. Buổi họp PHHS có
lồng ghép làm thế nào để giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết
VI. Ý NGHĨA
Với
các giải pháp nêu trên, trong học kỳ I năm học 2020-2021 tại trường THPT Trường
Chinh số HS bỏ học có vi phạm luật hôn nhân và gia đình đã giảm rõ rệt so với
ba năm học trước, chỉ có một trường hợp nghỉ học do có thai ngoài ý muốn nhưng
không rơi vào trường hợp hôn nhân cận huyết.
Đề tài đã giúp
các bạn hiểu và nhận thức được cần giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết
trong cộng đồng nhằm giảm thiểu gánh nặng cho chính bản than, gia đình và xã hội.
-----------****-----------
Bài tập 1. Thông tin KonTum
- Các bạn đã từng
nghe các thông tin trên chưa?
- Hậu quả của việc
kết hôn cận huyết là gì?
Câu 2. Kon Tum:
Tìm lời giải cho vấn nạn tảo hôn ở Kon Plông
Học sinh lớp 8, lớp 9
bỏ học về nhà lấy chồng và những cô cậu “choai choai” làm bố, làm mẹ ở tuổi 15,
16 không phải là chuyện lạ ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện Kon Plông –
Tỉnh KonTum. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết là vấn đề nan giải tồn tại từ lâu ở
Kon Plông, đang được các cấp, các ngành của huyện tích cực tìm lời giải…Mời các
bạn đọc các thông tin sau:
“Lấy chồng từ thuở
13”
- Các bạn đã từng nghe các thông tin trên
chưa?
- Hậu quả của việc tảo hôn là
gì?
Nhận xét: Đa số các bạn ít
biết về các thông tin trên và chưa rõ hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận
huyết. Chỉ 20% HS trả lời được điểm trên trung bình đối các câu hỏi của các
thông tin trên.
ĐÁNH GIÁ TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
ĐÁP ÁN
Mỗi
câu trả lời đúng được 1 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
ĐÚNG |
SAI |
SAI |
ĐÚNG |
ĐÚNG |
C |
ĐÚNG |
C |
B |
KẾT QUẢ THỐNG KÊ
Chúng em đã tiến hành
điều tra thông tin của 674 bạn HS tại trường THPT Trường Chinh vào đầu HKII năm
học 2017 – 2018 và đã thu được kết quả
thống kê sau:
BIỂU ĐỒ SO SÁNH
Nhận xét: Sau các
biện pháp tuyên tuyền, các bạn có nhận thức rõ ràng hơn về các kiến thức liên
quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
0 Nhận xét