SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH
SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
HÀNH VI
CHỦ ĐỀ: ẢNH HƯỞNG
CỦA MẠNG XÃ HỘI FAECBOOK ĐỐI VỚI TÌNH BẠN Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁO
DỤC.
HỌC SINH THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ
THU DUNG
HỌC SINH 12A2 TRƯỜNG THPT
TRƯỜNG CHINH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN, BẢO
TRỢ: PHẠM THỊ NGỌC SƯƠNG
KonTum tháng 11 năm 2018
BẢN THUYẾT TRÌNH VÀ MÔ TẢ
GIẢI PHÁP DỰ THI HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT
TỈNH KONTUM.
2.Mô
tả giải pháp kỹ thuật đã biết
Làm tài liệu tham khảo, bổ sung thêm
tư liệu cho hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, giáo dục kỹ năng sống trong
trường THPT.
- Cung
cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình sử dụng Facebook của học sinh ở tuổi vị thành niên tại một
số trường THPT tại Tỉnh KonTum.
- Cung
cấp nguồn tư liệu cho nhà trường, học sinh, phụ huynh, xã hội để giáo dục các
bạn học sinh đi đúng hướng.
- Định
hướng cách sử dụng Facebook
một cách văn minh và giúp các bạn học sinh có những hành vi ứng xử đúng đắn
trong các mối quan hệ tình bạn.
2.3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng Facebook của học sinh hiện nay nhằm
thấy được sự tác động của Facebook
đến học sinh bậc Trung học.
- Khảo sát những biến đổi về hành vi
ứng xử trong quan hệ tình bạn từ việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Từ đó, đánh giá những
nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tác động đó.
- Đề ra các giải pháp nhằm sử dụng
có hiệu quả và khắc phục những hạn chế thông qua sử dụng mạng Facebook.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm tăng cường
việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống của các bạn học sinh, tránh xung đột gây
ra những hậu quả đáng tiếc.
2.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
-
Giới hạn về không gian nghiên cứu: học sinh khối 10, 11 và 12 trường THPT
Trường Chinh, để có sự nhận xét, so sánh, đánh giá về những hành vi ứng xử
trong mối quan hệ tình bạn do tác động của mạng Facebook ở những khối khác nhau. Qua đó, rút
ra những nguyên nhân của những biến đổi đó.
-
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: từ
tháng 12 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018.
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
học sinh THPT từ độ tuổi 15- 18 tuổi.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
chỉ nghiên cứu hành vi ứng xử trong mối quan hệ tình bạn của lứa tuổi học sinh ở
tuổi vị thành niên qua mạng Facebook.
2.5.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học xã hội, bao gồm:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê,
phân tích, hệ thống hóa, so sánh, phỏng vấn và hỏi chuyên gia.
2.6. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng Facebook của học sinh ở tuổi vị thành niên tại trường THPT - Tỉnh
Kontum hiện nay.
- Sự biến đổi trong mối quan hệ tình
bạn do mạng Facebook mang lại.
2.7. Những điểm mới của đề tài
Trên cơ sở tham khảo các đề tài cùng
nội dung em chỉ tập trung khai thác những vấn
đề sau đây:
-
Thứ nhất, tập trung nghiên cứu tác động của mạng Facebook đến quan hệ tình bạn;
-
Thứ hai, không chỉ chọn học sinh của một khối nghiên cứu mà em còn có sự
khảo sát, phỏng vấn các bạn học sinh ớ các khối khác để có cách nhìn nhận
và đánh giá khách quan hơn về những tác động của Facebook;
-
Thứ ba, tác động của Facebook
đối với học sinh khá nhiều nhưng em chỉ lựa chọn những hành vi ứng xử trong mối quan
hệ tình bạn của học sinh Trung học phổ thông làm nội dung nghiên cứu;
-
Thứ tư, chọn học sinh khối 10,11,12 làm đối tượng nghiên cứu chính vì lứa
tuổi học sinh ở vị thành niên đang ở giai đoạn phát triển, tiến tới hoàn thiện
nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Ở độ tuổi này, nhận thức và quan điểm của
các em, các bạn về tình bạn rõ nét nhất;
- Thứ năm, khi em nghiên cứu
em đã đề ra các nhóm giải pháp để phát huy hiệu quả và hạn chế những tiêu cực từ
việc sử dụng mạng Facebook ảnh hưởng đến mối quan hệ tình bạn. Trên cơ sở đó, hướng cho các em,
các bạn học sinh biết cách sử dụng mạng Facebook và tạo nên nếp sống văn minh trong việc sử
dụng mạng xã hội. Đề xuất những kiến nghị nhằm tăng cường việc giáo dục đạo đức
và kỹ năng sống cho các em, các bạn học sinh, tránh xung đột gây ra những hậu
quả đáng tiếc.
3. Lý do hình thành giải
pháp, mục đích của giải pháp và sự cần thiết phải cải tiến giải pháp kỹ thuật
đã biết.
Năm
2004, Mark Zuckerberg - lúc đó đang là một sinh viên của trường đại học Harvard
- đã thành lập ra trang mạng xã hội mang tên Facebook, tạo nên một sự thay đổi
lớn về mặt công nghệ trên toàn cầu. Trải qua hơn một thập kỉ, mạng Facebook
ngày càng phát triển và có mặt ở tất cả những nơi mà con người từng đặt chân.
Vượt qua tất cả các trang mạng xã hội như Zalo, Youtube, Instagram,… Facebook vẫn
là lựa chọn hàng đầu và được mọi người sử dụng yêu thích.
Tại Việt
Nam, sau khi du nhập mạng Facebook, đến nay nước ta đang đứng thứ 16 trên thế
giới về tỉ lệ gia tăng số người sử dụng Facebook.
Hầu hết
chúng ta đều nghĩ rằng, Facebook chỉ là mạng xã hội để những người trưởng thành
dùng để kinh doanh, tìm hiểu thông tin liên quan đến công việc hay tìm lại bạn
cũ hoặc để dễ dàng liên lạc với những người thân, đối tác,… ở xa thì điều bất
ngờ chính là ở Việt Nam, theo như trang “công nghệ thông tin” thì hầu hết những
“chủ nhân” của các tài khoản Facebook đều nằm trong độ tuổi thanh thiếu niên, đặc
biệt là học sinh bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Chúng ta không thể
phủ nhận những lợi ích mà mạng Facebook mang lại cho cuộc sống. Tuy nhiên, với
cách sử dụng hiện nay của học sinh thì Facebook từ một trang mạng xã hội giúp
người và người xích lại gần nhau thì bên cạnh đó nó đã trở thành một công cụ để con người tổn thương lẫn nhau
và tổn thương chính bản thân mình.
Việc quan tâm, giáo dục thanh thiếu
niên luôn là đề tài thu hút không chỉ đối với các bậc phụ huynh và nhà trường
mà còn đối với toàn xã hội. Học sinh Trung học là giai đoạn có nhiều sự thay đổi
lớn cả về mặt sinh học lẫn tâm lí. Một trong những thay đổi có ảnh hưởng trực
tiếp, có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành phát triển nhân cách của các bạn
là quan hệ bạn bè ngày càng phức tạp với sự mở rộng phạm vi giao tiếp vượt ra
khỏi phạm vi nhà trường, gia đình,… sự mở rộng những hứng thú mới, những quan hệ
mới trong cuộc sống. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành
nhân cách, chi phối sự hình thành tình bạn, động cơ và mục đích kết bạn. Do đó,
quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này, đặc biệt là ở những nhóm không chính thức, ngoài
giờ học đối với học sinh Trung học đã và đang phát triển theo những chiều hướng
hết sức phức tạp.
Có
thể nói, đề tài về tác động của mạng xã hội đối với lứa tuổi vị thành niên có
khá nhiều công trình nghiên cứu và giành được nhiều sự quan tâm của xã hội bởi
tính cấp thiết của nó.
Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của mạng xã hội
Facebook đối với tình bạn trong lứa tuổi vị thành niên và định hướng giáo dục”nhằm
tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng Facebook
của các em, các bạn học sinh hiện nay, thấy được sự tác động của trang mạng
này đến học sinh Trung học. Trên cơ sở đó, định hướng cách sử dụng mạng
Facebook văn minh và định hướng hành vi ứng xử cho các em, các bạn học
sinh, hướng đến xây dựng mối quan hệ tình bạn trong sáng, bền chặt và có ý
nghĩa.
MÔ TẢ GIẢI PHÁP DỰ THI
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ
LÝ LUẬN
I. Các khái
niệm
1.1.
Khái niệm về Facebook
Facebook là một trang mạng xã hội được tạo ra nhằm mục
đích giúp người dùng kết nối với gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp của họ. Đây
được coi là trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay.
Facebook
là một “website” truy cập miễn phí, mang đến cho ta nhiều thông tin bổ ích và
thú vị. Mạng Facebook là nơi để kết bạn, giao lưu, giải trí và học hỏi thêm nhiều
điều bổ ích. Đây là nơi giúp chúng ta trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hình ảnh,
thông tin, kiến thức góp phần tạo ra một thư viện thông tin hữu ích từ sự đóng
góp của cộng đồng. Giúp cho mọi người cập nhâp thông tin trong nước và trên thế
giới một cách nhanh chóng. Phá vỡ những ngăn cách về địa lí, ngôn ngữ, giới
tính lẫn quốc gia, đưa mọi người đến gần nhau hơn. Mối quan hệ của mỗi người trở
nên rộng rãi hơn. Bạn có thể có thêm nhiều bạn mới ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Quan trọng
hơn, nếu coi mỗi chúng ta là một ngôi nhà, thì mạng Facebook chính là cánh cổng
tuyệt vời nhất để cho người khác thấy được đầy đủ thông tin và những điều tốt đẹp
mà bạn đã đạt được trong cuộc sống. Đây còn là nơi để bạn cho người khác thấy
được cuộc sống thường ngày mà bạn trải qua hay bày tỏ, chia sẻ những tâm tư, trạng
thái của mình cho bạn bè thấy được qua các tính năng của mạng Facebook.
1.2. Vai trò và
những ảnh hưởng của mạng xã hội facebook
1.2.1. Những ảnh hưởng tích cực
- Giới thiệu bản
thân mình với mọi người: chúng
ta có thể giới thiệu tính cách, sở thích, quan điểm của bản thân trên mạng xã
hội và nó có thể giúp chúng ta tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của
bản thân.
- Kết nối bạn bè: chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc
người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ
và giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay
quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp
tác với nhau về nhiều mặt.
- Tiếp nhận thông
tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng: việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều
nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều
thông tin quan trọng. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng
giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.
- Kinh doanh: bán
và mua hàng online không còn xa lạ với tất cả chúng ta vì thế mạng xã
hội là một môi trường kinh doanh vô cùng lí tưởng. Bạn cũng có thể dùng nó
để quảng cáo cho những sản phẩm của công ty, giúp cho bạn có thể tìm kiếm được
những khách hàng tiềm năng.
- Bày tỏ quan niệm cá nhân: trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng trong cuộc sống,
mỗi con người cần bày tỏ và cần nhận được sự sẻ chia để chúng ta cảm thấy thanh
thản hơn. Thế nhưng việc chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi khi trở nên
khó khăn với một số người ít nói. Chính vì thế việc viết ra những suy nghĩ của
mình qua bàn phím máy tính sẽ giúp chúng ta giải tỏa được phần nào.
- Mang đến lợi ích về sức khoẻ: giúp cải thiện não bộ và làm chậm quá trình lão hoá,
nghiên cứu của giáo sư Gary Small tại trường Đại học California Los Angeles cho
thấy càng sử dụng và tìm kiếm nhiều thông tin với internet, não bộ sẽ càng được
rèn luyện tốt hơn và các khả năng phán đoán, quyết định cũng sẽ từ đó phát
triển thêm. Ông còn đồng thời nhận thấy rằng, việc sử dụng internet nhiều có
thể giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn, giúp làm giảm quá trình lão hóa và làm
cho người lớn tuổi vẫn có suy nghĩ hết sức lạc quan.
Chúng ta không thể phủ nhận những
lợi ích mà mạng xã hội đã mang đến cho con người hiện nay như giúp ích cho công
việc, cho việc tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải
trí… Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh
hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống của người sử dụng.
1.2.2. Những ảnh
hưởng tiêu cực
- Giảm tương tác giữa mọi người: Bạn quá chú ý đến các thiết bị điện tử và dành ít thời
gian, sự quan tâm đối với những người hiện diện trong cuộc sống thực của mình.
Điều này làm họ rất bực bội. Cuối cùng những người xung quanh thậm chí sẽ không
muốn đi chơi với bạn nữa.
- Tăng cảm giác muốn gây sự
chú ý: Đăng những trạng thái mơ hồ, khó hiểu trên Facebook để
thu hút sự chú ý của người khác đang trở thành một thói quen gây khó chịu của
những người sử dụng mạng xã hội. Cuộc chiến cạnh tranh lượt like và thông báo
sẽ không có hồi kết.
- Xao nhãng những mục tiêu thực của cuộc sống: Thật dễ dàng
để có thể tóm tắt những gì đang xảy ra trên mạng xã hội, mọi người sẽ dần xao
nhãng những mục tiêu thực của cuộc sống. Thay vì cố gắng để hiện thực hóa ước
mơ bằng cách trở thành một người thực sự tài năng, giỏi giang thì giới trẻ có
xu hướng phấn đấu trở thành ngôi sao trên Internet.
- Có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: Theo các nghiên cứu gần đây, những người thường xuyên sử
dụng mạng xã hội thường có cảm xúc tiêu cực nhiều hơn, bao gồm cả trầm cảm. Sử
dụng mạng xã hội đặc biệt có hại với những người tiền sử mắc bệnh trầm cảm. Nếu
bạn bắt đầu cảm thấy buồn bã, bi quan, nên ngừng sử dụng mạng xã hội một thời
gian.
- Chuyện tình cảm dễ bị tan vỡ: Bạn không nên dán mắt vào màn hình, tiếp tục ghen tuông
và rình mò. Mạng xã hội là lựa chọn dễ dàng để công khai mối quan hệ nhưng thực
tế thì lợi bất cập hại. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy những người thường sử
dụng Facebook để theo dõi nửa kia của họ dẫn đến những suy đoán, tưởng tượng,
cuối cùng là chuyện tình cảm tan vỡ.
- Sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng
đến quá trình sáng tạo: Lướt các trang
mạng xã hội sẽ làm tê liệt tâm trí của con người, tương tự như xem truyền hình
một cách vô thức. Nếu bạn đã lên kế hoạch làm việc hôm nay thì hãy tắt những
ứng dụng mạng xã hội.
- Xuất hiện những “anh hùng bàn
phím”: Mọi người cảm thấy quá thoải mái trên mạng xã hội và bắt
đầu nói những điều họ thường không nói trong cuộc sống thực. Nếu bạn không
thường xuyên nói tục, chửi thề, chắc chắn bạn sẽ phải tiếp xúc với điều này
trên mạng xã hội. Nếu bạn thường xuyên nói những điều như vậy, hãy dừng lại
ngay. Bạn không vô danh trên mạng xã hội như bạn nghĩ đâu. Với sự xuất hiện của
các “anh hùng bàn phím” trên mạng xã hội, mọi người đang trở nên thô lỗ hơn
bình thường.
- Thường so sánh bạn với những
người khác trên mạng sẽ làm bạn đau khổ: Với sự giúp sức của công nghệ, hình ảnh cũng như hành
động hiển thị trên Facebook có thể khác xa với cuộc sống đời thực của người đó.
Sau một thời gian, có thể bạn sẽ nghĩ rằng những người quen trên Facebook đẹp
và tốt hơn bạn, điều này tạo ra một khoảng cách xã hội. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng
tất cả mọi người trên mạng xã hội cũng chỉ là con người như bạn.
- Mất ngủ: Ánh sáng phát ra từ màn hình điện tử làm ảnh hưởng đến
tâm trí và khiến bạn mất ngủ. Ngủ đủ giấc mỗi đêm ngày càng trở nên khó khăn.
Cách tốt nhất là không để điện thoại ở gần khi bạn đi ngủ.
- Thiếu sự riêng tư: Các trang
mạng xã hội vẫn đang âm thầm lưu lại (và bán) thông tin cá nhân của bạn. Cả cơ
quan tình báo Mỹ cũng đang dính vào vụ lùm xùm liên quan đến việc cho phép
chính phủ truy cập vào những dữ liệu cá nhân bao gồm email, các cuộc gọi Skype…
Điều này rõ ràng cho thấy rằng sự bảo mật và riêng tư trên Internet đang bị xâm
hại.
1.2.3. Một số hệ lụy xấu từ mạng xã hội cho học sinh khi
không được sự định hướng từ gia đình và nhà trường:
Đối với giới trẻ nối
chung và học sinh nói riêng, việc sử dụng mạng xã hội là điều hết sức phổ biến,
gần như là một thói quen. Chúng ta cũng khó có thể cấm đoán học sinh được, mà
thay vì đó gia đình và nhà trường cần có sự định hướng, kiểm soát và giúp đ các
em để có thể sử dụng mạng xã hội phục vụ công việc học tập, hình thành thế giới
quan tốt đẹp cho học sinh. Bởi lẽ chúng ta thấy rằng, những thông tin được báo
chí đăng hay được truyền tải từ mạng xã hội đã được lan tỏa rộng rãi và được dư
luận hết sức quan tâm, mặc dù người đọc hay chia sẻ thông tin đó trên mạng xã hội,
đều chưa biết thực hư sự chính xác của thông tin đó ra sao. Xét về góc độ này,
chúng ta có thể thấy được mặt trái của mạng xã hội, mọi người đều có thể đọc và
chia sẻ những thông tin mà không hiểu rõ về vấn đề, chính điều này đã vô tình
gây ra những rắc rối, những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống cá nhân của những người
trong cuộc.
Một
số hệ lụy của mạng xã hội đối với học sinh là:
-Sử dụng mạng xã hội quá nhiều sao nhãng thời gian học tập.
-Lãng phí thời gian khi lên mạng chỉ chát chít, tán gẫu,
bình luận lung tung trêu chọc nhau, thậm chí bới móc, xỉa xói và nói xấu người
khác.
-Không biết tận dụng và phát huy mạng xã hội để chia sẻ
thông tin hữu ích, truy cập thông tin phục vụ học tập, trao đổi bài và nâng cao
kiến thức ngoài giờ lên lớp.
- Không biết tìm kiếm và xem các video, hình ảnh liên
quan đến học tập, mở rộng hiểu biết về thế giới quan,…
- Chìm đắm trong thế giớ ảo, dần mất đi sự tự tin, năng động
vốn có của giới trẻ, suy thoái đạo đức tinh thần khi thường xuyên xem các tin tức
và hình ảnh xấu liên quan đến bạo lực, …
Theo Wikipedia “Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại.
Hành động là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục
đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới" . Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm
thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá
trị có thể thay đổi qua thời gian.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp,
là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một
tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng
của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.
Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và
cách nói năng của cá
nhân với những người xung quanh.
3.
Học sinh Trung học phổ thông
Là các bạn học sinh từ 15 đến 17 tuổi, đang là
thanh, thiếu niên, theo học ở các trường Trung học phổ thông.
* Tình bạn và quan hệ tình bạn
Theo Wikipedia “Tình bạn là
tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể
tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn”.
Một người bạn luôn ở cạnh, động viên và nhắc nhở, giúp đỡ những lúc mình sai
(nhưng không phải có quan hệ máu mủ).
Ngoài ra còn có định nghĩa
khác: Tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa
người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh,...
Họ có thể chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Theo quan
điểm của các bạn học sinh, tình bạn là tình cảm của những người biết chia sẻ,
biết cảm thông và giúp đỡ nhau trong học tập.
Với những cách định nghĩa như trên,
để có được một tình bạn đẹp, trong sáng, lành mạnh thì việc xây dựng mối quan hệ
tình bạn thông qua các hành vi ứng xử trong giao tiếp, trong lao động và học tập
đóng vai trò quan trọng.
* Phân loại tình bạn lứa tuổi học sinh Trung học
- Bạn cùng giới
- Bạn cùng trường
- Bạn trên Facebook
- Bạn ngoài trường
- Bạn khác giới
- Bạn thân
- Bạn cùng lớp…
II.
Tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học.
Tuổi thanh, thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 14 - 18 tuổi,
học sinh được vào học ở trường trung học cơ sở, THPT. Lứa tuổi này có một vị
trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của con người, vì nó là
thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng
những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi bất trị”,
“tuổi mới lớn”, “tuổi hồng”, “tuổi vị thành niên” ...
Đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ
sang tuổi trưởng thành, thời kỳ các em đang ở “ngã ba đường” của sự phát triển.
Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi em trở
thành một cá nhân. Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi
này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng
bột, hăng say. Các em dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự
đánh giá thiếu công bằng của người lớn. Tâm trạng của các em thay đổi nhanh
chóng, thất thường, có lúc đang vui nhưng chỉ là một cớ gì đó lại sinh ra buồn
hoặc đang lúc bực mình nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay.
Do đó, nếu sự phát triển được định
hướng đúng, được tạo thuận lợi thì các em sẽ trở thành công dân tốt. Ngược lại,
nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện
hàng loạt các nguy cơ dẫn đến các em phát triển lệch lạc về nhận thức, hành vi
và nhân cách.
III.
Những đặc điểm của tình bạn ở lứa tuổi mới lớn
- Giúp đỡ nhau trong học tập, trong
các hoạt động ở trường, lớp.
- Chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi
buồn, những tâm tư tình cảm, những bí mật riêng tư.
-
Cùng nhau cố gắng, tiến bộ, đạt được mục tiêu đặt ra trong học tập và cuộc sống.
- Động viên, an ủi, bảo vệ nhau mỗi
khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Gắn bó, có trách nhiệm với nhau, đồng
cảm sâu sắc với nhau.
- Tôn trọng lẫn nhau, chân thành, thẳng
thắn, tin cậy lẫn nhau.
- Học hỏi nhau những điều hay lẽ phải
để hoàn thiện bản thân.
- Thẳng thắn đấu tranh, phê bình,
giúp bạn nhìn ra khuyết điểm để sửa sai.
IV.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành mối quan hệ tình bạn của học sinh Trung
học
Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh
Trung học là một hoạt động đặc biệt, mà đối tượng của hoạt động này là người
khác - người bạn. Nội dung của hoạt động là sự xây dựng những quan hệ qua lại
và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức
được người khác và bản thân mình. Trên cơ sở đó, các mối quan hệ của các em được
mở rộng và tình cảm bạn bè của những người đồng lứa, đồng môn, khác giới tính
được hình thành.
Hoàn cảnh xã hội cũng ảnh hưởng đến
sự phát triển tình cảm của học sinh. Tình cảm bạn bè, tình tập thể ở lứa tuổi
này cũng được phát triển mạnh. Tình bạn của học sinh được hình thành trên cơ sở
cùng học tập, cùng sinh hoạt, cùng có hứng thú, sở thích như nhau. Học sinh đối
với nhau chân thành, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Học sinh
tin tưởng nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện thầm kín của mình, sống không
thể xa bạn, thiếu bạn. Vì thế khi bị bạn phê bình, học sinh cảm thấy khổ tâm,
buồn phiền, đặc biệt những em bị bạn bè không chơi, tẩy chay thì đó là một đòn
tâm lý rất nặng, là một hình phạt rất nặng nề với các em.
- Đối tượng khảo sát: học sinh, phiếu
thăm dò ý kiến phụ huynh học sinh và phỏng vấn một số thầy cô giáo đặc biệt là
thầy cô giáo chủ nhiệm.
- Địa điểm khảo sát: HS khối 10,
11, 12 Trường THPT Trường Chinh.
- Cách thực hiện:
+ Khảo sát lần thứ nhất (tháng 12
năm 2017): tìm hiểu việc sử dụng Facebook (rút ra mặt tích cực và hạn chế),
quan niệm của học sinh về tình bạn, cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong mối
quan hệ bạn bè.
+ Khảo sát lần thứ hai (tháng 3 năm
2018): lấy ý kiến về một số giải pháp để làm tăng hiệu quả của việc sử dụng
Facebook, định hướng những hành vi ứng xử cho học sinh và áp dụng vào thực tiễn.
+ Khảo sát lần thứ ba (tháng 8 năm
2018): lấy ý kiến học sinh về hiệu quả sau khi áp dụng các giải pháp. Làm thế
nào để xây dựng một tình bạn trong sáng, lành mạnh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
MẠNG FACEBOOK CỦA HỌC SINH HIỆN NAY
I. Thực trạng sử dụng mạng Facebook của học sinh hiện
nay
Với sự bùng nổ của
công nghệ thông tin trong khoảng một thập niên trở lại đây, thế giới đã chứng
kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong cách sống, cách làm việc, giải trí của giới trẻ.
Đó là trào lưu sử dụng mạng xã hội, phổ biến nhất hiện nay là Facebook. Có thể
nói rằng, giới trẻ ngày nay “ăn Facebook, chơi Facebook, ngủ Facebook” và đáng
báo động là thực trạng “sống - hướng tới tương lai qua Facebook”
Facebook - một dịch vụ mạng xã hội truy cập miễn
phí do Mark Zuckerberg sáng lập. Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng
có thể tham gia mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học
và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết
bạn và gửi tin nhắn cho họ cũng như người dùng có thể cập nhật trang hồ sơ cá
nhân của mình để thông báo cho bạn bè. Một đặc tính nổi bật nữa của Facebook
chính là mọi người có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình.
Chính những đặc điểm trên nên Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện
nay.
Theo thống kê của trang web wearesocial.net vào
năm 2012 như sau:
- Số lượng người sử dụng
Facebook tại Việt Nam là: 8.5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với năm 2009.
- Trung bình cứ 3 giây có một người dân Việt Nam
đăng ký tài khoản Facebook.
- Cũng theo trang này, độ tuổi
sử dụng mạng xã hội Facebook chủ yếu là từ 13 đến 24, chiếm 71%.
II. Thực trạng sử dụng mạng Facebook của học sinh THPT Trường Chinh hiện
nay
1.
Phát phiếu khảo sát lần 1 cho 300 học
sinh khối 10, 11, 12 của trường THPT Trường Chinh với nội dung khảo sát:
PHIẾU KHẢO SÁT LẦN 1
“Khảo sát những biến đổi về
hành vi ứng xử trong mối quan hệ bạn bè do tác động của
Facebook”
1. Bạn có sử dụng Facebook không
□ Có □ Không
2. Theo bạn, thế nào là tình bạn
tốt?
□ Giúp nhau học tập
□ Hiểu nhau, quý mến
nhau.
□ Chia sẻ niềm vui, nỗi
buồn.
□ Thường hay like, comment khen trên face.
3. Bạn có bao nhiêu người bạn trên Facebook?
□ Dưới 500
□ Từ 1000 - 2000
□ Từ 2000 - 4000
□ Trên 4000
4. Trong tất cả những người bạn trên Facebook, bạn quen biết bao
nhiêu?
□
dưới 500 □ Trên 500
5. Nội dung các bạn thường trao đổi với nhau trên Facebook là gì?
□ Trao đổi với nhau về vấn đề bài học
□ Trò chuyện về cuộc sống, thần tượng
□ Bàn luận về một ai đó
6. Bạn dành bao nhiêu thời gian để trò chuyện với bạn bè trên
Facebook trong một ngày?
□ 30 phút □ 2
tiếng
□ 1 tiếng □ 3
tiếng
7. Từ khi sử dụng Facebook các mối quan hệ của bạn trong cuộc sống
có thay đổi gì không?
□ Có □ Không
8. Khi có mâu thuẫn với bạn, bạn thường giải quyết bằng cách nào?
□ Trò chuyện trực tiếp □ Tẩy chay trên Facebook
□ Nhắn tin qua Facebook □ Nói xấu bạn với mọi người
□ Đăng status trên newfeed □ Nhờ người lớn giải quyết
9. Khi quý mến 1 người nào đó bạn thường làm gì trên Facebook?
□ Nhắn tin tỏ tình
□ Đăng status tâm trạng
□ Nhờ bạn bè kết nối
□ Thường xuyên like và comment
10. Khi bị 1 nhóm bạn “tẩy chay”, bạn sẽ làm gì?
□ Nhắn tin hỏi lí do
□ Chia bè phái, lập 1 nhóm khác “tẩy chay” lại
□ Nói xấu trên “newfeed”
□ Nhờ bạn khác “xử lí”
□ Mặc kệ, dần dần các bạn sẽ hiểu
11.
Facebook có làm cuộc sống của bạn thay đổi hoặc ảnh hưởng hay không?
□
Có □
Không
12.
Theo bạn, hiện nay những thông tin thu được từ Facebook ảnh hưởng tích cực hay
tiêu cực đến hành vi ứng xử của học sinh?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
13.
Bạn có sử dụng kết bạn với thầy cô, cha mẹ mình trên Facebook không?
□
Có □
Không
14.
Bạn có thích việc sử dụng Facebook trong tầm kiểm soát của cha mẹ hay không?
□
Không, như vậy sẽ rất áp lực
□
Mình nghĩ như vậy cũng tốt
15.
Bố mẹ có quản lý bạn sử dụng Facebook hay không?
□
Có □
Không
16.
Các tệ nạn xã hội mà bạn đã từng thấy (từng gặp) trên Facebook là gì? Bạn làm cách nào để không sa ngã vào
các tệ nạn ấy?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
17.
Theo bạn, sử dụng Facebook như thế nào mới gọi là “văn minh” trong ứng xử? Bạn
đã được ba mẹ, thầy cô hướng dẫn hay chưa?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
18.
Thiết bị mà bạn sử dụng khi truy cập vào Facebook đó là:
□ Máy tính bàn □ Điện thoại di động
□ Máy tính bảng □ Sử sụng nhiều thiết bị khác nhau
□ Laptop □ Thiết bị
khác
19.
Địa điểm sử dụng Facebook của các bạn học sinh
STT |
Nội dung |
Tần số |
1 |
Ở
nhà |
|
2 |
Ngoài
tiệm internet |
|
3 |
Ở
trường |
|
4 |
Khi
di chuyển đây đó |
|
5 |
Nơi
công cộng |
|
6 |
Bất
cứ nơi nào |
|
20.
Mức độ quan tâm của bố mẹ đến việc bạn chơi thân với một ai đó?
□ Hoàn toàn không quan
tâm □ Bình thường
□ Không quan tâm □ Quan tâm
21.
Theo bạn, cuộc sống sẽ như thế nào nếu Facebook ngừng hoạt động?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..............................................................
Trong tổng số 300
học sinh được khảo sát ở
trường số học
sinh sử dụng mạng Facebook có 287/300 chiếm tỉ lệ rất cao
95%. Sử dụng thường xuyên là 210/300 em học sinh chiếm tỷ lệ
70%. Điều này cho thấy Facebook ngày càng trở thành một kênh giải trí quen
thuộc của giới trẻ. Học sinh thường sử dụng Facebook từ 2 - 3 giờ trong một
ngày và sử dụng bất cứ khi nào có thể. Cụ thể, có đến 156 bạn học sinh truy cập
trung bình là 2 tiếng/ngày (tỷ lệ 52%), tiếp đến là 90 bạn học sinh truy cập 3
tiếng/ngày chiếm tỷ lệ 30%. Đây
là một con số đáng báo động vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập,
sức khỏe và các hoạt động khác. Nếu
trung bình sử dụng một ngày 3 tiếng thì rõ ràng có sự mất cân đối giữa các hoạt động, đây cũng là một dấu hiệu
ban đầu về nguy cơ “nghiện” Facebook của các em học
sinh. Điều này được minh họa bằng các biểu đồ như
sau:
Với tỷ lệ số học sinh sử dụng theo nghiên cứu này, thì
hành vi “nghiện” Facebook cần phải được quan tâm. Đây là cơ sở quan trọng để
phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện của hành vi “nghiện” Facebook
với những hệ lụy của nó trong tương lai.
Bảng 4: Địa điểm
sử dụng Facebook của các em học sinh
STT |
Nội dung |
Tần số |
Tỉ lệ (%) |
1 |
Ở
nhà |
146 |
48.8 |
2 |
Ngoài
tiệm internet |
46 |
15.2 |
3 |
Ở
trường |
6 |
1.9 |
4 |
Khi
di chuyển đây đó |
8 |
2.6 |
5 |
Nơi
công cộng |
10 |
3.3 |
6 |
Bất
cứ nơi nào |
84 |
28.2 |
Tổng |
300 |
100 |
Bảng 4 cho thấy địa điểm sử dụng
Facebook học sinh chủ yếu là ở nhà chiếm xấp xỉ 50%, gần bằng 1/2 mẫu khảo
sát. Điều này cho thấy nhà là nơi thuận tiện nhất để học sinh sử dụng Facebook.
Sử dụng mạng Facebook ở bất cứ nơi nào chiếm 28.2%, xấp xỉ 1/3 mẫu khách thể.
Có thể thấy, ngày nay do sự phát triển và bùng nổ về công nghệ thông tin, mạng
lưới Internet đã trở thành một phần không thể thiếu cho công việc và giải trí
của con người. Thông qua máy tính, laptop, điện thoại, Ipad có kết nối
Internet, học sinh có thể truy cập Facebook bất cứ lúc nào, dù đang ở nhà, ở
trường, nơi công cộng hoặc ngay cả khi đang di chuyển. Tuy nhiên, em chú ý đến
tỉ lệ sử dụng Facebook trong lúc di chuyển của các bạn (2,6%) bởi nó có thể ảnh
hưởng đến sự an toàn trong quá trình sử dụng Facebook. Đặc biệt, với 146 em sử
dụng chủ yếu ở nhà cho thấy việc giáo dục của cha mẹ đóng vai trò quan trọng,
ảnh hưởng đến mức độ sử dụng mạng Facebook và sự phát triển nhân cách của học
sinh.
Vấn đề các em học sinh coi mạng Facebook là
một hình thức giải trí hàng đầu đã rõ. Nhưng, điều đáng nói ở đây là: mục đích
sử dụng mạng Facebook của học sinh là gì? Điều này được thể hiện thông qua cuộc
điều tra sau đây:
Trong cuộc điều tra học sinh trường
THPT nói trên, có đến 135 em (tỷ lệ 45%) nói rằng mục đích sử dụng mạng
Facebook là để bàn luận về một ai đó. Chủ đề trò chuyện về cuộc sống xung
quanh, về thần tượng cũng chiếm tỷ lệ khá cao 35% - với 105 em. Trong khi chỉ
có 60 em (tỷ lệ 20%) nói rằng mục đích là để trao đổi việc học tập. Chứng tỏ mạng
Facebook là nơi để học sinh giải trí sau những giờ học căng thẳng, đây cũng là
một kênh thông tin giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức. Tuy nhiên, với kết quả
khảo sát như trên đã cho chúng ta có được cách nhìn nhận về mặt trái của việc sử
dụng trang mạng xã hội này - đây cũng là nơi những mâu thuẫn, xung đột trong
các mối quan hệ bạn bè nảy sinh khi mà chủ đề trong các lần nói chuyện của học
sinh là những lời bàn luận về một ai đó.
3. Những tác động của mạng Facebook đến mối quan hệ tình bạn
học sinh bậc Trung học phổ thông.
- Lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của
tuổi học trò.
- Biết tôn trọng tình bạn.
- Biết cách chia sẻ, cảm thông, cởi
mở hơn trong tình bạn.
- Biết tôn trọng bản thân. Giúp học
sinh trưởng thành hơn và có nhận thức đúng đắn hơn về tình bạn.
-
Biết tự hoàn thiện nhân cách thông qua các kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Từ đó, học
sinh sẽ linh hoạt giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Một
số hình ảnh mà em đã chụp được sẽ lý giải cho những vấn đề nêu trên.
(Nguồn: chụp từ trang cá nhân lớp 12 A2, 12A3 Trường THPT
Trường Chinh)
Hình. Các bạn lưu giữ những
hình ảnh đẹp của năm cuối cấp
(Nguồn: chụp từ trang cá nhân HS 12A3 Trường THPT Trường
Chinh)
Hình. Các bạn chia sẻ cảm xúc trong ngày thi cử và chia sẻ
thông tin điểm thi THPT Quốc gia
Hình 3. Các hoạt động ngoại
khóa được chia sẻ trên Facebook có tác dụng
giáo dục kỹ năng sống,
giáo dục tình yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn bè
(Nguồn: chụp từ trang cá nhân )
Hình 5. Những khoảnh khắc
của tuổi học trò được lưu giữ trên Facebook
(Nguồn: chụp từ trang cá nhân )
- Bạn
bè khi xảy ra xích mích, bất đồng, thì sử dụng mạng Facebook như một công cụ để
làm cho mối quan hệ càng thêm xấu đi.
-
Đăng “status”, nói xấu nhau, tẩy chay nhau hay thậm chí là bạo lực học đường đã
xảy ra ngày càng nhiều.
- Dần
dần thay đổi về tính cách, suy nghĩ tiêu cực hơn, dùng những lời lẽ thiếu văn
minh, sa ngã vào các tệ nạn xã hội,…
Để chứng
minh cho những đánh giá về tác động tiêu cực của Facebook, nhóm tác giả đã có
thực hiện một cuộc điều tra, kết quả nhận được như sau:
Hình 6. “Status tâm trạng”
của các bạn học sinh
(Nguồn: chụp từ trang cá nhân)
Việc
đăng những “status tâm trạng” trên “newfeed” là một trong những nguyên nhân của
những mâu thuẫn, những xung đột trong các mối quan hệ bạn bè nảy sinh.
Hình 7. Ngôn ngữ của các bạn học sinh khi
xảy ra mâu thuẫn
(Nguồn: chụp từ trang mạng cá nhân)
Đây
là những hình ảnh mà em đã có dịp chụp lại được thông qua một cuộc cãi vã của 2
bạn nữ trong lớp em. Những khuôn mặt ngây thơ, vô tư lại thốt lên những lời lẽ
thiếu văn hóa quá sức tưởng tượng của người lớn. Thật đáng buồn thay, bố mẹ,
thầy cô không biết đến những hành động này! Trường học là nơi để ươm mầm trí
tuệ, là nơi mà những lời hay ý đẹp được các thầy cô truyền dạy cho học sinh.
Nhưng những hình ảnh đó đã phản ánh mặt trái mà tính năng “messenger” của mạng
Facebook đã đem lại cho con người đặc biệt đối với lứa tuổi vị thành niên.
Không chỉ dừng lại ở đó,
chính từ những cuộc cãi vã này dẫn đến những mâu thuẫn, những vụ bạo lực học
đường, đăng công khai trên “newfeed” những hình ảnh, clip xúc phạm danh dự,
nhân phẩm bạn bè. Vậy thì, các bạn đã giải quyết mâu thuẫn bằng những cách nào?
Theo kết quả điều tra cho thấy, đa số các bạn giải quyết
những mâu thuẫn bằng những biện pháp tiêu cực, trong khi đó việc nhờ người lớn
giải quyết chỉ chiếm một tỷ lệ khá thấp. Điều này lý giải vì sao càng ngày càng
có nhiều “vấn nạn học đường” như tẩy chay bạn, đánh nhau, chia bè phái thậm chí
đau lòng hơn là những vụ học sinh vì quá lo sợ hay mặc cảm mà dẫn đến tự tử để
lại nỗi đau cho gia đình, niềm tiếc thương cho thầy cô và bạn bè.
III.
Nguyên nhân
dẫn đến những tác động tiêu cực của
Facebook
* Thứ nhất, về phía học sinh
- Học sinh trong độ tuổi từ 14 đến
18 tuổi đang trong quá trình thay đổi về tâm sinh lí. Đây là khoảng thời gian
cái “em” phát triển và mỗi người đều muốn khẳng định nó, khẳng định rằng mình
có những suy nghĩ và cách làm riêng, khẳng định mình có quyền “tự do, bình đẳng”
và mình có thể làm những điều mình thích, muốn thử làm tất cả mọi thứ vì sự tò
mò hay sự ham thích bất chợt.
- Đây cũng là khoảng thời gian mà
con người có những thay đổi về mặt tình cảm, có những tò mò muốn tìm hiểu nhiều
hơn đặc biệt là giữa bản thân với người khác giới.
- Chỉ vì muốn chứng tỏ mình là người
quan trọng, được nhiều người biết đến mà các bạn bỏ đi những quy tắc riêng của
bản thân, không quan tâm những riêng tư trong cuộc sống hằng ngày của mình và sẵn
sàng kết bạn với hàng ngàn người trên Facebook. Hơn 50% học sinh có tài khoản
trên Facebook đều kết bạn với hơn 500 người trở lên. Xin hỏi rằng với độ tuổi
như vậy thì việc có đến hơn 500 người bạn là chính xác hay không?
Vậy
nên mới có hiện tượng nhiều thanh thiếu niên trên Facebook sống chết vì những
lượt “like”, lượt người theo dõi. Tính mạng, nhân phẩm, đạo đức của chính mình
cũng không quan trọng bằng việc nhận được nhiều “like”, nhiều “comment” hay
nhiều lượt “share”. Từ trong tiềm thức đã có những cảm xúc đi vượt qua giới hạn
kiểm soát của bản thân như khi được người khác khen thì cảm thấy mình rất ưu
tú, rất hơn người, nhưng khi bị chê, bị góp ý kiến thì khó chịu, sẵn sàng dùng
lời lẽ không hay ngay trên Facebook, thậm chí là đăng trạng thái chửi bới, phê
phán không thương tiếc để mọi người thấy được là mình đúng và ủng hộ mình.
* Thứ hai, về phía cha mẹ học
sinh: chưa hiểu rõ được tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của học sinh cho nên cách giáo dục con cái chưa phù
hợp và khoa học
Việc
kiểm soát chặt chẽ hay cố hết sức đưa vào bộ nhớ của học sinh việc sử dụng mạng
Facebook đúng cách, thậm chí là thường xuyên vào kiểm tra trang cá nhân sẽ
khiến cho học sinh có những suy nghĩ và thay đổi ngày càng tiêu cực. Hầu hết
học sinh đều không biết, không hiểu được rằng sử dụng mạng Facebook một cách “văn minh” và đúng đắn
là như thế nào? Song việc bị người lớn hạn chế đủ điều sinh ra ức chế, kìm hãm
lâu ngày sẽ có khi bùng nổ dẫn đến nhiều hành vi không kiểm soát nổi. Điều đó
làm cho học sinh cảm thấy không được tin tưởng, buồn chán và bắt đầu trở nên
mất niềm tin về phía chính cha mẹ mình. Từ đó, học sinh lên mạng giải tỏa nhiều
hơn, giao lưu với nhiều thành phần hơn, tự buông thả bản thân khi sử dụng mạng
Facebook.
Ngoài
ra, đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khả giả, bố mẹ coi những chiếc
Smartphone, máy tính,… là một “sân chơi” để học sinh thỏa thích vui chơi, sáng
tạo ở trong đó. Đây cũng là cách quản lý trẻ con dễ dàng khi người lớn càng
ngày càng bận rộn với những lo toan trong cuộc sống. Nhưng vô hình chung bố mẹ
đang tạo cơ hội cho những ảnh hưởng tiêu cực len lỏi vào tâm hồn và ảnh hưởng
đến sự phát triển nhân cách của học sinh.
*
Thứ ba, về phía nhà trường
- Chưa có
các “group” hoặc câu lạc bộ thanh thiếu niên để làm nơi cho các em trao đổi,
trò chuyện, tâm sự những điều khó nói hay cần tư vấn, giúp đỡ.
- Chưa đưa ra được các hình thức phù hợp để định
hướng các em sử dụng Facebook đúng cách.
- Chưa có
môn học nào dành riêng cho tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở, Trung học
phổ thông.
* Thứ
tư, về phía xã hội - cộng đồng
- Ngày càng có nhiều tiệm internet
được mở ra để phục vụ nhu cầu của học sinh
là con đường dẫn đến với những tệ nạn xã hội, những hành vi sai trái,…
- Sự bàng quang, thờ ơ, lạnh lùng của
cộng đồng trước các “vấn nạn” như bạo lực học đường, nạn “tẩy chay” bạn bè,…
- Chưa có nhiều sân chơi bổ ích để
phục vụ nhu cầu, sở thích và năng khiếu của học sinh.
Do sự
phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đã tác động đến sự thay đổi về
tâm sinh lý, nhận thức và những hành vi ứng xử giữa người với người đặc biệt ở
lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố khách quan, một sự tác động
nhỏ dẫn đến những biến đổi trong các mối quan hệ bạn bè của học sinh.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI
PHÁP VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
I. Các nhóm giải pháp
Để phát huy những mặt
tích cực, khắc phục những hạn chế thông qua sử dụng mạng Facebook; tiến tới xây
dựng tình cảm bạn bè của lứa tuổi học sinh trong sáng và có ý nghĩa em đưa ra
các nhóm giải pháp như sau:
1.
Nhóm giải pháp 1: Về phía học sinh
- Về nhận thức:
+ Xác định
rõ mục đích đúng đắn trước khi sử dụng Facebook.
+ Nhận rõ những mặt lợi và tác hại của trang mạng này.
+ Có bản lĩnh, làm chủ bản thân trong quá trình sử dụng.
- Về thái độ, hành động:
+
Phát huy những năng khiếu và sở trường, những mặt mạnh của bản thân để hạn chế
và giảm bớt thời gian lên mạng Facebook.
+ Đưa thông tin và đăng hình ảnh lên Facebook một
cách chọn lọc để tôn trọng mọi người trong đó có mình. Không dùng những lời lẽ
thô tục, thiếu văn hóa,…
+
Không “lạm dụng”, coi trọng nút “like”, “comment” hay những lượt “follow”,…
+ Tham
gia các hoạt động lành mạnh, bổ ích của nhà trường, Đoàn, Đội, Hội thanh niên
và của địa phương.
+ Đấu
tranh loại trừ những biểu hiện tiêu cực từ mạng Facebook. Chẳng hạn: Thái độ phấn
khích; kích thích các hành động tiêu cực có khi dẫn đến hậu quả khôn lường (để
được nhiều “like” thách thức bằng hành động “Việt Nam nói là làm” dẫn đến hậu
quả như: rạch mặt, tẩm xăng đốt trường, cắt mạch máu tay, đánh nhau bất chấp luật
pháp… thậm chí là tự tử) hiện nay đã trở nên phổ biến trên một số trang cá nhân
làm xôn xao cộng đồng cư dân mạng.
+
Cần phổ biến, tuyên truyền, giải thích, góp ý một cách chân thành giúp bạn bè
có cách giao tiếp văn minh khi sử dụng Facebook.
Từ đó,
bạn bè trên Facebook sẽ bồi đắp vốn tri thức cho nhau cùng hướng tới xây dựng một
nếp sống văn hóa cộng đồng lành mạnh.
2. Nhóm giải pháp 2: Về phía cha mẹ học sinh
- Nếu có điều kiện, bố mẹ nên tham gia Facebook để
hiểu bản chất của Facebook.
- Phải
hiểu về sự thay đổi về tâm sinh lí ở lứa tuổi học sinh .
- Hướng
dẫn con sử dụng Facebook có hiệu quả, đồng thời kết hợp với sự quản lí khoa học
để từ đó những lời dạy bảo của bố mẹ không trở thành áp đặt.
- Để
con tự phát triển theo khả năng bản thân nhưng bố mẹ cần định hướng cho học
sinh. Tạo điều kiện cho con phát triển sở trường hay môn học yêu thích.
- Liên lạc cùng nhà trường, giáo viên để hiểu con hơn.
- Người lớn không nên can thiệp thô bạo vào tình bạn
trong sáng của học sinh. Bởi vì, nếu can thiệp quá mức sẽ dẫn đến một số biểu
hiện như ức chế, mặc cảm sẽ gây nên hành động dại dột như tự tử,…
3. Nhóm giải pháp 3: Về phía nhà trường
- Lồng
ghép việc tuyên truyền vào các môn học ở trường như: môn Ngữ Văn (thông qua các
bài văn nghị luận xã hội), môn GDCD, các buổi hoạt động ngoại khóa, …
-
Ngay từ đầu năm học, bên cạnh nội quy chung của nhà trường, cần đưa thêm nội
quy sử dụng Facebook để các bạn thấy được mức độ quan tâm của thầy cô trong việc
sử dụng mạng xã hội của học sinh.
- Đối với
các đoàn thể như Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên cần giáo dục học sinh có tư tưởng
vững vàng, không bị những tác động tiêu cực từ Facebook chi phối. Phải cho học
sinh nắm được bản chất của Facebook.
- Tăng cường việc tuyên truyền kỹ năng sử dụng
Facebook cho học sinh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoài giờ
lên lớp, các buổi ngoại khóa.
- Đặc biệt, tổ chức các buổi tọa đàm với
nhiều hình thức phong phú nhằm giúp các bạn hiểu rõ về bản chất, những hiệu quả
và những mặt tiêu cực từ việc sử dụng Facebook đem lại.
- Lập
“group” trên Facebook do thầy cô tạo để lắng nghe học sinh bày tỏ, tâm sự, chia
sẻ những điều thầm kín, những khúc mắc về tuổi dậy thì, về các mối quan hệ, ứng
xử trong cuộc sống.
- Tuyên truyền cho học sinh biết được
quy định của pháp luật về việc sử dụng mạng Facebook. Nghị định 72/2016/NĐ-CP của
Chính phủ đã có quy định cấm xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội.
Người dùng vi phạm nếu sử dụng mạng Facebook, mạng xã hội tùy tiện, để nói xấu
lẫn nhau.
Nếu nhẹ xử phạt hành
chính, nặng có thể xử lý hình sự.
-
Giới thiệu cho học sinh biết các nhóm mạng Facebook hoạt động có hiệu quả. Hướng
học sinh vào nhóm hoạt động lành mạnh, làm gương cho học sinh noi theo, tránh
xa những điều xấu.
4.
Nhóm giải pháp 4: Về phía xã hội - cộng đồng
- Chính
quyền địa phương cần có sự quản lí hoạt động của các tiệm internet để tránh
tình trạng học sinh lừa dối bố mẹ, thầy cô, bỏ bê việc học hành.
- Tạo
nhiều sân chơi, hoạt động cho học sinh tham gia.
- Tổ chức
những cuộc thi phát triển tài năng cho học sinh.
- Các tổ
chức xã hội cần đăng lên diễn đàn mạng Facebook những nhóm thiện nguyện hoạt động
có hiệu quả và dần dần hướng học sinh tham gia vào những hoạt động xã hội có
tính giáo dục và mang tính nhân văn.
Tuy
nhiên, để các nhóm giải pháp trên ứng dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao cần
có sự đồng thuận của gia đình và nhà trường, sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
Có như thế, vấn đề giáo dục đạo đức học sinh nói riêng và giáo dục nói chung là
nền giáo dục quốc dân. Từ đó, chúng ta có thể nói được rằng trường học chính là
nơi ươm mầm tài năng và định hướng năng lực phát triển cho học sinh thông qua
các hoạt động xã hội.
II. Nguyên tắc sử dụng facebook
Để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực từ tác
động của Facebook, em đã đề ra các nội dung thiết thực cần tuyên truyền
đến học sinh như sau:
- Điều chỉnh thời gian sử dụng facebook
sao cho phù hợp: 1 tiếng / ngày
- Thay đổi mục
đích sử dụng facebook như: trao đổi học tập, giải trí lành mạnh,…
- Ngôn ngữ sử
dụng facebook: trong sáng, có văn hóa,…
- Hiểu đúng bản
chất của facebook.
- Không “lạm
dụng” nút like, comment, lượt follow.
- Không đăng
những hình ảnh phản cảm, thiếu văn hóa, thông tin không chính xác,…không đăng
những status chửi bới nhau.
- Tích cực tham
gia các hoạt động ngoại khóa, thể dục để phát triển sở thích, điểm mạnh của bản
thân.
- Khi xảy ra
mâu thuẫn với bạn bè, không sử dụng facebook để giải quyết theo hướng tiêu cực.
- Chỉ kết bạn
với những người thực sự quen biết hoặc có ý định muốn làm quen.
- Không “sống
ảo”, “thả thính” trên Facebook.
- Biết chọn lọc
thông tin để xem và chia sẻ.
- Không chia bè
phái, lập hội nói xấu nhau trên facebook.
- Không đua
theo những phong trào mang tính tiêu cực.
- Biết kiềm chế
cảm xúc của bản thân khi sử dụng facebook.
- Không đăng
những status tâm trạng, riêng tư, nhảm nhí.
- Phát triển sở
thích, điểm mạnh của mình để giảm bớt hứng thú với mạng Facebook.
- Tham gia các hoạt động lành mạnh, bổ
ích của nhà trường, địa phương.
- Đấu tranh
loại trừ những biểu hiện tiêu cực từ Facebook như hình thức câu “like” bằng
hành động “Việt Nam nói là làm” phổ biến trên một số trang cá nhân làm xôn xao
cộng đồng người sử dụng Facebook.
III. Một số biện pháp
2.1. Tuyên truyền thông
qua giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
2.2. Kết hợp với đoàn
thanh niên trong nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề
“Game online – Facebook”
2.3. Tuyên truyền trong các
tiết giờ chào cờ đầu tuần
Bước 1. Tuyên truyền chung về facebook, thực trạng sử dụng trong giai
đoạn hiện nay và biện pháp sử dụng facebook văn minh.
Bước 2. Kể một số câu chuyện có thật là minh chứng trong nhà
trường hoặc trên địa bản Tỉnh KonTum hoặc trên kênh truyền hình về
hậu quả của việc sử dụng facebook không khoa học.
Câu
chuyện số 1. Phát hiện con có dấu hiệu bất thường về tâm lý, hành vi, người cha buộc
phải dùng thuốc mê để có thể đưa bệnh nhân vào viện.
Tiến sĩ, bác sĩ Tô Thanh Phương, Trưởng
khoa Cấp tính nữ - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, cho biết cơ sở
y tế này vừa tiếp nhận một nữ học sinh lớp 12 bị chứng nghiện điện thoại,
Facebook. Đặc biệt, để đưa bệnh nhân tới viện, cha mẹ của nữ sinh đã phải dùng
tới thuốc mê.
Đó là trường hợp học sinh Nguyễn Thị Minh
Anh (sinh năm 2000, ở Hà Nội). Khi bước sang lớp 12, nữ sinh này học hành sa
sút, có biểu hiện sống thu mình, khép kín với bạn bè, thậm chí với cả gia đình.
|
Bệnh nhân tâm thần ban đầu khi vào viện sẽ
khó hợp tác. Ảnh: Việt Hùng. |
Anh Nguyễn Minh Long (SN 1975, cha của
bệnh nhân) cho biết hai vợ chồng anh phát hiện ra con gái có những biểu hiện
bất thường từ ngày 20/11, khi các bạn đến rủ đi đến nhà cô giáo chủ nhiệm chơi,
nữ sinh này nhất định không đi, chỉ nhốt mình ở trong phòng để xem điện thoại.
“Một ngày giữa tháng 12, tôi bất chợt về
giữa buổi thấy con ở nhà, gọi điện cho cô giáo mới biết con trốn học. Lúc này,
con tôi chỉ chơi điện thoại”, anh Long kể lại.
Sau đó, vợ chồng anh đã cắt mạng
Internet. Lúc này, con gái của họ bắt đầu bộc lộ những biểu hiện bất thường như
phản ứng gay gắt, sẵn sàng đập phá đồ đạc trong nhà, chửi thậm chí có hành động
chống trả cha mẹ.
Lo cho con gái, anh Long mời bác sĩ tâm
lý đến nhà để thăm khám, nhưng con gái vẫn không chịu hợp tác. Anh đành theo
lời tư vấn của bác sĩ là dùng thuốc mê, chuyển con xuống Bệnh viện Tâm thần
Trung ương I.
Câu
chuyện số 2. Bệnh viện đề nghị
xử lí cá nhân đưa thông tin vu khống lên facebook
Chị Y Tự và cháu A Kuưu tại nhà riêng ở làng Kon Hngo Ktu, xã Vinh Quang -
Ảnh: P.A
Khoảng
18 giờ ngày 12.6, tài khoản facebook "Sau Tran" đăng tải lên mạng xã
hội về 1 bé trai khoảng chừng 1 tuổi bị gãy 5 ngón tay được đưa vào Bệnh viện
Đa khoa (BVĐK) tỉnh Kon Tum nhưng các y, bác sỹ bắt phải về nhà lấy giấy tờ mới
cấp cứu. "Lâu nay tôi nghe người dân lên tiến (lên tiếng - PV) là bệnh
viện xem mạng người không là thứ gì. Hôm nay bản thân tôi mới chứng kiến một
bệnh nhân quá đau lòng...", dòng trạng thái của tài khoản facebook
"Sau Tran" viết.
Đến
10 giờ ngày 14.6, dòng trạng thái của tài khoản facebook "Sau Tran"
đã có hơn 15.900 bình luận và gần 28.000 lượt chia sẻ. Nhiều bình luận bức xúc,
trách cứ đội ngũ y, bác sĩ của BVĐK tỉnh Kon Tum.
Trao
đổi với PV Thanh Niên vàosáng 14.6, ông Võ Văn Thanh, Giám đốc
BVĐK tỉnh Kon Tum, đã yêu cầu ca trực Khoa cấp cứu chiều 12.6 là bác sĩ Bùi
Thái Bình và đại diện khoa là Nguyễn Cảnh Son báo cáo lại vụ việc.
Theo
báo cáo ban đầu, vào khoảng 17 giờ 15 ngày 12.6, Khoa cấp cứu BVĐK tỉnh Kon Tum
tiếp nhận bệnh nhân A Kuưn (hơn 2 tuổi, ở làng Kon Hngo Ktu, xã Vinh Quang,
TP.Kon Tum). Sau đó, các y, bác sĩ đã sơ cứu vết thương và qua chụp Xquang, xác
định cháu vé bị thương phần mềm tay phải, không gãy ngón tay nên rửa vết
thương, băng bó và cấp thuốc kháng sinh, sau đó cho cháu A Kuưu về nhà vì
thương tích không nghiêm trọng.
Về
thông tin các y, bác sỹ yêu cầu người nhà bệnh nhân về nhà lấy giấy tờ thì mới
cho cháu A Kuưn vào cấp cứu, bác sỹ Thanh khẳng định không đúng như nội dung
facebook "Sau Tran" đã đăng. Bởi khi tiếp nhận bệnh nhân, các y, bác
sỹ ca trực hôm đó sơ cứu ban đầu cho cháu A Kuưn xong thì điều dưỡng mới lấy
thông tin bệnh nhân và hướng dẫn Y Dương (23 tuổi, mẹ cháu Kuưn) về nhà lấy
chứng minh nhân dân, giấy tờ liên quan để bổ sung vào hồ sơ theo quy định đối
với trẻ em dưới 72 tháng tuổi.
Bác
sĩ Thanh cũng cho biết cháu bé bị thương tay phải, bị tổn thương ngón và bàn
tay chứ không phải bị gãy 5 ngón tay bàn tay trái như facebook "Sau
Tran" đã đăng.
Ngày
13.6, BVĐK tỉnh Kon Tum đã mời người nhà cháu A Kuưn đến bệnh viện để làm rõ
thái độ của các y, bác sỹ có đúng như facebook "Sau Tran" đã đăng
không. Tại đây, gia đình bệnh nhân cũng xác nhận nội dung trên facebook đã đăng
là sai sự thật.
Phía bệnh viện làm việc với người nhà bệnh nhân chiều 13.6 - Ảnh: P.A
Bác sĩ Thanh
cho biết chiều 13.6, đơn vị đã báo cáo lên UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,
Sở Y tế, Công an tỉnh và Sở TT-TT tỉnh Kon Tum về vụ việc tài khoản facebook
"Sau Tran" đăng thông tin về bệnh viện không đúng sự thật, vu khống,
lôi kéo người khác, làm ảnh hưởng đến uy tín bệnh viện; đề nghị UBND tỉnh Kon
Tum cùng các sở, ngành chức năng kiểm tra, xác minh, làm rõ và xử lý nội dung
của tài khoản facebook "Sau Tran".
Câu
chuyện số 3. Đăng clip học sinh đánh nhau lên mạng xã hội có phạm
tội?
Trả
lời: Dựa trên những dữ liệu mà bạn
đã nêu, chúng tôi tư vấn những quy định của pháp luật về vấn
đề mà bạn đang thắc mắc như sau:
Theo
quy định tại khoản 2 Điều 31 BLDS 2005 thì: “Việc sử dụng hình ảnh của cá
nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực
hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã
thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác”.
Khoản
3 điều luật này cũng nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Như vậy, trên thực tế
nếu tùy tiện đưa hình ảnh của người khác lên mạng sẽ bị coi là hành vi vi phạm
pháp luật và tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả mà người đưa hình ảnh
của người khác lên mạng có thể bị xử lý hình sự.
Nếu
trong video clip có hành vi vi phạm pháp luật, ví dụ: hành hung, lột đồ, làm
nhục người khác và sau khi được đưa lên mạng các cơ quan chức năng tiến hành
vào cuộc xác minh thì việc bạn đưa video lên mạng không được coi là hành vi tố
cáo.
Theo
quy định tại Điều 19 Luật Tố cáo năm 2011, người tố cáo thông qua hình thức tố
cáo trực tiếp hoặc phải có đơn, ghi rõ họ tên, địa chỉ, trong khi người tán
phát clip lên mạng thường là giấu mặt. Chỉ khi người quay được clip viết đơn tố
cáo và gửi kèm clip quay được đến cơ quan có thẩm quyền thì việc tố cáo đó mới
hợp pháp.
Ngược
lại, người tung video clip có thể bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự nếu
người trong video clip có đơn tố cáo người phát tán hình ảnh, video sử dụng
hình ảnh trái phép, xâm phạm bí mật đời tư nếu nội dung của các video clip này
liên quan đến bí mật đời tư và không phù hợp với thuần phong mĩ tục khi đưa ra
dư luận. Tại Điều 38 BLDS 2005, quy định về quyền bí mật đời tư như sau:
“1.
Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2.
Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người
đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa
đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người
đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư
liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
Tuy
nhiên đến nay, chúng ta chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể hành vi nào
là bí mật đời tư, hành vi nào không, từ đó xác định khi nào được đưa hình ảnh,
khi nào không. Vì vậy, việc xử lý chủ yếu vẫn do từng cơ quan bảo vệ pháp luật
cân nhắc.
Ngoài
ra, theo quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP thì đối
với việc đưa thông tin, hình ảnh trái phép lên mạng máy tính, có hành vi “cung
cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy
rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy
tín của người khác” sẽ có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự theo Điều
226, BLHS sửa đổi năm 2009 - Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng Internet.
Như
vậy, bạn nên cân nhắc kỹ càng trước việc đưa hình ảnh, thông tin của bất kỳ cá
nhân, tổ chức nào khác lên các trang mạng xã hội. Đối với các clip phản ánh
tiêu cực, thậm chí tố cáo hành vi sai phạm pháp luật bạn nên gửi cho cơ quan
chức năng có thẩm quyền, vừa đúng quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo,
vừa để cơ quan chức năng điều tra, xử lý, đảm bảo tính bí mật và hiệu quả cao.
Trước khi đưa thông tin, hình ảnh, video lên mạng cần ý thức trách nhiệm như
khi phát ngôn trước đám đông hay viết bài đăng báo để tránh những hậu quả khó lường về sau
cho các bên.
Câu chuyện số 4.
Vào năm học mới
2015-2016, cháu Thu Thủy, học sinh lớp 8 một trường trung học cơ sở trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên luôn có biểu hiện sợ đến trường. Để không phải đi
học, cháu Thủy thường lấy lý do đau đầu, đau bụng, thậm chí còn cáu gắt mỗi khi
bố mẹ quan tâm. Chị Thu Nga, mẹ cháu Thủy cho biết: Năm học mới chỉ bắt đầu,
chưa có sức ép gì về bài vở, thi cử. Vả lại cháu nhà mình rất chăm ngoan, liên
tục là học sinh giỏi, điểm số luôn nhất nhì trong lớp và cháu cũng được thầy cô
giáo khen ngợi, bạn bè quý mến.
Để công tìm
hiểu, chị mới biết cháu có thái độ như vậy xuất phát từ việc bị bạn cùng lớp
đăng ảnh chế và những lời xúc phạm trên mạng xã hội. Bức ảnh lan truyền nhanh
chóng với vô số những lời bình luận ác ý của nhiều học sinh trong và ngoài
trường cộng với những lời bàn tán, chỉ trỏ mỗi khi cháu xuất hiện đã tác động
không tốt đến tâm lý, khiến cháu chán ghét bạn bè và sợ đến trường.
Chị Nga vô
cùng bức xúc vì em học sinh làm việc đó lại chính là một bạn gái rất thân thiết
của con gái mình, được thầy cô và các bạn đánh giá là học giỏi và ngoan. Sau
khi phát hiện ra sự việc, chị Nga đã nén giận, gặp riêng cháu gái, nhẹ nhàng
nhắc nhở và chỉ ra tác hại của việc làm trên. Cháu gái cũng đã xin lỗi cháu
Thủy và hứa khóa tài khoản trên mạng.
Câu
chuyện số 5. 9X giết người sau mâu thuẫn trên Facebook lĩnh 11 năm tù
Ngày 8/5, TAND Hà Nội đưa Đào Tiến Hùng (20 tuổi, ở
huyện Mỹ Đức, Hà Nội) ra xử tội Giết người. Liên quan đến vụ án này, Bùi Văn
Thành (21 tuổi) và Trần Ngọc Sỹ (22 tuổi, cùng ở huyện Mỹ Đức) cũng bị đưa ra
xử tội Cố ý gây thương tích.
Theo cáo buộc, Hùng mâu thuẫn với thanh niên tên
Hải (chưa xác minh được lai lịch) trên Facebook. Biết chuyện, bạn của Hải là
anh Nguyễn Công Quốc đã tìm Hùng để đánh nhau.
Tài liệu điều tra thể hiện, sáng 5/2/2016, Hùng
đang chơi bida ở gần nhà thì thấy anh Quốc cùng Thành và Sỹ xuất hiện. Không ra
ngoài nói chuyện, Hùng bị 3 thanh niên này cầm gậy gỗ, gậy đánh bida tấn công
nên phải bỏ chạy.
|
Bị cáo
Hùng (đứng giữa) và Thành, Sỹ tại tòa. Ảnh: Vân Thanh. |
Quá trình bị truy đuổi, nạn nhân vớ được dao của
người bán thịt lợn ngoài chợ nên quay lại nghênh chiến. Trong lúc xô xát, Hùng
đâm trúng ngực anh Quốc khiến nạn tử vong.
Tại tòa, bị cáo 20 tuổi thành khẩn khai nhận hành
vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Trong khi đó, mẹ nạn nhân liên tục đưa tay
lau nước mắt.
Theo lời trình bày của mẹ anh Quốc, từ khi mất con
trai, sức khỏe của vợ chồng bà suy sụp, không thiết sống. “Bố cháu suốt ngày
khóc vì nhớ con, cơm chẳng buồn ăn”, mẹ bị hại nức nở.
Khi được hỏi về đề nghị xử lý Thành và Sỹ - người
khiến Hùng tổn hại 10% sức khỏe - bị cáo phạm tội giết người muốn xử lý nghiêm
theo quy định pháp luật.
Nói lời sau cùng, Hùng quay xuống xin lỗi gia đình
người đã khuất.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên Hùng 11 năm tù về
tội Giết người. Hai bị cáo còn lại cùng lĩnh 12 tháng tù về tội Cố ý gây thương
tích.
2.4. Tuyên truyền trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học
Bước 1. Lấy phiếu thăm dò ý kiến, thống kê và nhận xét.
- Thực hiện phát phiếu
và thu hồi phiếu trước 1 tuần họp phụ huynh học sinh đầu năm học
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN PHỤ
HUYNH HỌC SINH
Về thực trạng sử dụng
Facebook, các hành vi ứng xử của học
sinh trong mối quan hệ bạn bè
Câu 1: Anh/chị có dùng mạng xã hội Facebook hay không?
□
Có □ Không
Câu 2: Anh/chị có quản lý thời gian sử dụng Facebook của học sinh
hay không?
□
Có □
Không □ Thỉnh
thoảng
Câu 3: Anh/chị có hướng dẫn cách sử dụng Facebook cho học sinh hay
không?
□ Có □ Không □ Thỉnh thoảng
Câu 4: Theo anh/chị, tác động của Facebook đến các hành vi ứng xử
của học sinh là:
□ Hoàn toàn tích
cực □ Hoàn toàn tiêu
cực □ Cả hai
Câu 5: Để kiểm soát được các hành vi ứng xử của học sinh qua mạng
Facebook, cha mẹ cần làm gì?
Câu 6: Anh/chị có hướng dẫn các em cách giải quyết những mâu thuẫn
trong mối quan hệ bạn bè khi xảy ra xung đột hay không?
□
Có □
Không
Câu 7: Mức
độ quan tâm của anh/chị đến việc con cái chơi thân với một ai đó:
□ Hoàn toàn không quan tâm □
Bình thường
□ Không quan tâm □ Quan tâm
Câu 8: Theo anh/chị, đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ bị “nghiện”
Facebook?
Câu 9: Anh/chị có hay liên lạc với nhà trường để kiểm soát con cái
hay không?
□ Có □ Không □ Thỉnh thoảng
Câu 10: Theo anh/chị, cách quản lý con cái của mình có áp đặt hay
không?
□ Có □ Không □ Thỉnh thoảng
- Thống kê và phân tích
kết quả
Do
đó, bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề nêu trên.
Cuộc thăm dò ý kiến của Cha mẹ học sinh trong thời gian vừa qua đã cho kết quả
như sau:
|
|
Biểu
đồ 6. Bố mẹ có quản lí việc sử dụng Facebook của bạn hay không? (%) |
Biểu
đồ 7. Bạn có được bố mẹ hướng dẫn cách sử dụng qua Facebook hay không? (%) |
Qua số liệu của bảng 6 và 7 cho thấy: Hầu hết bố mẹ đều
quản lý và hướng dẫn học sinh sử dụng mạng Facebook. Nhưng nghịch lý ở đây là,
việc quản lý lại chiếm tỷ lệ 78.8% trong khi chỉ có 16% bố mẹ hướng dẫn cho con
em của mình. Vậy thì, bố mẹ đã đặt việc quản lý quan trọng hơn việc hướng dẫn.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các em, các bạn tỏ ra dè dặt,
không dám bộc lộ những tâm sự, những lo lắng về cuộc sống xung quanh, về các mối quan hệ bạn bè, về tình cảm của lứa tuổi, về
những rung động đầu đời khi mà các em nghĩ rằng cách bố mẹ quản lý mang tính áp
đặt. Do đó, trước khi quản lý học sinh, bố mẹ cần hướng dẫn cách sử dụng
Facebook như thế nào để phát huy hiệu quả các tính năng mà trang mạng này mang
đến cho con người, tránh những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển về
nhân cách của học sinh.
Bước 2. Tuyên truyền
các nguyên tắc sử dụng facebook
Bước 3. Yêu cầu phụ
huynh quan tâm đến một số trang wed sau để giúp trẻ sử dụng facebook
văn minh.
- http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/cho-con-dung-facebook-voi-nhung-dieu-kien-sau-257154.html
-http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/nhung-cach-day-con-su-dung-facebook-cua-1-gia-dinh-ha-noi-255780.html
2.5. Phối hợp với giáo
viên môn giáo dục công dân lồng ghép vào các tiết học
Bước 1. Khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO
VIÊN
Về thực trạng sử dụng
Facebook, các hành vi ứng xử của học
sinh trong mối quan hệ bạn bè
Câu 1: Thầy/cô có dùng mạng xã hội Facebook hay không?
□
Có □
Không
Câu 2: Thầy/cô có quản lý thời gian sử dụng Facebook của học sinh
hay không?
□
Có □
Không □ Thỉnh thoảng
Câu 3: Thầy/cô có hướng dẫn cách sử dụng Facebook cho học sinh hay
không?
□
Có □
Không □ Thỉnh
thoảng
Câu 4: Theo Thầy/cô, tác động của Facebook đến các hành vi ứng xử
của học sinh là:
□ Hoàn toàn tích
cực □ Hoàn toàn tiêu
cực □ Cả hai
Câu 5: Thầy/cô có hướng dẫn các em cách giải quyết những mâu thuẫn
trong mối quan hệ bạn bè khi xảy ra xung đột hay không?
□
Có □ Không
Câu 6: Mức
độ quan tâm của Thầy/cô
đến việc học sinh chơi thân với một ai đó:
□ Hoàn toàn không quan tâm □ Bình thường
□ Không quan tâm □ Quan tâm
Câu 7: Theo Thầy/cô, đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ bị “nghiện”
Facebook?
Câu 8: Anh/chị có hay liên lạc với gia đình để kiểm soát học sinh
hay không?
□ Có □ Không □ Thỉnh thoảng
Câu 9: Theo anh/chị, cách quản lý học sinh của mình có áp đặt hay
không?
□
Có □
Không □ Thỉnh
thoảng
Bước 2. Phân tích,
thống kê
Theo như số liệu thu được trong
cuộc khảo sát thì chỉ có 15,5% thầy cô
quan tâm cũng như hướng dẫn cho học sinh sử dụng mạng xã hội, nhất là trang mạng
Facebook một cách hợp lí. Dó cũng là lí do tại sao học sinh lại sử dụng
Facebook không đúng mục đích. Sau khi
cùng trò chuyện, trao đổi với các em, các bạn thì câu trả lời mà em nhận được
là do hình thức đưa ra chưa phù hợp với lứa tuổi cũng như tâm lí của học sinh
hiện nay. Điều đó dẫn đến việc các em không thể hiểu rõ bản chất thực sự của
các mặt lợi và hại xung quanh vấn đề mạng xã hội Facebook. Và tất nhiên, không hiểu đồng nghĩa với việc sẽ không thực
hiện hoặc thực hiện một cách miễn cưỡng.
Bước 3. Phối hợp thực
hiện các biện pháp giáo dục
IV.
Hiệu quả sau khi áp dụng các giải pháp
Sau
khi áp dụng các giải pháp với các bạn học sinh trường THPT Trường Chinh em đã
thực hiện cuộc khảo sát lấy ý kiến về mức độ đạt được của học sinh. Hầu hết học
sinh đều tự đánh giá kết quả thu được thay đổi theo chiếu hướng tích cực. Đa
số đã hiểu được bản chất của Facebook nên sử dụng có mục đích rõ ràng.
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC
SINH (LẦN 2)
Về hiệu quả của việc áp
dụng một số giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực từ Facebook đối với học
sinh
A. Một số thông tin cá
nhân
Họ và tên: ……………………………………… Lớp……………………….
Trường: ………………………………
B. Nội dung
Phần 1: Tự nhận xét
Nội dung |
Điểm đạt được (Từ thấp đến cao) |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
1.
Biết điều chỉnh thời gian sử dụng Facebook hợp lý |
|
|
|
|
|
2.
Sử dụng Facebook có mục đích |
|
|
|
|
|
3.
Tự tin, mạnh dạn tham gia các hoạt động xã hội |
|
|
|
|
|
4.
Những mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ bạn bè giảm bớt |
|
|
|
|
|
5.
Kỹ năng hợp tác, giao tiếp với bạn bè trở nên tốt hơn |
|
|
|
|
|
6.
Bố mẹ hiểu và quan tâm hơn |
|
|
|
|
|
7.
Sống hòa nhã, thân thiện với mọi người xung quanh |
|
|
|
|
|
8.
Biết cách xử lý các xung đột, mâu thuẫn |
|
|
|
|
|
9.
Biết cách định hướng cho bạn bè sử dụng Facebook hợp lý |
|
|
|
|
|
10.
Khai thác có hiệu quả như trao đổi bài
tập, tài liệu trên Facebook |
|
|
|
|
|
Phần 2: Giải pháp mà bạn thấy có hiệu quả nhất là gì? Vì sao? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………. |
Phần 3: Giải pháp mà bạn thấy chưa hiệu quả là gì? Vì sao? ……………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………… |
Phần 4: Sau khi áp dụng các giải pháp, bạn thấy mình có thay đổi
trong các hành vi ứng xử với bạn bè hay không? Nếu có đó là những thay đổi
gì? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… |
Phần 5: Ý kiến
thêm của bạn (nếu có) ………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………. |
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của bạn!
Kết quả khảo sát:
Qua hai biểu đồ trên cho thấy, thời
gian và mục đích sử dụng mạng Facebook đã có sự thay đổi rõ rệt. Chủ đề về học
tập trở thành nội dung chính trong các lần “online” của các bạn. Cụ thể có 145/300
bạn (chiếm tỷ lệ 48.3%) nói rằng việc trao đổi học tập qua trang mạng này ngày
càng nhiều hơn, trong khi đó chủ đề bàn luận về một ai đó chỉ còn chiếm tỷ lệ
20.7% - tương ứng với 145 bạn. Mục đích sử dụng thay đổi cho nên thời gian
trong mỗi lần “online” giảm bớt đi rất nhiều. Sau khi áp dụng các giải pháp, trung
bình mỗi ngày các bạn sử dụng 1 tiếng 159/300 bạn chiếm tỷ lệ 53%, 2 tiếng chỉ
còn 62/300 bạn chiếm tỷ lệ 20.7%, 3 tiếng chỉ còn 35/300 bạn chiếm tỷ lệ 11.7%.
Có thể thấy, thời gian và mục đích sử dụng mạng Facebook thay đổi đó là những
tín hiệu cho thấy các bạn đã định hướng được cách sử dụng và có những thay đổi
về hành vi ứng xử trong cuộc sống. Cụ thể như sau:
* Đối với cá nhân nghiên
cứu đề tài
- Nhận thức đúng đắn hơn về bản chất
của Facebook và đưa ra những mục đích cụ thể trong việc sử dụng mạng xã hội.
* Đối với tập thể lớp
nhóm nghiên cứu
- Mối quan hệ bạn bè trong lớp đã cải
thiện hơn.
-
Tình trạng đăng những “status” hay “messenger” nói xấu nhau không còn.
- Tập thể lớp đã cố gắng phát huy những
tính năng mà Facebook đem lại như trao đổi học tập, giải trí lành mạnh sau những
giờ học căng thẳng,…
-
Thông qua việc lập “group” do cô giáo chủ nhiệm làm “administrator”, tình trạng
bạn bè hiểu nhầm nhau đã được giải quyết một cách nhanh chóng. Không những thế,
“group” này còn được xem như là một “Sky’s Talk Show” của báo Hoa học trò hay
“Anh chánh văn” của báo Mực tím một thời. Đây chính là nơi “gỡ rối tơ lòng”, những
khúc mắc về sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi thanh, thiếu niên, những cảm xúc
bất chợt đối với bạn khác giới, mối bất hòa đối với bạn bè đã được
“administrator” giải đáp một cách thỏa đáng. Đó là một tín hiệu đáng mừng để tập
thể lớp nỗ lực đạt nhiều thành tích trong năm học .
* Đối với học sinh lớp 12
- Thay đổi nhận thức lẫn hành động
trong việc sử dụng Facebook. Sử dụng Facebook để trao đổi bài, tài liệu học tập.
Facebook được coi như là kênh thông tin phục vụ cho việc ôn tập của học sinh lớp
12.
- Thời gian sử dụng Facebook không
còn nhiều như trước. Trung bình các bạn sử dụng 1 tiếng/ngày, chỉ khi nào cần
giải trí mới “online”.
- Mỗi tập thể lớp, mỗi nhóm bạn đã
cùng nhau nỗ lực, thi đua học tập.
-
Mối quan hệ bạn bè trong lớp, trong trường đã được cải thiện. Tình trạng mâu
thuẫn, sử dụng Facebook như là công cụ để giải quyết mâu thuẫn giảm bớt.
- Các hoạt
động ngoại khóa được tổ chức ngày càng nhiều thu hút các bạn học sinh tham gia.
- Đặc biệt, học sinh lớp 12 đã biết
tận dụng các tính năng của Facebook để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất của
năm cuối cấp.
Bảng 12: Biểu đồ so sánh
nhu cầu kết bạn của học sinh (%)
Dễ nhận thấy,
sau khi áp dụng các giải pháp, nhu cầu kết bạn của học sinh đã thay đổi theo
chiều hướng tích cực. Các bạn không còn tùy tiện chấp nhận lời mời kết bạn mà đều
tìm hiểu thật kĩ rồi mới đồng ý. Cụ thể: Trước khi áp dụng các giải pháp, có đến
35,9% các bạn chấp nhận luôn mà không cần suy nghĩ và 25,9% các bạn chấp nhận rồi
mới tìm hiểu về người bạn mới này. Còn sau khi áp dụng các giải pháp, con số đã
giảm xuống đáng kể, chỉ còn là 10,4% các bạn chấp nhận ngay và 16,9% các bạn chấp
nhận rồi mới tìm hiểu. Trong khi đó, việc tìm hiểu thật kĩ trước khi chấp nhận
đã tăng gấp đôi, từ 35,7% lên 67,7%. Có 245/300 bạn (chiếm tỷ lệ 81,7%) đều nói
rằng cuộc sống thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đó là một tín hiệu vui cho em
khi thực hiện đề tài này.
Có thể nói, sau hơn 6 tháng áp dụng
các giải pháp vào thực tiễn đã có sự thay đổi rõ rệt. Học sinh đến trường với
tâm trạng vui tươi, phấn khởi, tự tin cùng hợp tác, cùng nhau phấn đấu trong học
tập. Sức lan tỏa của sự chuyển biến này đã đến tận từng gia đình. Bố mẹ hiểu và
quan tâm học sinh hơn. Sau đây là một số hình ảnh thể hiện cho sự chuyển biến
này:
Hình 8. Việc sử dụng
Facebook đã thay đổi theo chiều hướng tích cực
(Nguồn: chụp từ trang cá nhân )
Hình 9. Các bạn sử dụng
Facebook kết nối với giáo viên trao đổi việc học tập
(Nguồn:
từ trang cá nhân của cô giáo )
Tình bạn đóng vai trò quan trọng
trong đời sống tình cảm của học sinh, ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt đời sống
của các bạn đặc biệt về phương diện tính cách, quan điểm sống, kết quả học tập.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, mối quan hệ bạn bè cũng có ảnh hưởng tiêu cực
tới học sinh. Nhằm giúp các em học sinh xây dựng được mối quan hệ bạn bè trong
sáng, lành mạnh, em đưa ra những kiến nghị sau:
Về phía gia đình: các bậc cha mẹ và
các bậc lớn tuổi nên để cho tình cảm của học sinh được phát triển tự nhiên. Đồng
thời nên tôn trọng và tin tưởng con em mình.
Nhà trường cần xây dựng được bầu
không khí lành mạnh tốt đẹp cho học sinh. Hơn nữa, cần tăng cường nội dung giáo
dục đạo đức cho học sinh dưới nhiều hình thức. Coi trọng việc giáo dục đạo đức
cũng giúp các bạn nhận thức và có những cách ứng xử đúng đắn trong mối quan hệ
bạn bè. Nhà trường cũng cần đưa việc giáo dục kĩ năng sống và giáo dục giới
tính vào giảng dạy chính khóa trong nhà trường phổ thông.
Điều quan trọng giúp học sinh xây dựng được mối
quan hệ bạn bè tốt đẹp, lành mạnh, bền vững rất cần sự kết hợp từ ba phía: gia
đình, nhà trường và xã hội.
KẾT LUẬN
Hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện
cho công nghệ thông tin Việt Nam nhanh chóng khắc phục sự tụt hậu và đạt được
những thành tựu. Mạng máy tính cũng ngày càng được mở rộng. Và từ đây, các hình
thức giải trí trên mạng trở nên phong phú và hiện đại hơn. Năm 2012, là một năm
phát triển mạnh mẽ của mạng Facebook.
Có thể nói, sự ra đời của mạng
Facebook đã chứng tỏ tốc độ phát triển của nền khoa học công nghệ thế giới, thể
hiện tài năng và trí tuệ của con người. Chúng ta không thể phủ nhận những tiện
ích mà Facebook đã đem lại cho con người. Nhưng mặt trái của Facebook cũng gây
ra những hiểm họa khôn lường.
Thông qua nghiên cứu đề tài, em đã
đưa ra một số giải pháp để phát huy những hiệu quả cũng như hạn chế những tiêu
cực thông qua việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Một số giải pháp đã mang lại
thành công bước đầu nhằm giải quyết tình trạng xung đột, mâu thuẫn trong các mối
quan hệ bạn bè, môi trường học tập ngày càng trở nên thân thiện, các em tích cực
học tập, tình bạn lứa tuổi học sinh ngày càng gắn bó và có ý nghĩa.
Do đó, đối với lứa tuổi học sinh
Trung học cơ sở, trung học phổ thông bố mẹ hay thầy cô không thể cấm đoán hay
ép buộc học sinh ngưng sử dụng Facebook. Thế hệ tuổi trẻ ngày nay luôn đam mê
khám phá, học hỏi, đầy nhiệt tình và năng lực. Học sinh tiếp nhận và sử dụng
Facebook một cách nhanh chóng đã thể hiện được sự nhạy bén với nền khoa học -
công nghệ tiên tiến của thế giới, thể hiện niềm đam mê muốn “tìm hiểu xã hội”.
Đó là điều đáng ghi nhận. Chỉ có điều gia đình và nhà trường cần định hướng cho
học sinh hiểu đúng bản chất của Facebook để biết sử dụng có mục đích, có hiệu
quả. Quan trọng hơn cả, mỗi cá nhân cần phải biết tự giáo dục, tự dưỡng dục
mình, sống cởi mở, chân thành với mọi người xung quanh góp phần tạo nên nếp sống
sinh hoạt văn hóa, văn minh trong cộng đồng xã hội.
Hy vọng rằng, với những giải pháp mà
em nghiên cứu sẽ ngày càng được nhân rộng đối với các bạn học sinh các trường
Trung học còn lại trên địa bàn Tỉnh KonTum. Em mong muốn góp một phần nhỏ bé của
mình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh do tác động của mạng xã hội. Hướng
các bạn sử dụng Facebook một cách văn minh và tạo nên nếp sống sinh hoạt văn
minh khi sử dụng mạng xã hội. Nếu làm được như thế, có lẽ đó cũng chính là điều
mà Mark Zuckerberg mong muốn khi lập ra trang mạng xã hội Facebook.
KonTum, ngày 20 tháng 11 năm 2018
Tác giả
0 Nhận xét