SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP KIẾN
THỨC LIÊN
MÔN
CHỦ ĐỀ:
BẢO VỆ TẦNG OZON HAY TỰ
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN:
1. PHẠM THỊ NGỌC SƯƠNG
ĐIỆN THOẠI: 0374956476
EMAIL: suongdakto@gmail.com
2. VŨ VĂN XUYÊN
ĐIỆN THOẠI: 0975 865 055
EMAIL: xuyenhoa81@gmail.com
KonTum tháng 12 năm 2016
PHỤ LỤC II
PHIẾU THÔNG
TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
CUỘC THI DẠY
HỌC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ
- Sở GD&ĐT Tỉnh Kon Tum
- Trường: THPT Trường Chinh
- Địa chỉ: 01 Nơ Trang Long – Phường Trường Chinh – Thành phố KonTum.
- Điện thoại: 0603958703
- Email: thpttruongchinh@kontum.edu.vn
- Thông tin về giáo viên:
1. Họ và tên: Phạm
Thị Ngọc Sương
Ngày sinh: 29/12/1978
Môn: Sinh học
Điện thoại: 01674956476
Email: suongdakto@gmail.com
2. Họ và tên: Vũ Văn Xuyên
Ngày sinh: 17/03/1981
Môn: Hóa học
Điện thoại: 0975 865 055
Email: xuyenhoa81@gmail.com
PHỤ LỤC III
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC
BẢO VỆ TẦNG OZON HAY TỰ
TAY HỦY HOẠI SỰ SỐNG ?
Năm 1994, Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc đã lấy ngày 16/9 hằng năm là Ngày quốc tế Bảo vệ tầng ozon
với ý nghĩa kêu gọi các quốc gia trên thế giới tổ chức các hoạt động nhằm loại
trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn, góp phần bảo vệ tầng khí quyển và sự sống
trên Trái đất.
II. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức:
- Hiểu
được khái niệm về ozon và vị trí của tầng ozon.
- Biết được tính chất vật lí, tính chất hóa học, vai
trò của tầng ozon đối với sự sống.
- Nêu được
các nguyên nhân dẫn đến thủng tầng ozon và hậu quả của nó.
- Nêu được
một số biện pháp góp phần bảo vệ tầng ozon.
- Giải
thích được tại sao trồng cây xanh là góp phần bảo vệ tầng ozon.
- Biết
được vấn đề thủng tần ozon sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân vật lí gây đột
biến gen cho sinh vật nói chung và con người nói riêng.
- Hiểu rõ
cơ chế gây nên một số bệnh hiểm nghèo ở con người mà nguyên nhân chủ yếu là từ
hậu quả của thủng tầng ozon.
1.2. Kỹ năng :
- Vận dụng các
kiến thức về hóa học, sinh học và địa lí để có thái độ đúng đắn trong việc bảo
vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Phân biệt các nguyên nhân gây thủng tầng ozon
- Quan sát và phân tích hình
ảnh
- Phân
tích tìm ra mối quan hệ giữa quang hợp với tầng ozon.
- Truy
cập Internet
- Thể hiện
sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Trình
bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, lập kế hoạch, quản lí thời gian và đảm nhận
trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
1.3. Thái độ :
- Hạn chế sử dụng
các sản phẩm gây thủng tầng ozon.
- Có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường, đặc biệt là tăng cường việc bảo vệ và trồng cây xanh.
- Phê phán những hành
động tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
1.4. Định hướng các năng lực chính được hình thành :
- Năng lực sử dụng công nghệ
thông tin trong học tập
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác trong học
tập và làm việc
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự học
- Năng lực phân tích sơ đồ,
tranh ảnh.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC
- Thực
hiện cho đối tượng học sinh lớp 10C1 trường THPT Trường chinh – KonTum
- Sĩ số lớp: 32
-
Sự cần thiết phải khai thác kiến thức của học sinh:
Trong những năm
gần đây, do sự phát triển của khoa học công nghệ, sự gia tăng dân số làm gia
tăng các áp lực đối với môi trường sống dẫn đến mất cân bằng giữa môi trường và
dân số. Thêm vào đó, dịch bệnh ngày càng gia tăng trong mùa nắng nóng, đặc biệt
là các bệnh về da, đục thuỷ tinh thể và là mối đe doạ đối với hệ sinh thái.Các
nhà khoa học trên thế giới tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh ngày càng gia tăng
một phần do trong môi trường sống tồn tại một lượng lớn các tia cực tím từ năng
lượng mặt trời. Một phần do tác động của biến đổi khí hậu làm trái đất ngày
càng nóng lên, băng tan tại các Nam cực, dẫn đến nước biển dâng gây ra lũ lụt
ngày càng nhiều vào mùa mưa và hiện tượng xâm nhập mặn thiếu nước ngọt vào mùa
hè.
Một trong những nguyên nhân gây
ra sự thay đổi nhiệt độ của Trái đất mà cụ thể là thời tiết nóng hơn vào mùa hè
và bão lũ gia tăng vào mùa mưa so với những năm trước kia là do sự suy giảm
tầng ozon.
IV. Ý
NGHĨA CỦA BÀI HỌC
Trong các vấn đề đáng lo ngại về môi trường hiện nay, vấn
đề ozon và thủng tầng ozon là một vấn đề bức xúc và nghiêm trọng mang tính chất
toàn cầu. Trái Đất rất dễ tổn thương bởi các tia cực tím của bức xạ Mặt Trời và
tầng ozon có nhiệm vụ không cho các tia này đến được Trái Đất. Có thể khẳng
định, tầng ozon có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất.
Tầng Ozon bị phá hủy dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và gây
mất cân bằng hệ sinh thái. Tầng ozon chính là tấm lá chắn bảo vệ hành tinh của
chúng ta. Việc giáo dục ý thức bảo vệ tầng ozon thực sự rất cần thiết đối với thế hệ tương lai của đất nước. Chính lẽ đó chủ đề đã mang lại
nhiều ý nghĩa thiết thực sau:
1. Đối với học sinh
- Có nền tảng kiến
thức vững chắc về Ozon, biết được vai trò, nguyên nhân gây thủng tầng Ozon và
hậu quả của việc thủng tầng Ozon trong giai đoạn hiện nay.
- Biết được sự
phát triển mạnh mẽ của KHKT không thân thiện với môi trường sẽ để lại hậu quả
nặng nề cho con người về điều kiện sống và bệnh tật.
- Giúp học sinh có
ý thức góp phần bảo vệ tầng Ozon trên trái đất.
- Tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể một
cách tốt nhất để tự khẳng định mình, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Tạo ra môi trường sinh hoạt lành mạnh, bổ ích; tạo sự thân mật, đoàn
kết giữa các em học sinh, đặc biệt tạo được sự gắn bó giữa các em học
sinh người dân tộc thiểu số với học
sinh người kinh trong lớp học.
- Tạo điều kiện
cho các em tương tác và trao đổi ý kiến, chia sẻ với nhau những thông tin, kiến
thức chưa thể giải quyết được.
- Tăng cường năng
lực hợp tác, lắng nghe tích cực và rèn luyện ngôn ngữ.
- Khuyến khích các
em tìm hiểu thông tin, kiến thức sâu hơn về tầng Ozon đối với sự sống.
2. Đối với giáo viên
- Hiểu rõ hơn mức
độ hiểu biết của các em trong việc bảo vệ tần Ozon, từ đó có biện pháp giáo dục
phù hợp.
- Nắm bắt kịp thời
những hành động tiêu cực trong cộng đồng thông qua các em nhằm điều chỉnh hợp
lý các hành vi và suy nghĩ sai lầm của các em.
3. Đối với
gia đình và xã hội
- Hạn chế một số tác hại từ các vấn đề thủng tầng ozon gây ra.
- Vận dụng một cách khoa học ứng dụng ozon trong thực tế cuộc sống.
V. THIẾT
BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, máy chiếu.
- SGK và SGV Sinh học lớp 11, lớp 10
cơ bản ; Hóa học 10 cơ bản; Địa li lớp 11 cơ bản.
- Các ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy và học:
+ Sử dụng máy tính để hỗ trợ cho giáo
viên trong quá trình giảng bài, học sinh báo cáo sản phẩm là bài trình chiếu đa
phương tiện của các nhóm.
+ Truy cập internet để tìm kiếm thông
tin các nguyên nhân, hậu quả của thủng tần ozon.
https://www.youtube.com/watch?v=efUREmd3Sbk
https://www.youtube.com/watch?v=IU_frVKr7IU
http://bkozone.com.vn/Tin-Tuc/2570601/82947/Nguyen-nhan-gay-thung-tang-Ozone.html
http://123doc.org/document/1777984-nguyen-nhan-dan-den-thung-tang-ozon.htm
http://luanvan.co/luan-van/de-tai-ozon-va-thung-tang-ozon-38911/
http://foss.vn/index.php?title=T%E1%BA%A7ng_%C3%B4z%C3%B4n
http://bvdkquangnam.vn/tin-tc/y-hc-thng-thc/1118-bo-v-tng-ozon-bo-v-cuc-sng.html
VI.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Dự
án được thực hiện vào học kỳ I năm học 2016- 2017.
1. Phương pháp : Dạy học dự án
2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Dùng phiếu đánh giá
3. Chuẩn bị :
3.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Tranh ảnh thể hiện các nguyên nhân
và hậu quả của thủng tâng Ozon
- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa
quang hợp ở cây xanh và sự hình thành tần Ozon
- Tranh ảnh một số bệnh hiểm nghèo ở
con người mà nguyên nhân từ tác nhân vật lí.
- Thông tin một số biện pháp góp phần
bảo vệ tầng Ozon trên trái đất.
- Phấn,
bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh.
- Bản kế hoạch phân công, tổ chức
nhiệm vụ cho học sinh.
- Các tài liệu, website cần thiết giới
thiệu cho học sinh.
- Giấy A0, bút dạ, phiếu
học tập.... để học sinh thảo luận nhóm.
- Các phiếu trước khi bắt đầu dự án:
Phiếu điều tra người học; Nhật ký cá nhân.
- Trong khi thực hiện dự án: Phiếu học
tập định hướng; Biên bản làm việc nhóm; Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động
nhóm; Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động định hướng; Phiếu đánh giá báo
cáo.
- Kết thúc dự án: Phiếu ghi nhận thông
tin; Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng; Nhật ký cá nhân; Báo cáo tổng
kết.
3.2. Chuẩn bị của học sinh
- Giấy A0, bút dạ, thước kẻ,
màu sáp hoặc màu lông để vẽ tranh tuyên truyền.
- Sưu tầm tài liệu, clip,
tranh ảnh minh họa liên quan đến nội dung thực hiên.
- Các bài trình chiếu trên phần mềm
New Microsoft powerpoint, word và trên giấy A0 do học sinh tự thiết
kế.
4. Nội dung chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề
4.1. Chủ đề được xây dựng từ các môn học sau:
- Môn Sinh học 12:
+ Phần III. Ung thư: bài 21. Di truyền
y học – Học kỳ I.
- Môn Sinh 11:
+ Phần I. Khái quát về quang hợp ở
thực vật: Bài 8. Quang hợp ở thực vật – Học kỳ I.
- Môn Địa lí lớp 11:
Phần II.1. Môi trường: Bài 3. Một số
vấn đề mang tính toàn cầu – Học kỳ I.
- Môn Hóa học lớp 10:
Phần B. Ozon: Bài 29. Oxi – Ozon –
Học kỳ II.
4.2. Nội dung kiến thức cần đạt của học sinh khi nghiên cứu toàn chủ đề
NỘI DUNG 1. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ OZON
I. KHÁI QUÁT VỀ OZON ( Hóa học)
1. OZON VÀ VỊ TRÍ CỦA TẦNG OZON
ozon (O3) là một dạng thù hình của ôxy, trong phân tử của nó chứa ba nguyên tử ôxy. Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên
dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở ÐỘ CAO KHOẢNG 25 KM TRONG TẦNG bình lưu
tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng
Ozon.
2. CẤU TẠO CỦA PHÂN TỬ OZON
Phân tử ozon có ba nguyên tử oxi liên kết với nhau. Nguyên tử oxi trung tâm tạo
nên một liên kết cho - nhận với một trong hai nguyên tử oxi và hai liên kết
cộng hóa trị với nguyên tử oxi còn lại:
3.
TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- O3 là chất khí, mùi
đặc trưng, màu xanh nhạt
- Hóa lỏng ở -1120C.
- Tan trong nước nhiều hơn O2
- Phân tử O3 kém bền
hơn.
- Ozon cũng có thể phân hủy tạo
thành oxi theo phản ứng: O3 O2 +
O
4.
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Ozon có tính oxi hóa rất mạnh(Mạnh
hơn oxi)
* Tác dụng với kim loại( trừ Au và
Pt): Ở nhiệt độ thường
Ag + O2 Không phản ứng.
2Ag + O3
Ag2O + O2
O2
+KI +H2Oàkhông pư
O3
+2KI +H2Oà2KOH + O2 +
I2
Iot tạo ra
có thể làm hồ tinh bột chuyển thành màu xanh.
à Dùng dung dịch KI để nhận biết
Ozon.
5. OZON CHẤT GÂY Ô NHIỄM HAY CHẤT BẢO VỆ?
a. Ozon nằm phía trên tầng đối lưu
Vai trò của Ozon là
ngăn không cho tia cực tím chiếu xuống trái đất gây hại cho con người và động
vật, thực vật.
b. Ozon trên mặt
đất (tầng thấp)
- Ozon là chất gây ô
nhiễm, nó cùng hợp chất oxit nitơ gây mù
quang hóa do các khí thải từ động cơ như CO, NO
đã làm
xuất hiện khí Ozon theo các phản ứng sau:
N2 + O2→2NO
2NO + O2→ 2NO2
asmt
NO2→ NO + O.
O. + O2
→ O3
- Là chất khí gây hiệu
ứng nhà kính. Nồng độ O3 tăng trong khí quyển tăng 2 lần thì nhiệt độ mặt đất tăng 20
- Ở tầng thấp(gần mặt
đất) ozon có liều thấp có tác dụng làm
cho bầu khí quyển trong lành.
c. Ứng dụng vào đời sống
- Làm sạch không khí,
khử trùng y tế, bảo quản trái cây, tẩy trắng trong công nghiệp.
NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY THỦNG TẦNG
OZON
II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY THỦNG TẦNG OZON ( Địa lí)
1. Lượng CO2 và các
khí thải khác tăng
- Hoạt động công nghiệp
- Phá rừng
- Hoạt động giao thông vận tải tạo ra các oxit của Nitơ gây ra hiện tượng mù
quang hóa.
- Hoạt động nông nghiệp
2. Khí thải CFCs
- Sinh hoạt của con người (Khói xe, chất làm lạnh, bình xịt mỹ phẩm)
- Hoạt động công nghiệp
NỘI DUNG
3. MỘT SỐ HẬU QUẢ TỪ VIỆC THỦNG TẦNG OZON
III. MỘT SỐ HẬU QUẢ DO THỦNG TẦNG OZON ( Hóa - Sinh)
1. GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Trái đất ngày càng
nóng lên, băng tan tại các Nam cực, dẫn đến nước biển dâng gây ra lũ lụt ngày càng nhiều vào mùa mưa và
hiện tượng xâm nhập mặn thiếu nước ngọt vào mùa hè.
2. PHÁT SINH NHIỀU BỆNH UNG THƯ CÓ NGUYÊN NHÂN TỪ TIA TỬ NGOẠI
a. Ung thư là gì?
Ung thư là sự tăng sinh
không kiểm soát của một số tế bào trong cơ thể hình thành các khối u chèn ép các bộ phân trong
cơ thể.
- U lành tính: là khối u tế bào không
tự tách khỏi mô ban đầu di chuyển vào máu để hình thành các khối u khác nhau.
- U ác tính: là khối u tế bào tự tách
khỏi mô ban đầu di chuyển vào máu hình thành các khối u khác nhau.
b. Một số bệnh xuất phát từ nguyên nhân do sự chiếu xạ của tia tử ngoại.
- Ung thư da:
- Tỉ lệ ung thư da ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của tầng
khí quyển đã bị hủy hoại, môi trường và cách sinh hoạt của con người…
- Da được phân thành 2 lớp chính. Phần gần với bề mặt nhất
thì được gọi là lớp biểu bì, phần dưới được gọi là lớp hạ bì.
- Các chức năng của da: Bảo vệ cơ thể khỏi
những tổn thương và các độc tố, Điều hòa thân
nhiệt, loại bỏ chất thải thông qua tuyến mồ hôi.
-
Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư da:
Phơi năng quá lâu → Tích tụ nhiều tia tử UV trong ánh nắng mặt → Phát
triển ung thư da trên các tế bào đáy và các lớp tế bào có vẩy.
- Đục thủy tinh thể:
Do tiếp xúc thường xuyên với
tia cực tím, tia hàn, tia X, chấn thương: làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein
của thủy tinh thể → trạng thủy tinh
thể bị mờ đục.
3.
GÂY MẤT CÂN BẰNG SINH THÁI:
- Lượng tia tử ngoại cao ngăn cản đến quá
trình sinh sản của sinh vật.
- Mất dần khả
năng miễn dịch, các sinh vật bị tổn thương và chết dần
NỘI DUNG 4. TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN TÁI
TẠO VÀ BẢO VỆ TẦNG OZON
IV.
CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN TÁI TẠO VÀ BẢO VỆ TẦNG OZON
1.
TRỒNG VÀ BẢO VỆ RỪNG GIÚP TÁI TẠO TẦNG OZON (SINH 11)
- Khái
niệm: Quang hợp là quá trình
sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp
cacbohiđrat và giải phóng khí ôxi từ khí cacbonic và nước
- Phương trình: 6CO2+12H2O → C6H12O6+
6O2 + 6H20
- Vai trò:
+ Cung cấp thức ăn cho
mọi sinh vật, nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh
+ Tạo nguồn năng lượng
duy trì hoạt động sống của sinh giới.
+ Điều hoà không khí:
duy trì cân bằng O2 và
CO2 trong khí quyển
- Tác dụng của O2 trong việc tái tạo tầng
ozon
Tia tử ngoại
3 O2 → 2 O3
2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TẦNG OZON
- Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác
khi hoạt động xả khí thải vào môi trường.
- Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và làm việc.
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên
trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
- Tận dụng phương tiện giao
thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng
đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
- Khi mua các sản phẩm gia
dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có
CFC”.
- Sơn nhà, nên sơn bằng cách
quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.
- Giảm dùng các bao bì bằng
nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.
6. Hoạt động học tập
Dự án được thực hiện trong thời gian 4
tuần
TUẦN 1 (1 tiết) HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ (Học sinh thực hiện trong giờ học
chính khóa) 1. Mục
tiêu - Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu - Thành lập được các nhóm theo khả năng ứng dụng
công nghệ thông tin. - Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm 2.
Thời gian: 1 tuần 1 tiết 3. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước
1. Khởi động - GV cho HS quan sát các hình ảnh về khoảng bầu
trời chụp từ vệ tinh tầng ozon bị thủng nặng nề - Những hình ảnh trên đề
cập đến vấn đề gì? Hãy ghi tên một số thông điệp mà các em muốn gửi đến toàn
nhân loại thông qua hình ảnh trên? - HS: Thông qua hình ảnh, thảo luận nhóm, ghi tên một số thông điệp cần
truyền đưa đến xã hội toàn cầu VD: Hãy bảo vệ tầng ozon, hãy cứu lấy tầng ozon… - GV: Lựa chọn và hướng đến chủ đề: “Bảo vệ tầng ozon hay tự tay hủy hoại sự
sống” - GV: Theo em, để có ý thức tốt nhất trong việc góp phần bảo vệ tầng
ozon chúng ta cần nghiên cứu những vấn đề gì? - HS: Thảo luận nhóm và ghi ra tất cả các kiến thức cần hiểu biết
trong việc góp phần chung tay bảo vệ tầng ozon (Kiến thức về ozon, vai trò và tác hại của ozon, hậu quả của việc thủng
tầng ozon, nguyên nhân và biện pháp khắc phục). Bước
2: Giáo viên và học sinh cùng
thảo luận để xác định các nội dung của dự án. Bước
3: Chia nhóm - GV: Chia lớp làm 4 nhóm theo khả năng sử dụng công nghệ thông tin,
điều kiện về máy tính và khu vực cư trú. -
HS: Thảo luận và thành lập nhóm để tiện việc hoạt động nhóm ở nhà. Bước 4: GV giao
nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm Nhóm 1- Nội dung 1: Tìm hiểu về vị trí tồn tại của Ozon. Vai trò
của Ozon đối với sự sống trên Trái đất. Tìm hiểu cấu tạo, tính chất và giải
thích chính xác về vai trò của Ozon (Do oxi nguyên tử gây ra)
* GV đưa thêm
các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được kiến thức trọng tâm. - Cấu tạo,
tính
chất vật lí và hóa học của ozon. -
Giải thích chính xác về vai trò
của Ozon - Dẫn chứng được các phản ứng chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh
hơn oxi. - Các ứng dụng của ozon trong công nghiệp, y tế, y học, bảo vệ môi
trường…. - Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài
thuyết trình của nhóm. - Vẽ tranh thể hiện
thông điệp “Vai trò của tầng ozon” Nhóm 2- Nội dung 2: Nêu hiện trạng của tầng Ozon hiện nay (có số liệu, hình
ảnh chính xác kèm theo). Giải thích nguyên nhân chính gây ra hiện trạng đó
(bằng pứ hóa học). Nêu giải pháp chính hạn chế sự thủng trên (vấn đề rác
thải, khí thải, sử dụng xe công cộng, năng lượng sạch...) * GV đưa thêm
các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm được kiến thức trọng tâm. - Hiện trạng của tầng Ozon hiện
nay. - Hình ảnh và thông tin về các nguyên nhân gây
thủng tầng ozon. - Vấn đề tăng dân số có liên quan gì đến việc
gây thủng tầng ozon. - Một số sản phẩm sinh hoạt thoát ra khí CFCs - Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài
thuyết trình của nhóm. - Vẽ tranh thể hiện
thông điệp “Các nguyên nhân gây thủng tầng
ozon” Nhóm 3
- Nội dung 3: Một số hậu quả do thủng
tầng ozon - Những biến đổi khí hậu xảy ra khi
tầng ozon bị thủng. - Hậu
quả xảy ra khi thủng tầng ozon đối với con người, động, thực vật. - Ung thư là gì? Phân biệt u lành
tính với u ác tính. - Liệt kê một số bệnh ung thư mà
nguyên nhân từ tia tử ngoại - Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài
thuyết trình của nhóm. - Vẽ tranh thể hiện
thông điệp “Hậu quả khi tầng ozon bị thủng” Nhóm
4- Nội dung 4: Tìm hiểu các biện pháp
góp phần tái tạo và bảo vệ tầng ozon * GV đưa thêm
các câu hỏi, bài tập để hướng dẫn HS tìm được kiến thức trọng tâm. - Tìm hiểu khái quát về quang hợp
(khái niệm, PTTQ của quang hợp và vai trò của quang hợp) - Tác dụng của O2 trong
việc tái tạo tầng ozon - Cần chế sử dụng các loại sản phẩm
nào trong cuộc sống nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến tầng ozon. - Đưa ra một số câu hỏi chất vấn nhóm bạn khi trình bày xong bài
thuyết trình của nhóm. - Vẽ tranh thể hiện
thông điệp “Các biện pháp góp phần bảo vệ
tầng ozon”. Bước 5: Phát phiếu học tập định hướng và gợi ý
cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp HS hoàn thành nhiệm
vụ. Nhóm
1.
Gợi ý
cho HS khi gặp khó khăn: + Địa chỉ trang web https://www.youtube.com/watch?v=efUREmd3Sbk https://www.youtube.com/watch?v=IU_frVKr7IU + Bài 29. SGK Hóa học 10 cơ bản (Phần B) Nhóm 2.
Gợi ý
cho HS khi gặp khó khăn: + Địa chỉ trang web http://bkozone.com.vn/Tin-Tuc/2570601/82947/Nguyen-nhan-gay-thung-tang-Ozone.html http://123doc.org/document/1777984-nguyen-nhan-dan-den-thung-tang-ozon.htm http://luanvan.co/luan-van/de-tai-ozon-va-thung-tang-ozon-38911/ + SGK môn địa lí lớp 11: Phần II.1. Môi trường: Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu Nhóm 3. Một số hậu quả do thủng
tầng ozon
Gợi ý
cho HS khi gặp khó khăn: + Địa chỉ trang web http://foss.vn/index.php?title=T%E1%BA%A7ng_%C3%B4z%C3%B4n + Bài 21. SGK
sinh 12: Phần III. Ung thư Nhóm 4. Tìm hiểu các biện pháp góp
phần tái tạo và bảo vệ tầng ozon
Gợi ý
cho HS khi gặp khó khăn: + Địa chỉ trang web http://bvdkquangnam.vn/tin-tc/y-hc-thng-thc/1118-bo-v-tng-ozon-bo-v-cuc-sng.html + SGK môn
sinh 11: Phần I. Khái quát về quang hợp ở thực vật: Bài 8. Quang hợp ở thực
vật HS: Nghiên cứu phiếu học tập định
hướng - Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những
nội dung chưa hiểu. Bước 6. Kí hợp đồng học tập 4. Sản phẩm: - Thành lập được 4 nhóm học sinh,
mỗi nhóm có 8 học sinh. Các nhóm đã bầu được các nhóm trưởng. - Các nhóm đã tham gia kí kết hợp
đồng học tập với giáo viên và bước đầu xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm
vụ. HOẠT ĐỘNG
2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
(Học sinh thực hiện trong giờ học
chính khóa) 1. Mục
tiêu - Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ thảo luận
về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc
thực hiện dự án. - Các nhóm xác định được những việc cần làm,
thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành. - Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu,
sưu tầm tranh ảnh, video về các nội dung được phân công. - Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm. - Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông
tin, phỏng vấn, điều tra thực tế,… - Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo 2. Thời gian:
Tuần 1, tiết
1 3. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1: GV định
hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc. Bước 2: Giải
đáp thắc mắc cho HS; giúp đỡ HS khi HS yêu cầu. Bước 3: Các
nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế
hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Viết nhật kí và biên bản làm việc
nhóm. - Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu
nghiên cứu được. 4. Sản phẩm - Đề cương chi tiết cho từng chủ đề
ở các nhóm. - Bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành
viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TUẦN 2
(Học sinh thực hiện ngoài giờ học chính khóa) HOẠT ĐỘNG 3: THỰC
HIỆN DỰ ÁN
1. Mục tiêu: Học
sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra: - Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm
thông tin, tranh ảnh qua Internet… - Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu
của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải
hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu - Hoàn thành bài thuyết trình trên phần mềm New Microsoft powerpoint, word, giấy A0 của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp. 2. Thời gian: HS tự sắp
xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ. 3. Cách thức tổ chức hoạt động - GV
yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời
nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề. - GV
giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải
quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình. - Các thành viên thông qua báo cáo
của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm. - Nhóm
trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của
nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau. 4. Sản phẩm - Nhóm 1: + Bài thuyết trình trên phần mềm powerpoint thể
hiện các khái niệm về ozon, vị trí tầng ozon; tính chất vật lí, tính chất hóa
học; một số ứng dụng của ozon; nội dung một số câu hỏi chất vấn các nhóm còn
lại và tranh vẽ thể hiện thông điệp “Vai trò của tầng ozon” - Nhóm 2: Bài thuyết trình trên phần mềm
powerpoint thể hiện các vấn đề liên quan đến một số hoạt động làm tăng lượng khí CO2 và giảm khí O2
và cơ chế gây thủng tầng ozon; các hoạt động
làm tăng lượng khí CFCs và cơ chế gây thủng tầng ozon; nội dung một số câu hỏi chất vấn các nhóm còn lại và tranh vẽ thể hiện thông điệp “Các nguyên
nhân gây thủng tầng ozon” - Nhóm 3: Bài thuyết trình trên phần mềm
powerpoint thể hiện các vấn đề liên quan đến hững biến đổi bất thường của khí hậu, tranh ảnh và phim minh họa;
khái niệm ung thư, phân biệt u lành tính và u ác tính; hình ảnh một số bệnh
ung thư do đột biến gen mà nguyên nhân từ tia tử ngoại; lí giải tại sao thủng
tầng ozon gây mất cân bằng sinh thái, nội dung một
số câu hỏi chất vấn các nhóm còn lại và tranh vẽ thể hiện thông điệp “Hậu quả khi tầng ozon bị thủng” - Nhóm 4: Khái quát về quang hợp
trên giấy A0;
nêu một số biện pháp bảo vệ tầng ozon; nội dung một số câu hỏi chất vấn các
nhóm còn lại và tranh vẽ thể hiện thông điệp “Các biện pháp góp phần bảo vệ
tầng ozon”. 5. Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để đọc trước và
chuẩn bị các câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in sẵn). Học sinh
nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TUẦN 3, 4
HOẠT ĐỘNG 4:
BÁO CÁO
(Học sinh thực hiện trong giờ học
chính khóa) 1. Mục
tiêu: - Học
sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua
thuyết trình, thảo luận. - Biết tự
đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. - Hình
thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết. - Góp
phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn. - Bổ sung
kiến thức về ozon, vị trí tầng ozon, tính chất vật lí, hóa học và một số vai
trò của tầng ozzon. 2. Thời gian: - Tuần 3 và 4 -
tiết thứ 2 và 3 (2 tiết) + Tuần 3: Nhóm 1, 2, 3 báo cáo + Tuần 4: Nhóm 4 báo cáo và các nhóm trình bày các thông điệp tranh
vẽ. 3. Thành phần tham dự: - Thầy: Vũ Duy Xuyên - Giáo viên bộ môn Hóa học
Trường THPT Trường Chinh – KonTum. - Cô: Phạm Thị Ngọc Sương - Giáo viên bộ môn
Sinh học Trường THPT Trường Chinh – KonTum. - Cô: Nguyễn Thị Thanh Nga - Giáo viên bộ môn Địa
lí Trường THPT Trường Chinh – KonTum. - Cô: Đỗ Như Thanh cao - Giáo viên bộ môn Hóa
học – Hiệu phó Trường THPT Trường Chinh – KonTum. - Toàn thể HS 10C1. 4. Nhiệm vụ của học sinh - Báo cáo các nội dung chủ đề theo
sự phân công. - Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi
cho các nhóm khác. - Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình
và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. 5. Nhiệm vụ của giáo viên - Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận - Quan sát, đánh giá - Hỗ trợ, cố vấn. - Thu hồi các sản phẩm và các phiếu
giao việc trong nhóm - Nhận xét và đánh giá các sản phẩm
của học sinh 6. Tổ chức các hoạt động báo cáo Bước 1: GV phát
cho HS và giáo viên tham dự phiếu đánh giá sản phẩm của các nhóm. Bước
2: Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo, thảo luận, khắc sâu và
chốt kiến thức cần đạt cho HS. Các nhóm cử đại diện
báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công. + Dẫn
dắt cho nội dung 1: - GV: Hình ảnh sau giúp các em liên tưởng đến điều gì? - HS: Trả lời theo suy nghĩ hướng đến tính chất hóa học và vai trò
của tầng ozon. - GV: Để hiểu sâu sắc hơn về ozon và vai trò của ozon mời các em
cùng lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 1. - HS: Trình bày bài
thuyết trình của nhóm, nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời
chất vấn. - Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV
yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội
dung của nhóm 1 để chất vấn ngược. - HS nhóm báo cáo ghi chép lại các
câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời - GV tổ chức cho học sinh tham gia
trò chơi ô chữ nhằm khắc sâu kiến thức cho HS. TRÒ CHƠI Ô CHỮ Câu
1: Trong tự nhiên ozon tồn tại ở trạng thái nào? Câu
2. Khí ozon tồn tại ở tầng nào Của khí quyển? Câu 3
Tính chất hóa học đặc trưng của ozon? Câu
4. Một trong các ứng dụng của ozon? Câu
5. Khí ozon có màu gì? Câu
6. Một trong các nguồn năng lượng sạch hiện nay là gì? - HS: Trả lời các câu hỏi giải đáp trò chơi ô
chữ để khắc sâu kiến thức. + Dẫn dắt nội dung 2. GV: Tầng Ozon giống như
một lớp áo bảo vệ cực kì quan trọng của Trái Đất. Tuy nhiên, lớp áo giáp này
đang bị “rách” bởi những tác động tiêu cực của con người. Hiện nay, lỗ thủng
lớn nhất được các nhà khoa học phát hiện ở Nam Cực và đang ảnh hưởng rất
nhiều đến lục địa băng giá này. Một
nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, chính lỗ thủng này đã tác động đến việc
thay đổi luồng gió và phần mây bao phủ phía trên Nam Cực mà rất có thể
là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu như hiện nay.
Sự suy thoái ozon trong tầng
bình lưu Vậy nguyên nhân nào nào gây ra lỗ thủng của tầng
Ozon, các em cùng quan sát và lắng nghe bài thuyết
trình của nhóm 2. HS: Đại diện HS trình bày bài thuyết trình
bày, nêu các câu hỏi chất vấn các nhóm còn lại. GV: Yêu
cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan
đến nội dung của nhóm để chất vấn
ngược. - HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời - GV: Đưa thêm một số câu hỏi khắc sâu và nâng
cao kiến thức cho HS. Câu 1. Khí ozon có tác dụng gì?
Đáp án:
+ Tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng, virus và các loại nấm mốc.
+ Khử các tế bào ung thư nếu trong giai đoạn đầu, u nang, men và
các nấm có hại.
+ Oxy hoá sắt, mangan sulfua và hydro sulffua… và nhiều chất
khác.
+ Khử sạch mùi hôi, loại bỏ dầu mỡ và các chất gây ô nhiễm khác
trong nước.
+ Khử mùi trong không khí như khói thuốc lá, mùi hôi, mùi ẩm
mốc, mùi điều hòa, mùi thức ăn.
+ Làm cho nước sạch sẽ và trong trẻo hơn, mát mẻ hơn, đồng thời
loại bỏ đi những ion có hại trong nước.
+ Ozon không làm mất màu tóc và quần áo.
+ Ozon không tạo thành các sản phẩm phụ gây ô nhiễm cho
nước.
+ Ozon tiêu diệt các mầm vi sinh gây bệnh nước và không khí
.
Câu 2. Giải thích những tác dụng của ozon
* Vì sao ozon được ứng dụng để khử trùng rau quả Đáp án: Vì ozon có khả năng "ly giải tế
bào". Trong quá trình hoạt động oxi hóa, ozon sẽ phá vỡ màng tế
bào của vi sinh vật và phân tán các tế bào chất của vi khuẩn, quá trình này
diễn ra trong khoảng 5 giây. Vì thế mọi loại vi khuẩn, vi trùng bám trên bề
mặt rau củ quả thực phẩm đều bị diệt sạch, không mang mầm mống gây bệnh cho
người sử dụng * Vì sao ozon được ứng dụng trong quá trình khử
mùi Đáp án: Cũng gần tương tự như chức năng khử trùng
rau quả, ozon được ứng dụng để khử mùi hôi trong môi trường không khí, O3
sẽ phá vỡ những liên kết của các phân tử mùi khiến cho các loại mùi hôi tanh
khó chịu trong không khí hoàn toàn
biến mất chỉ trong vòng 50-60 giây. Mặt khác do tính chất oxi hóa cực mạnh
nên nó trở nên không bền, dễ dàng bị phân hủy thành oxy phân tử và oxi nguyên
tử:
O3 → O2 + O Chính điều này đã giúp bổ sung 1 lượng dưỡng
khí O2 cho không khí, giúp không khí thêm thoáng đãng, trong lành
hơn. Đáp án: * Vì sao Ozon có thể dùng để tạo nước sạch, nước
sát trùng Ozon oxi hóa mạnh nên có thể loại bỏ
những vi khuẩn, ion kim loại nặng và những chất hòa tan có hại trong nước tạo
thành những hợp chất vô dụng mà không lấy đi những khoáng chất có lợi trong
nước theo nguyên lý "ly giải tế bào". Từ đó đảm bảo nguồn nước ngậm
ozon là nước hoàn toàn sạch và vô trùng. Câu 3. Ứng dụng thực tế của khí ozone
Từ năm 1906, tại Nice – Pháp đã cho khởi
công xây dựng nhà máy sản xuất nước tinh khiết đầu tiên sử dụng máy ozon. Tại Việt Nam, khí Ozone được ứng dụng trong
nhiều sản phẩm đặc biệt là sản phẩm máy khử độc
thực phẩm ozon và máy lọc nước
ozon. Hai loại sản phẩm này hiện nay đang rất được
ưa chuộng vì công dụng hữu hiệu của nó đối với cuộc sống của mỗi gia đình. Câu
4. Tại sao trong thực tế người ta thường xây dựng các khu nghỉ dưởng đặc biệt
là các bệnh viện Lao tại các đồi thông? Trong thiên
nhiên, ozone được tạo thành khi có sự phóng điện
trong khí quyển (sấm, sét), cũng như khi ôxy hóa một số chất nhựa của cây, ví dụ cây thông. - Do có đặc tính oxi hóa mạnh nên trong không khí
nếu có một lượng nhỏ ozon thì sẽ có tác dụng diệt khuẩn, làm không khí trong
lành hơn ( ví dụ: sau các cơn mưa giông thì bầu trời và không khí trở nên
trong lành). - Tại các đồi thông trong quá trình sinh trưởng, một
lượng nhỏ nhựa thông bị oxi hóa thành ozon, ozon tạo ra đã tiêu diệt vi khuẩn
trong không khí. Vì vậy không khí tại các đồi thông rất trong lành thích hợp
cho việc tọa lạc các khu nghỉ dưỡng, du lịch, nghỉ mát. - Với một lượng nhỏ khí ozon còn
có khả năng tiêu diệt vi rút gây bệnh Lao.
HS: Thông qua thông tin từ bài
thuyết trình và bài tập khắc sâu và nâng cao kiến thức. + Dẫn
dắt nội dung nhóm 3. - Cho HS quan sát một số hình ảnh sinh vật bị đột biến gen và yêu
cầu HS nêu các nguyên nhân gây đột biến gen ở sinh vật. - HS: Quan sát và nêu một số nguyên nhân (Hướng đến các tác nhân
vật lí: Tia tử ngoại) - Ngoài nguyên nhân này ra thì tia tử ngoài chiếu thẳng xuống trái
đất còn gây nhiều hậu quả nặng nề hơn, đó là hậu quả nào mời các em lắng nghe
bài thuyết trình của nhóm 3. - HS: Trình bày bài
thuyết trình của nhóm, nêu các câu hỏi chất vấn, các nhóm còn lại trả lời
chất vấn - Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV
yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội
dung của nhóm để chất vấn ngược. - HS nhóm báo cáo ghi chép lại các
câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời. - GV: Khắc sâu kiến thức bằng hai bài tập sau: Bài tập 1. - Dựa vào hình ảnh em hãy khái quát về quang hợp và chứng minh
quang hợp góp phần tái tạo tầng ozon. Bài tập 2. Hãy ghép cột A với cột B sao
cho phù hợp
HS: Hoàn thành bài tập để khăc sâu kiến thức. + Dẫn
dắt nội dung của tuần 5. - GV: Các em nhỏ trong tranh tham gia hoạt động gì? Hoạt động đó
có ý nghĩa như thế nào? - HS: Quan sát và nêu lên suy nghĩ. - GV: Tổ chức thuyết trình tranh vẽ với các thông điệp giao cho HS từ tuần 1. - HS: Lần lượt từ nhóm 1 đến 4 lên thuyết trình. - GV: Đánh giá, nhận xét và trao thưởng cho nhóm học sinh hoàn
thành tốt nhất. Bước
3: - Quan sát, đánh giá - Hỗ trợ, cố vấn. - Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc
trong nhóm - Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh - GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được
báo cáo. + Nội dung + Hình thức - Nghiệm thu và thanh lí hợp đồng. |
VII. KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA TOÀN CHỦ ĐỀ (1 tiết)
(Thực hiện trong giờ học chính khóa )
1. GV phát phiếu đánh giá kết quả học tập cho các nhóm.
Hướng dẫn cách chấm và cho điểm.
Nhóm 1 đánh giá nhóm
2, 3, 4
Nhóm 2 đánh giá nhóm 1,
3, 4
Nhóm 3 đánh giá nhóm 1,
2, 4
Nhóm 4 đánh giá nhóm 1,
2, 3
Điểm nhóm = (điểm bài
tập 1 + điểm bài tập 2)/ 2
Nhóm được đánh giá |
Các
nhóm thực hiện đánh giá |
Giáo viên đánh giá |
Điểm đạt được |
||||
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 3 |
Nhóm 4 |
Nhóm 5 |
|||
Nhóm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm 3 |
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm 4 |
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm 5 |
|
|
|
|
|
|
|
2. Phát bài tập cho HS hoàn thành theo nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm học sinh chấm điểm cho các nhóm còn lại.
Bài tâp 1. Em
hãy đánh dấu (X) vào cột Đ nếu phần kiến thức nêu là đúng hoặc vào cột S nếu phần
kiến thức sai.
Câu |
Phần kiến thức |
Đ |
S |
1 |
Tất
cả các khối u đều có khả năng tự di chuyển vào máu và hình thành các khối u
khác nhau. |
|
x |
2 |
Ung
thư là sự tăng sinh không kiểm soát của một số loại tế bào trong cơ thể hình
thành khối u. |
x |
|
3 |
Tia
từ ngoại là tác nhân vật lí gây chủ yếu dạ dày và đục thủy tinh thể |
|
x |
4 |
Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng
mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohiđrat và giải phóng khí
ôxi từ khí cacbonic và nước. |
x |
|
5 |
Sản
phẩm của quang hợp là CO2 giúp tái tạo tầng ozon |
|
x |
6 |
Những hoạt động sau góp phần bảo vệ tầng ozon: - Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt
động xả khí thải vào môi trường. - Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và làm
việc. - Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có
thể. |
x |
|
7 |
Tủ
lạnh là một trong những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày có thải khí CFCs |
x |
|
8 |
Trong
thời điểm hiện nay, để hạn chế tác nhân gây bệnh từ tia tử ngoại cần đeo kính râm và khẩu trang khi tiếp xúc
với ánh sáng có cường độ cao. |
x |
|
9 |
Trên
80% tác nhân gây ung thư không bắt nguồn từ môi trường sống. |
|
x |
10 |
Ozon oxi hóa mạnh nên có thể loại bỏ những vi khuẩn, ion kim
loại nặng và những chất hòa tan có hại trong nước tạo thành những hợp chất vô
dụng |
x |
|
Bài tâp 2. Chọn
phương án đúng nhất trong các câu hỏi sau đây
Câu 1. Trong phân tử ozon có liên kết.
A. Cộng hoá trị phân cực C.
Liên kết cho nhận
B. Cộng hoá trị không phân cực D. B và C đúng.
Câu 2. Chọn câu sai
A. Trong phân tử ozon có 2 liên kết
cộng hoá trị và 1 liên kết cho nhận
B. Ozon tan trong nước nhiều hơn oxi
15 lần.
C. Trên tầng cao của khí quyển, ozon
được tạo thành từ oxi dưới tác dụng của tia cực tím.
D. Ozon có
tính oxi hoá yếu hơn oxi.
Câu 2. Hãy chọn phát biểu đúng về Oxi và ozon.
A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.
B. Oxi và ozon đều có số proton và nơtron giống nhau trong phân tử.
C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.
D. Cả oxi và ozon đều phản ứng đuợc với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt
độ thường.
Câu 3. Ozon là một trong những chất có tính chất oxi hoá
mạnh. So sánh tính oxi hoá của ozon với iot, oxi và flo, kết luận nào không
đúng:
A. Ozon và flo oxi hoá được tất cả các
kim loại, kể cả vàng và platin.
B. Ozon và oxi đều oxi hoá được Ag ở
điều kiện thường.
C. Ozon và oxi đều oxi hoá được dung
dịch KI
D. Cả 3 câu trên.
Câu 4. Trong
các phản ứng sau, phản ứng nào làm suy giảm tầng ozon?
A. O3 O2 + O. B. O. + O2
→ O3
C. Cl.
+ O3 → ClO. + O2. D. Cả 3
phản ứng trên
Câu 5. Để
nhận biết hai khí O2 và O3 ta dùng:
A. Dung dịch nước vôi
trong B. Que đóm
C. Quì tím ẩm D.
Dung dịch hỗn hợp KI và hồ tinh bột
Câu 6: Chỉ ra phương
trình hoá học đúng, xảy ra ở nhiệt độ thường
A.
4Ag + O2 → 2Ag2O. B.
6Ag + O3 → 3Ag2O.
C. 2Ag + O3 →
Ag2O + O2. D. 2Ag
+ 2O2 → Ag2O + O2.
Câu 7. Khi cho ozon tác dụng với giấy có tẩm dung dịch kali iotua và hồ tinh
bột thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do:
A. Sự oxi
hóa tinh bột B.
Sự oxi hóa kali
C. Sự oxi hóa iotua D.
Sự oxi hóa ozon
Câu 8. O2
và O3 là hai dạng thù hình của nhau vì
A. Chúng cùng có cấu tạo từ những nguyên tử của nguyên tố ôxi
B. Chúng cùng có tính
ôxi hoá
C. Chúng có số lượng
nguyên tử khác nhau
D. Cả 3 điều trên
Câu 9. Sự
hình thành lớp ozon (O3) trên tầng bình lưu của khí quyển là do
A. Tia tử ngoại của mặt
trời chuyển hoá các phân tử oxi
B. Sự phóng điện (sét)
trong khí quyển
C. Sự oxi hoá một số hợp
chất hữu cơ trên mặt đất
D. A, B và
C đều đúng.
Câu 10. CFC
là:
A. Cloflocacbon
B. Chất làm lạnh, được
dùng trong tủ lạnh, máy điều hoà.
C. Một trong những chất
có khả năng phá huỷ tầng ozon.
D. Cả 3 ý trên.
3. Giáo
viên tổng trung bình tất cả điểm dự án của các nhóm (Điểm nhóm + Điểm GV cho
chia 2)
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC NHÓM
Nhóm được đánh giá |
Các
nhóm thực hiện đánh giá |
Giáo viên đánh giá |
Điểm đạt được |
|||
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 3 |
Nhóm 4 |
|||
Nhóm 1 |
|
9 |
9 |
9 |
8 |
8.6 |
Nhóm 2 |
9 |
|
9 |
9 |
9 |
9 |
Nhóm 3 |
9 |
9 |
|
9 |
8.5 |
8.7 |
Nhóm 4 |
9 |
8 |
9 |
|
8 |
8.2 |
0 Nhận xét