SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “CÁC GIẢI PHÁP GIÚP THẾ HỆ TRẺ GÌN GIỮ GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÀ RÔNG BẮC TÂY NGUYÊN”

 







SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

 

 

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 

 

CHỦ ĐỀ: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP THẾ HỆ TRẺ GÌN GIỮ GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÀ RÔNG BẮC TÂY NGUYÊN

 



 

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ NGỌC SƯƠNG

                                  LĨNH VỰC: GIÁO DỤC TẬP THỂ

                                  ĐƠN VỊ: THPT TRƯỜNG CHINH

 

 

 

KonTum, tháng 3 năm 2020

 

 

MỞ ĐẦU

 

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bắc Tây Nguyên là thủ phủ của các dân tộc: Zarai, Bahnar, Xê Đăng, Zẻ Triêng, Brâu v.v... Đây là nơi sản sinh các pho sử thi Tây nguyên và cũng là cội nguồn của ngôi nhà Rông truyền thống. Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là một di sản văn hóa đặc thù với sự tổng hợp của rất nhiều ngành nghệ thuật bao gồm điêu khắc, hội họa… và là không gian thiêng liêng biểu hiện sức mạnh cộng đồng của các tộc người, là linh hồn của làng bn. Nhìn vào nhà Rông, có thể đánh giá được trình độ hội họa và điêu khắc cùng với sự giàu nghèo của buôn làng đó.

Thành phố Kon Tum hiện nay có 56/66 làng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà Rông, nhưng có đến 35 nhà Rông bị hiện đại hóa. Nhà Rông vẫn được làm theo kiến trúc xưa nhưng không còn trụ gỗ, mái tranh, liếp tre mà được thay thế bằng trụ bêtông, mái tôn, tường gạch, nền xi măng. Sự hiện đại hóa này không những làm mất đi giá trị truyền thống mà hơn thế nó còn làm phai nhạt giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của các dân tộc bản địa. Khi văn hóa nhà Rông bị mai một sẽ kéo theo một số truyền thống văn hóa khác của dân tộc Bắc Tây Nguyên có nguy cơ bị đứt gẫy, thậm chí mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của các thế hệ cha ông mà là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của thế hệ trẻ. Bởi chính thế hệ này sẽ tiếp nối và truyền đạt cho thế hệ mai sau các giá trị tinh hoa của dân tộc góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa.

Trường THPT Trường Chinh có số lượng các em Học sinh dân tộc thiểu số người Bana, Xê Đăng, Giẻ - Triêng và Gia Rai rất cao. Đây chính là môi trường cần thiết để tôi thực hiện chủ đề CÁC GIẢI PHÁP GIÚP THẾ HỆ TRẺ GÌN GIỮ GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÀ RÔNG BẮC TÂY NGUYÊN nhằm góp phần giúp các em lưu giữ nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu về văn hóa nhà Rông của đồng bào các DTTS tại Kon Tum cho các em nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa nhà Rông.

          - Giúp cho các em, nhất là các em học sinh DTTS biết cách thiết kế cơ bản nhà Rông dựa trên việc thiết kế các mô hình nhà Rông.

- Nâng cao nhận thức về việc gìn giữ nét văn hóa đặc thù của dân tộc mình.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu các giá trị đặc sắc trong cấu trúc nhà Rông, các giá trị tinh thần mà văn hóa nhà Rông mang và các giải pháp phù hợp giúp các em Học sinh góp phần gìn giữ văn hóa nhà Rông.

- Cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu về văn hóa nhà Rông của đồng bào các DTTS tại Kon Tum cho các em nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa nhà Rông.

          - Giúp cho các em, nhất là các em học sinh DTTS biết cách thiết kế cơ bản nhà Rông dựa trên việc thiết kế các mô hình nhà Rông.

- Nâng cao nhận thức về việc gìn giữ nét văn hóa đặc thù của dân tộc mình.

IV. PHẠM VI ÁP DỤNG

Có thể áp dụng cho tất cả các trường THCS, THPT để giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa nhà Rông cho tất cả các đối tượng thanh thiếu niên trên địa bàn.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phỏng vấn và hỏi chuyên gia.

VI. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Giới hạn về không gian nghiên cứu: khối 10, 11 năm học 2018 – 2019 và khối 11, 12 năm học 2019 – 2020 Trường THPT Trường Chinh.

            - Giới hạn về thời gian nghiên cứu:  Từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020.

            - Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Học sinh dân tộc thiểu số Trường THPT Trường Chinh độ tuổi 15- 18 tuổi.

            - Giới hạn về nội dung nghiên cứu:

+ Chỉ nghiên cứu sự hiểu biết về văn hóa nhà Rông của học sinh dân tộc thiểu số và kết quả tác động sau khi thực hiện các giải pháp.

+ Nghiên cứu chung giá trị văn hóa vật thể giá trị văn hóa phi vật thể của nhà Rông Bắc Tây Nguyên. Không nghiên cứu sâu vào cách thức xây dựng và hình dạng nhà Rông của từng tộc người Bắc Tây Nguyên.

 

 

 

 

NỘI DUNG

 

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái quát về nhà Rông

Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.

Từ lâu, tên gọi “nhà Rông” đã phổ biến và trở nên quen thuộc trong tiếng Việt, dùng chỉ loại nhà chung của từng làng, ngôi nhà riêng biệt, nhà sinh hoạt cộng đồng trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên. Vì thế một số người còn gọi là “nhà làng” hay “nhà cộng đồng”. Còn trên thực tế, có những tên gọi khác nhau theo ngôn ngữ của từng nơi để chỉ loại hình kiến trúc đặc biệt này. Đối với người Bana, Brâu, Gia-rai thì gọi nhà Rông là “Rôông. Tuy nhiên có nơi người Bana lại gọi là “Zôông” hay “Wal”, người Gia-rai gọi là “ruông”. Nhà Rông là tên gọi mà người Việt dùng để chỉ ngôi nhà văn hóa của đồng bào các đân tộc Tây Nguyên. Từ “Rông” trong ngôn ngữ của người Việt có lẽ xuất phát từ từ “Rôông” của dân tộc Bana vì cộng đồng tộc người này sống gần gũi hơn với người cộng đồng người Việt. Dù được gọi là gì, ngôi nhà Rông vẫn là ngôi nhà sàn cao lớn và là công trình kiến trúc chung của làng,  nổi bật giữa quần thể nhà cửa trong làng. Ngôi nhà này không chỉ đặc biệt về hình dáng mà còn có chức năng đặc biệt, giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc về nhiều mặt.

Hai loại nhà Rông ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống, tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao, có mái to, cao chót vót, có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu. Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana, nhỏ hơn, có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.

2. Điểm độc đáo trong kiến trúc nhà Rông

Nguyên vật liệu làm nhà Rông: Hoàn toàn tận dụng những loài cây cỏ hiện diện trong núi rừng như tre, nứa, lồ ô, tranh, các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu.

 Hướng nhà Rông: Nhà Rông có thể quay về hướng Bắc Nam để tránh nắng gắt và đón gió mát, hoặc quay về hướng Đông, Tây để đón nắng sớm, nắng chiếu, giúp xua tan mùi hôi hám.

            Kích thước nhà Rông: Nhà Rông thường dài khoảng 10 - 16m, rộng từ 4 - 7m, cao 15 – 22m, nhưng có những ngôi chỉ cao 7 - 8m… Sàn nhà Rông phải cao từ 1,5 - 2m để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.

Mái nhà Rông: Mái nhà Rông là thiết kế độc đáo nhất, thu hút mọi ánh nhìn. Phần mái này mang hình dáng của chiếc búa hoặc chiếc rìu với kích thước to lớn, được định hình bằng những cây dài (pơ jo) và sử dụng lá tranh để lợp thành nhiều lớp, mỗi lớp dày 3cm. Phần đỉnh mái được đan nẹp và tạo hình hoa văn, thể hiện nét văn hóa rất riêng của từng cộng đồng dân tộc.

Khung nhà Rông: Nổi bật nhất trong phần khung chính là 8 chiếc cột được làm từ gỗ quý, trên đó chạm trổ những hoa văn cầu kỳ, màu sắc rực rỡ, thể hiện đời sống hàng ngày của buôn làng hoặc gợi nhắc đến tín ngưỡng tôn giáo, sự tích huyền thoại hay đơn thuần chỉ là những con thú như chim, rùa, kỳ đà,…

Sàn nhà Rông: Sàn nhà (và cả phên vách) của nhà Rông thường được làm từ ván gỗ hoặc tre nứa, lồ ô,… Những vật liệu này không được sắp xếp ngẫu nhiên, mà được đặt chồng lên nhau, hoặc ghép mấu (theo dạng ngàm) vào nhau, rất trùng khít, tạo thành những dải hoa văn sinh động.

Cửa nhà Rông: Cửa chính nằm ở vách chính của nhà Rông, cửa phụ nằm ở vách phụ (phía bên phải cửa chính). Để lên nhà Rông, sẽ đi qua cầu thang gồm 7 - 9 bậc, được đục đẽo từ thân cây gỗ lớn. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau. Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn, người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước, người Xê Đăng, Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, có Nhà Rông trên nút đầu của cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ…

Nhà Rông Tây Nguyên với cầu thang gỗ đơn giản

Kiến trúc bên trong nhà Rông: Gian đầu nhà Rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

Description: C:\Users\vuhau\Downloads\IMG_20191016_174542.jpg   Giỏ đựng hòn đá thần treo ở góc nhà Rông

Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà Rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.

Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội.

Description: mô hình nhà rông tây nguyên Description: Hình ảnh có liên quan

Gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung tại nhà Rông để bảo vệ buôn làng.

Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc. Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau.

Một kiểu quấn, buộc dây mây, vừa chắc chắn, vừa như hoa văn trang trí.

 

 

Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà Rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ. Hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh.

trang trí nhà rông tây nguyênDescription: Hình ảnh có liên quan

Ở 2 đầu của nhà sàn được đặt 2 bếp lửa để các trai làng sưởi ấm vào mùa đông.

Bên trong nhà Rông thường treo trống, cung tên, giáo mác và xương sọ của những thú rừng săn bắt được.

Description: Kết quả hình ảnh cho hình ảnh nhà rông các làng ở đak gleiDescription: Kết quả hình ảnh cho trống trong nhà rông

Nhà Rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ, vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng. Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng.

3. Nhà Rông trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Nhà Rông được coi là linh hồn của làng, nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi, là nơi lưu giữ những giá trị thiêng liêng của buôn làng văn hóa Tây Nguyên. Buôn làng có nhà Rông như được tiếp thêm sức sống.

Nhà Rông là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của buôn làng, mang giá trị tâm linh vô cùng lớn.

Trong tín ngưỡng của người Tây Nguyên, nhà Rông là chỗ ở của vị thần bản mệnh, thần tạo hóa, thần cấp cao gọi chung là “Yàng” - vị thần chung được coi là linh thiêng nhất của cả làng. Có chức năng giống ngôi Đình của người Việt, nhà Rông là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng, trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Vì vậy nơi đây diễn ra nhiều nghi thức cúng lễ.

Những nghi lễ liên quan đến sức khoẻ của buôn làng

Lễ cầu an, Lễ cúng khi buôn làng có dịch bệnh, Lễ rửa xui, Lễ cúng thần làng.

Description: Hình ảnh có liên quanDescription: http://samtuoingoclinh.com/uploads/kontum/2016_03/le-cau-may-man-binh-yen-cho-dan-lang-cua-nguoi-ba-na-kon-tum-5.jpg

 

Lễ cầu may mắn

 

Những nghi lễ liên quan đến tạ ơn “Yàng”

Lễ dời làng và dời thần, Lễ mừng nhà Rông mới, Lễ chiến thắng

Description: http://images.quehuongonline.vn/upload/file20190103/19-05-31/20190531100818_nhr.jpg

      Lễ ăn mừng nhà Rông mới

Những nghi lễ liên quan đến sản xuất

 

 

 

Lễ cúng thần lửa, Lễ cúng thần nước, Lễ cúng thần núi, Lễ cúng thần lúa, Lễ ăn lúa mới.

                               Lễ mừng lúa mới           Lễ cúng thần nước      Lễ hội đâm trâu tạ ơn thần linh

Nhà Rông được coi là linh hồn của làng, nơi hội tụ khí thiêng của trời đất, sông núi, là nơi lưu giữ các giá trị thiêng liêng của buôn làng.

Nhà Rông là một trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng

Lịch sử của các tộc người phát triển ngày càng phức tạp, cho nên cuộc sống thường ngày không thể tránh khỏi những xích mích mâu thuẫn và nhất là khó bề giữ gìn không vi phạm các quy định truyền thống. Mỗi khi có những vụ kiện cáo giữa các thành viên trong cộng đồng thì chủ làng và hội đồng già làng bàn bạc, thi hành những luật tục theo quy ước. Các hoạt động này được thực hiện trong không gian nhà Rông.

Trong thời đại ngày nay nhà Rông còn đóng vai trò là nhà văn hóa, già làng sẽ tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;…. Nhà Rông còn là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí, nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở nông thôn.

Nhà Rông là trung tâm chỉ đạo sản xuất.

Mỗi một giai đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất của một năm đều được tổ chức một số nghi thức cúng lễ tại nhà Rông như lễ chọn rừng để phát rẫy, tổ chức đi phát rẫy, lễ trỉa hạt, lễ cầu mưa.

Description: cau_mua2Description: Kết quả hình ảnh cho lễ cầu mưa bana

 

Lễ cầu mưa của người Jarai

 

 

Nhà Rông là trung tâm chỉ huy chiến đấu

Nhà Rông là nơi hội đồng già làng và dân làng cùng với các chiến binh  tổ chức, bàn bạc, và chỉ đạo những cuộc chiến đấu để bảo vệ buôn làng, để trả thù rửa nhục cho các thành viên trong cộng đồng bị các cư dân khác làm hại như lễ phòng thủ bảo vệ buôn làng, lễ tiến hành cuộc chiến, lễ đón tiếp đoàn quân thắng trận.

Ngôi nhà Rông là nơi chứng kiến vòng đời của mỗi thành viên

Description: https://image.dantocmiennui.vn/uploaddtmn/2017/11/7/b2-1.jpgDescription: https://photo-1-baomoi.zadn.vn/w700_r1/2018_11_20_101_28663932/7ad5479524d4cd8a94c5.jpgNgôi nhà Rông là tâm điểm gắn bó với mỗi con người từ lúc sinh ra, thành đạt, lấy vợ lấy chồng và tham gia sinh hoạt cộng đồng như lễ đặt tên (thổi tai) và lễ thành đạt; lễ tổ chức cưới xin.

 

Lễ thổi tai và lễ cưới xin                            

 

Nhà Rông gắn liền với văn hóa cồng chiêng Tây nguyên

Description: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/Pictures12017/chuduythai-tbtc/congchiengtaynguyen.jpgĐối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, âm hưởng cồng chiêng gắn bó với họ suốt cả cuộc đời. Tiếng cồng chiêng theo con người từ lúc mới sinh ra cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Vì thế, cồng chiêng có ở lễ đặt tên, lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu, lễ cầu mưa, lễ cưới, lễ mừng nhà mới, Lễ bỏ mả... Và nó cũng là sợi dây thanh âm huyền bí kết nối giữa thế giới trần tục với thế giới thần linh.

Văn hóa cồng chiêng Tây nguyên gắn liền với nhà Rông, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại vào ngày 25-11-2005

Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, trong đời sống xã hội và trong tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Văn hóa Tây Nguyên là một di sản quí cho hôm nay và mai sau. Giữ được nhà Rông, giữ được “trái tim” của làng, nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ, cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những “huyền thoại mới”, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 2. SỰ HIỂU BIẾT CỦA CÁC EM DÂN TỘC THIỂU SỐ VỀ VĂN HÓA NHÀ RÔNG HIỆN NAY

I. Thực trạng văn hóa nhà Rông hiện nay

1. Bức tranh toàn cảnh về nhà Rông ở tỉnh Kon Tum hiện nay. (Xem bảng thống kê phần phụ lục I)

Qua phân tích bảng số liệu kết hợp với khảo sát thực tế, tôi nhận thấy có những vấn đề nổi cộm về văn hóa nhà Rông hiện nay như sau:

1.1. Số lượng nhà Rông ngày càng giảm

Biểu đồ thể hiện tổng số nhà Rông/Tổng số thôn làng của Thành phố Kon Tum và một số huyện.

Trước đây, mỗi làng đồng bào dân tộc thiểu số đều có riêng cho mình một nhà Rông, thậm chí có làng có tới 2 nhà Rông. Thế nhưng hiện nay toàn tỉnh có tổng số 617 làng nhưng chỉ có 427 làng có nhà Rông. Quan sát biểu đồ ta thấy số lượng nhà Rông ở các Huyện và thành phố Kon Tum giảm so với số làng, đặc biệt là huyện Kon Plong. Riêng huyện Ia H’ Drai có 21 làng nhưng hiện tại không có làng nào còn nhà Rông. Điều này chứng tỏ văn hóa nhà Rông đang dần giảm về số lượng.

Biểu đồ thể hiện tổng số nhà Rông được sửa chữa và số nhà Rông được xây mới trong toàn tỉnh.

Từ năm 2016 đến 2018 số lượng nhà Rông được xây dựng mới giảm dần, trong đó số nhà Rông được tu sửa ngày càng giảm mạnh. Đây là minh chứng thể hiện sự thiếu quan tâm đến văn hóa nhà Rông trên địa bàn tỉnh.

 

1.2. Tình trạng bê tông hóa nhà Rông

Biểu đồ thể hiện tổng số nhà Rông truyền thống/ Tổng số nhà Rông của các huyện và TP. Kon Tum.

Theo số liệu thống kê của UBND Tỉnh Kon Tum – BCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH Tỉnh Kon ngày 27/12/2018, Kon Tum hiện có 427/617 làng có nhà Rông truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó 304/440 (chiếm 69%) nhà Rông giữ đúng nguyên mẫu cột gỗ, mái tranh, xung quanh tre nứa, còn lại 27/440 (chiếm 6.1%) nhà Rông hiện đại hóa hoàn toàn, 109/440 (Chiếm 25%) nhà Rông sử dụng nguyên vật liệu vừa truyền thống vừa hiện đại.

Quan sát biểu đồ ta thấy Thành phố Kon Tum và các huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum có số lượng nhà Rông truyền thống giảm, đặc biệt là Thành Phố Kon Tum và huyện Sa Thầy. Mặc dù vẫn giữ đúng hình dáng truyền thống nhưng do không có các nguyên vật liệu như gỗ, tranh nên bà con buộc phải đồng ý xây nhà Rông theo kiểu tường gạch, mái tôn, trụ bê tông. Đây là ngôi nhà mang hình dáng nhà Rông chứ không còn là biểu tượng của đại ngàn như nhà Rông truyền thống nữa.

Việc bê tông hóa nhà Rông đã kéo theo nhiều hệ lụy bởi “cái hồn” của nhà Rông không còn nữa. Người già không thiết tha ngồi hát dân ca trên sàn xi măng, con trẻ chẳng thích chạy quanh trụ bê tông chơi trốn tìm. Tại những làng có nhà Rông bị bê tông hóa, tiếng cồng chiêng, điệu múa xoang quanh ánh lửa bập bùng trong các lễ hội cũng dần lạc điệu...Còn các em Học sinh không còn ấn tượng, không có sự hiểu biết đầy đủ về văn hóa nhà Rông. Một khi mái nhà Rông không còn “cái hồn”, các bản sắc, ý thức văn hóa khác cũng khó có cơ hội được bảo tồn lưu giữ.

Description: https://photo-2-baomoi.zadn.vn/w700_r1/2018_12_26_125_29142313/c2e8a4e2f6a31ffd46b2.jpgDescription: http://baovanhoa.vn/Portals/0/EasyDNNNews/thumbs/14405/20418IMG_0280.jpg

Nhà Rông ở xã Ia Chim, TP. Kon Tum            Nhà Rông ở làng Rắc, xã Ia Xiêr, huyện Sa Thầy

1.3. Một số nhà Rông không được chăm sóc, tu bổ và bảo vệ

Trong tổng số nhà Rông trên địa bàn tỉnh có đến 8 nhà Rông (Trong đó Huyện Đăk Hà 3 nhà Rông và Huyện Đăk Glei có 5 nhà Rông) hư hỏng nặng không được sửa chữa nên không thể sử dụng,. Nguyên nhân là do cộng đồng làng không quan tâm đến việc sửa chữa nhà Rông, thanh niên trai tráng không hào hứng góp công góp sức giúp tu bổ nhà Rông như trước đây.

Description: https://ashui.com/mag/images/stories/200912/nharong1.jpg

 

Nhà Rông Kon Gur, xã Ngọc Wang, huyện Đắc Hà, Kon Tum tuy mới sữa chữa lại từ năm 2015 nhưng do hiếm tranh nên mái nhà Rông bị hư hỏng nặng do lợp quá mỏng. Nước mưa liên tục thấm xuống đã làm hư hại sàn và trụ gỗ. Hiện nay nhà Rông này không được đưa vào sử dụng.

Do giới trẻ không được giáo dục các giá trị văn hóa nhà Rông, dẫn đến sự thiếu ý thức trong việc góp phần bảo tồn văn hóa nhà Rông của tỉnh nhà. Minh chứng là nhà Rông Konklor (Nhà rông lớn nhất Tây Nguyên) ở phường Thắng Lợi, thành Phố Kon Tum bị thanh niên đốt cháy vào ngày 9/5/2010, hay vì một phút ngẫu hứng hai thanh niên đã đốt cháy nhà Rông văn hóa tại thôn Yangroong, xã Đắk Cấm, thành Phố Kon Tum vào ngày 5/1/2016.

Description: http://static.cand.com.vn/Files/Image/2016/01/06/thumb_660_dot_ss6.1.16-2.jpgDescription: uy

 

Nhà Rông Kon Klor bị cháy trụi chỉ còn trơ khung và nhà Rông thôn Yangroong, xã Đắk Cấm, Thành Phố Kon Tum bị thiêu rụi.

Các nguyên liệu sử dụng để xây dựng nhà Rông rất dễ cháy khi gặp tia lửa điện từ sấm sét hay chập điện, nhưng hầu hết các nhà Rông trên địa bàn Tỉnh hiện nay không có các thiết bị chống sét và hệ thống điện khi đưa vào nhà Rông cũng hết sức sơ sài, dễ dẫn đến cháy nổ. Như vụ sét đánh cháy Nhà Rông văn hóa huyện Đăk Hà, Kon Tum vào  tối ngày 30/5/2019 hay nhà Rông làng Kon Brông, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà bị lửa thiêu rụi do chập điện …

1.4. Văn hóa trang trí bên trong nhà Rông bị mai một

Nhiều nhà Rông hiện nay không còn hình ảnh chạm trổ tinh xảo khắc họa trên các cột xà ngang và vách nứa; không còn trưng bày những dụng cụ lao động; không còn cái trống cái chiêng hay hòn đá thần thờ “Yàng”đặt nơi trang trọng nhất như trước. Thay vào đó là những cột gỗ trống trơn, những vách nứa đơn sơ không trang trí. Điều này minh chứng rõ nét văn hóa nhà Rông đang thực sự phai nhạt đối với các tộc người thiểu số  Bắc Tây Nguyên.

.

                      Nhà Rông xã Đăk Blà                  Nhà Rông Kon Mơ Nay Kon Sơ Lam II

2. Nguyên nhân, hậu quả của tình trạng phai nhạt văn hóa truyền thống của nhà Rông.

- Nguyên nhân khách quan: Nguyên liệu ngày một khan hiếm do nạn phá rừng.

- Nguyên nhân chủ quan: Nhịp sống mới cũng khiến nhiều người dân không còn thiết tha với văn hóa nhà Rông, giới trẻ không được giáo dục các giá trị văn hóa nhà Rông.

II. Hiểu biết về văn hóa nhà Rông của thế hệ trẻ hiện nay

Nhà Rông liên quan khăng khít với hàng loạt khía cạnh văn hóa tộc người: từ kiến trúc tạo hình cho đến thiết chế tự quản, tập tính cộng đồng, sự tiếp nối truyền thống, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo…Nhà Rông vừa là vật thể văn hóa tiêu biểu vừa là không gian văn hóa đặc thù của cộng đồng nhưng thực tế đáng buồn là một bộ phận không nhỏ, đặc biệt là giới trẻ không quan tâm hay nói cách khác là thờ ơ với giá trị văn hóa truyền thống này. Điều này được minh chứng rõ nét khi tôi tiến hành khảo sát 324 bạn học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT Trường Chinh với bộ câu hỏi về văn hóa nhà Rông truyền thống của chính dân tộc mình.

BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT QUẢ THỐNG KÊ (Xem phần phụ lục II)

Nhận xét chung:

Thông qua kết quả thống kê chúng ta nhận thấy diện mạo cổ truyền của phần lớn các nhà Rông đã phôi pha, tàn tạ. Nhiều bạn sống trong cộng đồng làng không có nhà Rông, ít có hiểu biết về văn hóa nhà Rông và hầu hết các em không có ý thức bảo tồn văn hóa nhà Rông.

Mặc dù vậy nhưng đa phần các em vẫn cảm nhận văn hóa nhà Rông là niềm tự hào và mong muốn có nhiều lễ hội tổ chức tại nhà Rông. Đây là điều đáng mừng bởi nó là động lực và niềm hi vọng vì nếu chúng ta tác động đúng hướng vẫn có thể thúc đẩy nhu cầu bảo vệ văn hóa nhà Rông cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

III. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu biết về văn hóa nhà Rông của giới trẻ hiện nay

Nguyên nhân khách quan

- Do không được nghe người lớn thông tin về văn hóa nhà Rông nên không khơi dậy niềm tự hào về văn hóa nhà Rông cho thế hệ trẻ.

- Nhà Rông không còn giữ nét truyền thống văn hóa như trước và các hoạt động gắn liền với nhà Rông cũng thưa thớt dần, thậm chí một số lễ hội không còn diễn ra tại nhà Rông của nhiều buôn làng. Nhiều em Học sinh không được chứng kiến hoặc chứng kiến rất ít các hoạt động tinh thần tại nhà Rông.

- Các nghệ nhân có kinh nghiệm làm nhà Rông cũng ít, thậm chí hiện nay có những làng không còn nghệ nhân làm nhà Rông nên việc truyền đạt kinh nghiệm làm nhà Rông cho thế hệ mai sau vô cùng ít.

Nguyên nhân chủ quan

- Bản thân các em không coi trọng giá trị văn hóa nhà Rông nên không chủ động tìm hiểu và bảo vệ văn hóa nhà Rông.

- Các em đua đòi theo lối sống hiện đại, không còn thời gian và ý thức tìm hiểu về văn hóa cội nguồn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

I. Một số giải pháp cụ thể

1. Các giải pháp giúp nâng cao hiểu biết của các em Học sinh về văn hóa nhà Rông.

1.1. Thiết kế các dạng Poster với nội dung và hình ảnh sinh động, đẹp mắt thu hút các em tìm hiểu văn hóa nhà Rông.

- Cách thực hiện:

+ Thu Thập các thông tin về văn hóa nhà Rông như: Hình ảnh quen thuộc các nhà Rông tại các làng trên địa bàn thành phố Kon Tum, khái niệm về nhà Rông, truyền thuyết về nhà Rông, các thủ tục trước khi tiến hành làm nhà Rông, điểm độc đáo trong kiến trúc nhà Rông, nhà Rông trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và một số điểm khác biệt trong kiến trúc nhà Rông của các tộc người Bắc Tây Nguyên.

+ Dịch thêm một bản tiếng Bahnar các nội dung thông tin về văn hóa nhà Rông.

+ Chỉnh sửa và trang trí lại nội dung thông tin.

+ In màu trên khổ giấy A4.

+ Thiết kế khung bố trí theo nhiều dạng khác nhau và bố trí nội dung thông tin sao cho khoa học và đẹp.

+ Đưa thông tin lên Góc lớp học, bảng tin đoàn trường hoặc phòng thư viện của nhà trường bắt đầu từ 4/2/2019.

 

- Tác dụng: Cung cấp cho các em đầy đủ các thông tin về văn hóa nhà Rông, các em sẽ tiếp cận các thông tin này thường xuyên nên sẽ dễ dàng tiếp nhận các nội dung liên quan đến văn hóa nhà Rông.

Poster về văn hóa nhà Rông của học sinh 10C4 và 11B3 năm học 2018- 2019.

1.2. Trình chiếu các nội dung liên quan đến văn hóa nhà Rông cho các em khối 10, 11 năm học 2018- 2019 xem tại lớp học.

- Cách thực hiện:

+ Tìm kiếm các thông tin nói về văn hóa nhà Rông Tây Nguyên và cách xây dựng nhà Rông.

+ Xin ý kiến các giáo viên chủ nhiệm khối 10 và 11 được phép thực hiện.

+ Trình chiếu các thông tin cho các em xem vào 15 phút đầu giờ, mỗi buổi một lớp.

+ Thời gian thực hiện : Học kỳ II năm học 2018 – 2019, bắt đầu từ thứ 3 ngày 12/3/2019.

+ Bộ phận thực hiện: Nhóm các em học sinh khối 11 (2018 - 2019) gồm 6 thành viên tự nguyện hỗ trợ.

Trình chiếu cho các em xem các đoạn phim về văn hóa nhà Rông và cách xây dựng nhà Rông cho các em tại các lóp học.

 

- Tác dụng: Các em được ôn lại truyền thống văn hóa nhà Rông. Góp phần lưu giữ và cùng nhau bảo vệ văn hóa nhà Rông.

1.3. Trình bày những nét độc đáo về văn hóa nhà Rông trong các tiết học có liên quan

- Cách thực hiện:

+ Đề xuất với giáo viên bộ môn tích hợp nội dung giáo dục bảo tồn văn hóa nhà Rông

+ Cung cấp toàn bộ thông tin về văn hóa nhà Rông cho thầy cô giáo bộ môn.

 

Ngữ văn 10

Lịch sử 10

Tên bài

Phương pháp thuyết minh

Văn hóa các tộc người thiểu số ở Kon Tum

Tuần, TPP

Tuần 23, TTP 63.

Tuần 28, TPP 36.

Cách tích hợp

- Thay nội dung bài tập 2 trang 52 sách giáo khoa bởi nội dung bài tập sau:

Trong một giao lưu với bạn bè Quốc tế, anh (chị) hãy giới thiệu về văn hóa nhà Rông Bắc Tây Nguyên của dân tộc mình.

Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

- Bài tập này giao trước cho các nhóm học sinh trước 1 tuần và chuẩn bị trên phần mềm powerpoint.

- Giáo viên bộ môn yêu cầu đại diện nhóm học sinh lên trình và các nhóm còn lại góp ý bổ sung về bài viết của nhóm bạn.

- Giáo viên bộ môn yêu cầu học sinh chuẩn bị bài thuyết minh về nghệ thuật văn hóa nhà Rông theo nhóm và chuẩn bị trên phần mềm powerpoint trước một tuần.

- Giáo viên bộ môn yêu cầu đại diện nhóm học sinh lên trình và các nhóm còn lại góp ý bổ sung về nghệ thuật văn hóa nhà Rông.

Thời gian thực hiện

Học kỳ II năm học 2018- 2019

Học kỳ II năm học 2018- 2019

 

Tiết ngữ văn lớp 10C2, bài “Phương pháp thuyết minh”của cô Đoàn Thị Thùy, HS lên trình bày bài thuyết minh của nhóm.

Tiết lịch sử lớp 10C2, bài “Văn hóa các tộc người thiểu số ở Kon Tum” của cô Phạm Thị My Ly, HS lên trình bày vài nét về văn hóa nhà Rông Tây Nguyên.

- Tác dụng: Các em chủ động tìm tòi về văn hóa nhà Rông, tự tin và tự hào về văn hóa của dân tộc mình khi trình bày trước tập thể. Qua đó cũng giúp các em có cơ hội được nghiên cứu kỹ nét văn hóa này và chính các em sẽ là những người sẽ tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

1.4. Trải nghiệm gặp gỡ các già làng hỏi các thông tin về văn hóa nhà Rông.

- Cách thực hiện:

+ Tập hợp các em học sinh cùng làng gặp gỡ già làng tại làng mình sinh sống.

+ Cử đại diện một bạn trực tiếp hỏi các vấn đề liên quan đến văn hóa nhà Rông, các em đi cùng sẽ lắng nghe và đặt các câu hỏi liên quan để già làng giải đáp.

- Tác dụng: Được nghe các già làng trình bày văn hóa truyền thống của nhà Rông, các lễ hội gắn bó với nhà Rông. Các em sẽ được tiếp thêm niềm tự hào và ý thức gìn giữ văn hóa nhà Rông của dân tộc mình.

Các em HS gặp gỡ các già làng ở Kon Mơ Nay Sơ lam I, Mơ Nay Kon Sơ lam II, và già làng Xã ĐăkRơwa.

2. Các giải pháp giúp các em Học sinh có kỹ năng cơ bản xây dựng nhà Rông truyền thống.

2.1. Phối hợp tổ chức vẽ mô hình nhà Rông trên giấy A4.

- Cách thực hiện:

+ Phối hợp với ban chấp hành Đoàn trường phát động phong trào vẽ tranh nhà Rông truyền thống theo phong cách cá nhân.

+ Thời điểm thực hiện: Trùng với thời điểm tháng giêng tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới.

+ Ngày phát động: 2/3/2019 và thu tranh vẽ vào ngày 9/3/2019.

+ Cơ cấu giải thưởng cho các lớp và cộng vào điểm thi đua.

 

Một số mẫu vẽ đẹp và có sáng tạo.

 

 

- Tác dụng: Hiểu rõ về giá trị văn hóa nhà Rông các em đã phác họa ý tưởng nhà Rông đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc văn hóa nhưng cũng đầy tính sáng tạo.

2.2. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu kỹ thuật xây dựng nhà Rông.

- Cách thực hiện:

+ Tham quan các nhà Rông truyền thống trên địa bàn tỉnh KonTum để tìm hiểu kỹ thuật xây dựng.

Dẫn lần lượt và hướng dẫn các nhóm học sinh đi tham quan nhà Rông lớn nhất Kon Tum – Nhà Rông KonKlor, nhà Rông cổ nhất Kon Tum – Nhà Rông Kon Rờ Bàng là biểu tượng của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên còn giữ nguyên vẹn cấu trúc Bahnar độc đáo.

Yêu cầu các em tự giác tham quan các nhà Rông truyền thống tại làng mình hoặc làng bạn vào thời gian rảnh.

Các em trải nghiệm cách xây dựng nhà Rông tại thời điểm nhà Rông Konklor – Nhà Rông lớn nhất đang trong giai đoạn sửa chữa và nhà Rông Kon Rbàng – Nhà Rông có tuổi thọ nhiều nhất.

 

+ Tổ chức gặp gỡ nghệ nhân nghệ nhân A Ươm để học hỏi kinh nghiệm thiết kế nhà Rông truyền thống dựa vào cách thiết kế các mô hình nhà Rông vào chiều ngày 16/3/2019.

Các em tham gia buổi trải nghiệm gặp gỡ nghệ nhân A Ươm học hỏi kinh nghiệm làm nhà Rông tại Kon Hngo Ktu - xã Vinh Quang, TP. Kon Tum.

* Cần chuẩn bị kịch bản và liên hệ với nghệ nhân trước 1 tuần.

+ Hoạt động sau trải nghiệm:

Xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm triển khai việc trình chiếu lại nội dung hoạt động trải nghiệm cùng nghệ nhân A Ươm vào các tiết sinh hoạt cuối tuần.

- Tác dụng: Quan sát thực tế kiến trúc nhà Rông đậm nét truyền thống các em sẽ thấy rõ nét hơn cách thiết kế độc đáo của dân tộc Tây Nguyên. Đặc biệt các em được nghệ nhân giới thiệu kỹ thuật xây dựng mới ít tốn thời gian và công sức mà chính nghệ nhân là người đúc kết ra kinh nghiệm khi tham gia thiết 2 nhà Rông tại Hngo Ktu - xã Vinh Quang, TP. Kon Tum.

2.3. Phối hợp tổ chức thiết kế mô hình nhà Rông theo nhóm học sinh dân tộc thiểu số của từng lớp học và tham gia trưng bày sản phẩm dự thi do đoàn trường tổ chức dịp 26.3.2019.

- Cách thực hiện:

+ Bày tỏ quan điểm muốn các em dân tộc thiểu số trưng bày sản phẩm mô hình nhà Rông văn hóa nhân dịp 26/3/2019 cho Đoàn trường.

+ Ban chấp hành Đoàn trường sẽ phát động phong trào trưng bày các sản phẩm sáng tạo của các chi đoàn. Đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến các truyền thống văn hóa dân tộc Tây Nguyên trước khoảng 20 ngày.

+ Học sinh các lớp sẽ hoàn thành các sản phẩm sáng tạo trước ngày 26/3.

- Tác dụng: Các cơ hội trình bày sản phẩm về một nét văn hóa của dân tộc Tây Ngu yên, cũng thông qua hoạt động này các em có thêm kỹ năng trong quá trình xây dựng nhà Rông và góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc.

                Một số sản phẩm của các em

3. Các giải pháp giúp các em học sinh có ý thức bảo tồn văn hóa nhà Rông

3.1. Đưa thông tin một số nghệ nhân có tinh thần gìn giữ văn hóa nhà Rông cho các em HS đọc.

- Cách thực hiện:

+ Tìm kiếm thông tin các nghệ nhân ở Kon Tum trên báo điện tử, trong số đó có nghệ nhân làm mô hình nhà Rông như: Nghệ nhân A Deng, Nghệ nhân A Ươm và các nghệ nhân bảo tồn các nét văn hóa cồng chiêng, văn hóa tượng gỗ…

+ In Thành tập, phát về cho các lớp và có lưu thư viện trường.

 

 

 

 

 

 

 

- Tác dụng: Các em sẽ cảm thấy tự hào và mong muốn bản thân cũng sẽ trở thành những tấm gương sáng góp phần trong việc gìn giữ văn hóa dân tộc. Nhận thức được việc gìn giữ các giá trị văn hóa là niềm vinh dự cho cả dân tộc.

3.2. Phát động phong trào bảo vệ và chăm sóc nhà Rông tại địa phương

- Cách thực hiện:

+ Phối hợp với Đoàn Trường phát động phong trào dọn dẹp vệ sinh 2 nhà Rông kết nghĩa Kon Sơ Lam I và Kon Sơ Lam II hàng tuần theo nhóm.

+ Kế hoạch thực hiện: Chia Học sinh làm 35 nhóm, có phân công nhóm trưởng. Sáng chủ nhật hàng tuần cùng nhau dọn dẹp và chăm sóc 2 nhà Rông kết nghĩa của trường bắt đầu chủ nhật đầu tiên từ ngày 10/2/2019, các nhóm luân phiên duy trì cho hết năm học. Các nhóm trưởng thường xuyên nhắc nhở các thành viên tranh thủ dọn dẹp và chăm sóc các nhà Rông tại làng mình sinh sống.

.

Các em học sinh nhiệt tình tham gia dọn dẹp nhà Rông Kon Sơ Lam II

 

 

- Tác dụng: Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ nhà Rông cho giới trẻ. Hạn chế việc thờ ơ, vô cảm của giới trẻ đối với một nét văn hóa truyền thống hàng đầu của dân tộc

II. Hiệu quả sau khi áp dụng các giải pháp

            Sau khi áp dụng các giải pháp với các em học sinh  dân tộc thiểu số trường THPT Trường Chinh tôi đã tiếp tục thực hiện cuộc khảo sát sự quan tâm của các em đối với văn hóa nhà Rông, hiểu biết văn hóa nhà Rông, ý thức bảo tồn văn hóa nhà Rông của các em và đã thu được kết quả như mong đợi.

1. Đánh giá sự quan tâm của các em đối với văn hóa nhà Rông

Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày 2 tháng 1 năm 2020 Đoàn trường THPT Trường Chinh đã tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa “Làm tranh sáng tạo theo chủ đề” trong kế hoạch mừng Đảng, mừng Xuân năm 2020.

- Nguyên liệu: Là lá, cành cây khô, cây cỏ, sỏi, rác thải… có sẵn trong vườn trường.

- Chuẩn bị của học sinh: Giấy Rôki, các loại keo dán.

- Các chủ đề học sinh lựa chọn: Ngôi trường của em, biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà Rông văn hóa, di tích lịch sử, biên giới Việt – Lào – Campuchia, mùa Xuân, mảnh đất Kon Tum.

- Thời gian hoàn thành: 90 phút.

- Kết quả: 17/22 lớp lựa chọn chủ đề nhà Rông, mỗi lớp có cách trang trí và thiết kế nhà Rông độc đáo riêng. Các lớp thể hiện đúng cách thiết kế cơ bản và chọn nguyên liệu phù hợp.

- Một số sản phẩm của các lớp.

 Nhận xét: Thông qua số lượng lựa chọn chủ đề nhà Rông văn hóa cho bức tranh của các lớp, tôi nhận thấy văn hóa nhà Rông thực sự là niềm tự hào của các em. Chính sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa nhà Rông nên đa phần các em đã ưu tiên lựa chọn chủ đề này.

2. Kiểm tra sự hiểu biết chung về văn hóa nhà Rông, kiến trúc nhà Rông và ý thức bảo vệ nhà Rông.

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁC EM HỌC SINH DTTS LẦN 2

+ Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả của việc áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn và lưu giữ văn hóa nhà Rông.

+ Thời điểm thực hiện: Tuần dự phòng của năm học 2019 – 2020.

+ Nhờ giáo viên bảo trợ xin ý kiến của nhà trường và giáo viên bộ môn ngữ văn khối 11, 12 yêu cầu các em hoàn thành 2 bài tập và chấm bài, giúp tôi đánh giá hiệu quả của đề tài sau khi áp dụng các giải pháp (có thể thay thế vào cột điểm 15 phút hoặc cột điểm miệng vào học kỳ II).

Bài tập 1.

+ Nhờ các cô giáo dạy Ngữ văn ra đề: Anh/chị hãy thuyết minh về văn hóa nhà Rông và trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải bảo tồn văn hóa nhà Rông trong đời sống hiện nay.

+ Thống kê kết quả: Tổng số các em học sinh dân tộc thiểu số khối 11 và 12 đến tháng 1/2020 là 230 bạn (có 4 bạn nghỉ học).

Điểm

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số lượng học sinh

0

0

0

8

19

27

61

40

73

2

0

Tỉ lệ %

0

0

0

3.48

8.3

11.7

26.5

17.4

31.7

0.87

0

+ Biểu đồ thống kê

+ Nhận xét: Thông qua biểu đồ ta thấy mặc dù không có bạn nào đạt điểm 0,1,2,3,10 nhưng đa phần các em trả lời tương đối đầy đủ về văn hóa nhà Rông (Từ mức 6 điểm trở lên) chiếm tỉ lệ khá cao (chiếm 76,47%). Điều này chứng tỏ các giải pháp mà tôi đưa ra đã có hiệu quả trong việc giúp các em Học sinh ôn lại văn hóa nhà Rông góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc.

 

 

Một số bài làm của học sinh khá trọn vẹn khi khi thuyết minh về văn hóa nhà Rông.

 

 

Bài tập 2.

Nhờ giáo viên bổ trợ ra bộ đề kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm hỏi chi tiết hơn về văn hóa nhà Rông.

+ Kết quả khảo sát: Thống kê và nhận xét riêng cho từng câu hỏi. (Xem phần phụ lục III)

* Nhận xét chung:

Sau khi thực hiện các giải pháp, mặc dù chưa hoàn toàn đạt kết quả như mong muốn nhưng em nhận thấy đa phần các em Học sinh dân tộc thiểu số tại Trường đã có hiểu biết đầy đủ hơn về văn hóa nhà Rông của các dân tộc thiểu số Bắc Tây nguyên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

 

Tình trạng hư hỏng, xuống cấp Nhà Rông cũng như những thay đổi trong kiến trúc dân gian truyền thống và nội thất của Nhà Rông là lời cảnh báo sự mai một truyền thống văn hóa nhà Rông của các dân tộc Bắc Tây Nguyên.

Dân tộc thiểu số Bắc tây Nguyên vốn coi trọng giá trị văn hóa truyền thống nhà Rông, vì nó là sợi dây bền chặt gắn bó, đoàn kết các cá nhân trong một cộng đồng, một dân tộc. Đừng để đến một lúc nào đó phải đỏ mắt đi tìm hình bóng nhà Rông, thương nhớ những dáng hình đã trở nên thân thuộc với bao thế hệ người dân tộc thiểu số Kon Tum. Thế hệ thanh niên là những người tiếp nối cha ông gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc. Chúng ta cần có thái độ nghiêm túc trong công cuộc tìm về cội nguồn các giá trị văn hóa để gìn giữ các giá trị tốt đẹp tinh hoa của dân tộc mình.

Có như vậy, đời sống văn hóa tinh thần và bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên mới được giữ gìn và phát huy hiệu quả tích cực. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ đỡ mai một hơn nếu mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng biết giữ gìn và trân trọng nó.

Hướng phát triển của đề tài: Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm riêng biệt về văn hóa nhà Rông của mỗi tộc người, giúp các em Học sinh dân tộc thiểu số Bắc Tây Nguyên tìm hiểu sâu về văn hóa nhà Rông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

2

C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

3

1. Khái quát về nhà Rông

3

2. Điểm độc đáo trong kiến trúc nhà Rông

4

3. Nhà Rông trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

6

CHƯƠNG 2. SỰ HIỂU BIẾT CỦA CÁC EM HỌC SINH ĐẶC BIỆT LÀ CÁC EM DÂN TỘC THIỂU SỐ VỀ VĂN HÓA NHÀ RÔNG HIỆN NAY

8

I. Thực trạng văn hóa nhà Rông hiện nay

8

II. Hiểu biết về văn hóa nhà Rông của thế hệ trẻ

11

III. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu biết của văn hóa nhà Rông đối với giới trẻ hiện nay

11

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

12

I. Một số giải pháp cụ thể

12

II. Hiệu quả sau khi áp dụng các giải pháp

17

KẾT LUẬN

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Các trang wed:

http://www.aseantraveller.net/tin-tuc/562_huyen-thoai-nha-rong-tay-nguyen.html

https://vn.search.yahoo.com/yhs/search;_ylt=AwrxhSQaYKxdYFEA.AaXVQx.;_ylu=X3oDMTEzZzNnZms4BGNvbG8Dc2czBHBvcwMxBHZ0aWQDBHNlYwNwYWdpbmF0aW9u?p=ngh%E1%BB%87+nh%C3%A2n+nh%C3%A0+r%C3%B4ng+%E1%BB%9F+kontum&type=smy_ydef2f_19_41_xtn&fr2=sb-top&hspart=itm&hsimp=yhs-001&param1=1&param2=f%3D4%26b%3Dchrome%26ip%3D14.233.142.15%26pa%3Dsearch-manager%26type%3Dsmy_ydef2f_19_41_xtn%26cat%3Dweb%26a%3Dsmy_ydef2f_19_41_xtn%26xlp_pers_guid%3D7ae75865b0cd7b8e9710e74149223ac7%26xlp_sess_guid%3D97f3b224-4d8b-44f6-b991-6b0934c53e28%26uref%3D%26abid%3D%26xt_abg%3D%26xt_ver%3D10.1.4.53%26ls_ts%3D1570440771&fr=yhs-itm-001&b=9&pz=8&pstart=3

- Sách tham khảo:

1. Nhà Rông Tây Nguyên – Viện khoa học xã hội Việt Nam – Nguyễn Văn Cự - Lưu Hùng.

2. Nhà Rông Bắc Tây Nguyên – Sở văn hóa thông tin tỉnh Kon Tum – Dương Tôn Bảo – Phạm Cao Đạt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC I

 

Bảng thống kê số lượng nhà Rông của UBND Tỉnh Kon Tum – BCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH Tỉnh Kon Tum cung cấp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

 

BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

(Bộ câu hỏi này được chia làm nhiểu chủ đề)

Chủ đề 1.  Đánh giá sự quan tâm nhà Rông.

Câu 1. Làng bạn sinh sống có nhà Rông không?

A. Có.                                                 B. Không.

Câu 2. Bạn có thích đến nhà Rông không?

A. Rất thích.                          B. Thích.                                            C. Không thích.

Câu 3. Tần suất đến nhà Rông của bạn ra sao?

A. Không bao giờ đến.   B. Khoảng vài lần trong năm (1 đến 10 lần)

C. Đến thường xuyên.    D. Đến rất thường xuyên (Gần như ngày nào cũng đến)

Câu 4. Bạn đến nhà Rông vì lí do gì?

A. Vì thích nhà Rông.    B. Vì vô tình tụ tập đi chơi.   C. Vì đi chơi cùng các em.   D. Vì lí do khác.

Chủ đề 2.  Đánh giá sự hiểu biết về văn hóa nhà Rông

Câu 5. Bạn đã được thông tin đầy đủ và cụ thể về văn hóa nhà Rông của dân tộc mình không? Nếu có thì do ai thông tin cho bạn?

Câu 6. Bạn có hứng thú khi tìm hiểu về văn hóa nhà Rông không?

A. Rất hứng thú.     B. Hứng thú.                                    C. Bình thường.                  D. Không hứng thú.

Câu 7. Nhà Rông Tây Nguyên có những giá trị văn hóa nào?

Câu 8. Nhà Rông được chia làm mấy loại chính? Đó là những loại nào?

Chủ đề 3.  Đánh giá sự hiểu biết về kiến trúc nhà Rông.

Câu 9. Bạn có thích tìm hiểu về cách thức xây dựng nhà Rông không?

A. Rất thích.                          B. Thích.                                            C. Không thích.

Câu 10. Theo bạn, nguyên liệu làm nhà Rông truyền thống gồm:

Câu 11. Lí do sàn nhà Rông được thiết kế trên cao là gì?

Câu 12. Bên trong nhà Rông truyền thống thường trưng bày những gì?

Chủ đề 4.  Đánh giá sự hiểu biết các giá trị tinh thần gắn với nhà Rông.

Câu 13. Bạn có yêu thích các lễ hội tổ chức tại nhà Rông không ?

A. Rất thích.                          B. Thích.                                            C. Không thích.

Câu 14. Bạn biết nhà Rông thường gắn liền với các lễ hội truyền thống nào?

Câu 15. Bạn đã từng chứng kiến lễ hội truyền thống nào tại nhà Rông?

Chủ đề 5.  Đánh giá ý thức bảo tồn văn hóa nhà Rông.

Câu 16. Tại sao nhà Rông được gọi là ngôi nhà chung?

Câu 17. Bạn có mong muốn được bảo vệ và chăm sóc nhà Rông không?

A. Rất mong muốn.              B. Mong muốn.                                 C. Không mong muốn.

Câu 18. Bạn có cảm thấy tự hào khi làng bạn có nhà Rông không?

A. Rất tự hào.                        B. Tự hào.                 C. Bình thường.                    D. Không tự hào.

Câu 19. Bạn chủ động dọn dẹp trong nhà Rông và xung quanh nhà Rông như thế nào?

A. Thường xuyên.                B. Thỉnh thoảng.                   C. Không bao giờ.

Câu 20. Bạn có mong muốn mình trở thành nghệ nhân xây dựng nhà Rông truyền thống cho dân tộc mình không?

A. Có.                                                 B. Không.

- Kết quả thống kê:

Câu hỏi

Kết quả thống kê

1

22/234 (chiếm 9.4 %) các em đang sinh sống tại các làng không có nhà Rông.

2

Có 3/234 (chiếm 1.4%) các em rất thích, 57/234 (chiếm 24,4%) các em thích, số còn lại 176/234 (75,2%) không thích đến nhà Rông.

3

Có 28/234 bạn đến rất thường xuyên (chiếm 11.9%)

Có 78/234 (chiếm 33,3%) bạn thường xuyên đến,  88/234 (chiếm 37.6%) bạn thỉnh thoảng đến và 40/234 (chiếm 27.4%) bạn không bao giờ đến nhà Rông.

4

- 58/234 (chiếm 24,8 %) bạn đến nhà Rông vì thích nhà Rông.

- 62/234 (chiếm 26.5 %) bạn đến nhà Rông do đi chơi cùng các em.

- 18/234 (chiếm 7.7 %) bạn đến nhà Rông do tham gia các lễ hội.

- 96/234 (chiếm 64.5 %) đến nhà Rông do các lí do khác.

Nhận xét:

Quan sát biểu đồ ta thấy nhiều làng hiện nay không có nhà Rông, văn hóa này không còn thu hút hầu hết các em Học sinh mà dần trở nên xa lạ và các em thờ ơ với ngôi nhà truyền thống. Đây là điều đáng lo ngại bởi có thể nét văn hóa này sẽ không còn ấn tượng gì trong tâm trí của thế hệ trẻ.

Câu hỏi

Kết quả thống kê

5

5/234 được thông tin đầy đủ về văn hóa nhà Rông chiếm tỉ lệ 2.1%.

5/5 bạn được thông tin từ các già làng là ông của các em.

6

Có 3/234 (chiếm 1,28 %) bạn rất thích tìm hiểu, 58/234 (chiếm 24.8 %) bạn thích tìm hiểu và 153/234 (chiếm 65.3 %) bạn không thích tìm hiểu về văn hóa nhà Rông.

7

Có 12/234 (chiếm 5.1 %) bạn liệt kê được một số nét văn hóa nhà Rông, trong đó có 5 bạn liệt kê tương đối đầy đủ.

8

Có 9/234 (chiếm 3.8%) bạn xác định nhà Rông có 2 loại chính.

Nhận xét:

Biểu đồ thể hiện số em Học sinh được thông tin đầy đủ về văn hóa nhà Rông vô cùng ít, số lượng các em không thích tìm hiểu về văn hóa nhà Rông lại cao. Chính điều này đã làm cho hầu hết thế hệ trẻ thiếu đi sự đam mê và không tự giác tìm hiểu về truyền thống văn hóa nên hầu hết các em không thể liệt kê hay liệt kê không đầy đủ và cũng không xác định được các loại nhà Rông truyền thống.

Câu hỏi

Kết quả thống kê

9

3/234 (chiếm 1.28 %) bạn rất thích tìm hiểu, 53/234 (chiếm 22.6 %) bạn thích tìm hiểu, 178/234 (chiếm 76.1 %) bạn cảm thấy không thích tìm hiểu cách thiết kế nhà Rông.

10

Có 157/234 (chiếm 67.1%) bạn liệt kê đúng các nguyên liệu làm nên nhà Rông truyền thống, số còn lại (32.9%) liệt kê có cả nguyên liệu hiện đại.

11

Có 56/234 (chiếm 23.9 %)  bạn xác định đúng lí do sàn nhà Rông xây dựng cao.

12

Có 17/234 (chiếm 7.3% ) bạn liệt kê được một số vật trưng bày truyền thống trong nhà Rông. Số còn lại liệt kê các vật trưng bày là ảnh Bác Hồ, loa âm thanh, bàn ghế nhựa, bằng khen..

Nhận xét:

Việc bê tông hóa nhà Rông, việc thờ ơ trong tìm hiểu kiến trúc nhà Rông đã làm cho phần lơn các em Học sinh không thích tìm hiểu về văn hóa nhà Rông. Số các em liệt kê được một số vật dụng trưng bày trong nhà Rông rất ít. Nhiều bạn không trả lời được lí do nhà Rông được kế cao và không liệt kê đúng nguyên liệu làm nên nhà Rông. Trong tương lai gần nếu không có giải pháp phù hợp cộng với việc bê tông hóa trầm trọng thì chắc chắn nhà Rông - Văn hóa cội nguồn sẽ dần phai nhạt. Thế hệ trẻ ngày càng xa rời và lãng quên dần những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu hỏi

Kết quả thống kê

13

Có 166/234 (chiếm 70.9 %) rất thích, 68/234 (chiếm 29.1 %) bạn thích, 0/234 (chiếm 0 %) bạn không thích các lễ hội tổ chức tại nhà Rông.

14

230/234 (chiếm 98.2 %) các em đều liệt kê được một vài lễ hội truyền thống tại nhà Rông và lễ hội được nhắc nhiều nhất là lễ hội Đâm trâu và mừng lúa mới, còn các lễ hội khác không một em Học sinh nào biết đến.

Chỉ 4/234 (chiếm 1.8 %) bạn không xác định được tên của lễ hội nào mà chỉ đề cập đến các hoạt động như chào cờ đầu tuần.

15

Có 89/234 (chiếm 38 %) bạn được chứng kiến lễ hội mừng lúa mới tại nhà Rông.

Có 8/234 (chiếm 3.4 %) bạn chứng kiến lễ hội đâm trâu (lễ hội ăn trâu).

Số còn lại 137/234 (chiếm 58.5 %) chưa chứng kiến bất kỳ lễ hội nào.

Nhận xét: Hầu hết các em thích các lễ hội tổ chức tại nhà Rông, rất nhiều bạn liệt kê được vài lễ hội gắn liền với nhà Rông. Tuy nhiên số bạn chứng kiến một trong số các lễ hội đó tại nhà Rông lại rất thấp.

Điều này chứng tỏ các em vẫn mong muốn làng mình có lễ hội tổ chức tại nhà Rông nhưng các lễ hội ấy giờ trở nên xa lạ do không được quan tâm và các già làng cũng không thiết tha tổ chức chúng. Chỉ một số lễ hội như: Đâm trâu (nay gọi là ăn trâu), mừng lúa mới các em biết được thông qua các hoạt động chung của tỉnh nhà. Không chỉ mai một giá trị vật chất mà các giá trị tinh thần của văn hóa nhà Rông đang dần bị mai một, nên việc bảo tồn chúng là điều vô cùng cấp bách.

Câu hỏi

Kết quả thống kê

16

Chỉ 13/234 (chiếm 5.6 %) bạn giải thích lí do nhà Rông được gọi là ngôi nhà chung.

17

Có 22/234 (chiếm 9.4 %) bạn rất mong muốn, 117/234 (chiếm 50 %) bạn mong muốn và 89/234 (chiếm 38 %) bạn trả lời không mong muốn.

18

Có 125/234 (chiếm 53.4 %) bạn rất tự hào, 45/234 (chiếm 19.2 %) bạn tự hào, 35/234 (chiếm 15 %) bạn thấy bình thường và 29/234 (chiếm 12.4 %) bạn không cảm thấy tự hào.

19

486/486 (chiếm 100 %) bạn không bao giờ chủ động dọn dẹp nhà Rông.

20

Chỉ 1/234 (chiếm 0.43 %) bạn mong muốn trở thành nghệ nhân xây dựng nhà Rông truyền thống.

Nhận xét: Do cách tổ chức xây dựng và số hoạt động tinh thần tại nhà Rông thưa dần. Chính điều này đã làm cho thế hệ trẻ không còn cảm thấy tự hào về nhà Rông của làng mình, không biết tại sao nhà Rông là ngôi nhà chung và càng làm cho các em thiếu đi ý thức bảo vệ và chăm sóc nhà Rông. Một khi thiếu đi niềm tự hào thì mong muốn trở thành nghệ nhân xây dựng nhà Rông truyền thống không còn là điều tất yếu.

 

PHỤ LỤC III

Câu 1. Bạn tự đánh giá sự hiểu biết của mình về văn hóa nhà Rông?

A. Hiểu biết đầy đủ.             B. Hiểu biết chưa đầy đủ.                C. Chưa có hiểu biết.

 

Nhận xét: Có 53% các em tự nhận thấy mình đã hiểu biết đầy đủ, 47% các em chưa hiểu biết đầy đủ, không có bạn nào lựa chọn cho mình phương án không có hiểu biết. Biểu đồ minh chứng tác động của các giải pháp có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề các em thắc mắc và được giải đáp ngay sau khi trả bài cho các em.

 

Câu 2. Bạn cảm thấy như thế nào khi được tìm hiểu về kiến thức nhà Rông?

A. Rất tự hào.            B. Tự hào.     C. Bình Thường.

Nhận xét: 91% các em cảm thấy rất tự hào, 9% các em cảm thấy tự hào, con số này cũng đã nói lên được hiện tại phần lớn các em đã cảm nhận được các giá trị văn hóa nhà Rông của dân tộc mình.

 

 

Câu 3. Bạn có thích làng mình có nhà Rông không?            A. Có.                 B. Không.

 

 

Nhận xét: 100% các em đều thích có nhà Rông. Đây là điều rất đáng tự hào.

 

 

Câu 4. Bạn có muốn gìn giữ giá trị văn hóa nhà Rông không?

A. Rất muốn.                                     B. Muốn.                                            C. Không muốn.

Nhận xét: 100% các em đều rất muốn hoặc muốn có nhà Rông tại làng mình sinh sống. Bởi các em đã hiểu được giá trị văn hóa nhà Rông.

 

 

Câu 5. Bạn sẽ làm gì để thế hệ trẻ mai sau gìn giữ được các giá trị của văn hóa nhà Rông?

 Nhận xét: Hầu hết các em đều đưa ra được các biện pháp cho riêng minh, nhưng tập trung nhiều vẫn là các giải pháp sau: Nhắc nhở thế hệ sau tìm hiểu về văn hóa nhà Rông và kể cho thế hệ sau các giá trị văn hóa nhà Rông.

Câu 6. Theo bạn trong giai đoạn ngày nay nhà Rông cần được thiết kế như thế nào để vẫn giữ được giá trị văn hóa nhưng lại phù hợp với xu thế hiện đại.

 Nhận xét: Hầu hết các em đều muốn giữ nguyên truyền thống, chỉ 9% đồng ý với sự hiện đại hóa nhà Rông hoàn toàn. Bởi các em đã dần hiểu được giá trị phi vật thể về văn hóa này.

 

 

Câu 7. Trong các giải pháp góp phần bảo tồn văn hóa nhà Rông bạn thích nhất giải pháp nào? Tại sao?

Nhận xét: Đa phần các em chọn giải pháp vẽ tranh nhà Rông, thiết kế nhà Rông và xem phim. Chúng ta có thể áp dụng các giải pháp này thường xuyên cho các năm học tiếp theo.

Câu 8. Bạn đã có thể tự thiết kế một nhà Rông bằng cách tạo một mô hình nhà Rông cho riêng mình không?

A. Có thể.                  B. Không thể.           

Nhận xét: Mặc dù các em không thể tự thiết kế nhà Rông chiếm tỉ lệ cao hơn nhưng đó cũng là điều dễ hiểu bởi thiết kế nhà Rông còn dựa vào kỹ năng sống và năng khiếu của các em.

 

 

 

Câu 9. Bạn sẽ hành động như thế nào để góp phần bảo vệ và chăm sóc nhà Rông tại làng mình?

Nhận xét: Đa phần các em chọn giải pháp dọn dẹp và phụ giúp sửa chữa nhà Rông. Một hành động nhỏ nhưng phần nào thể hiện các em đã có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc nhà Rông.

Câu 10. Tại sao thế hệ trẻ cần góp phần gìn giữ và lưu truyền văn hóa nhà Rông?

Nhận xét: Mặc dù câu trả lời các em viết không trọn vẹn nhưng đã thể hiện được nhà Rông là một niềm tự hào, là sự kết tinh nhiều tinh hoa của dân tộc nên cần gìn giữ và lưu truyền.

Đánh giá sự hiểu biết về văn hóa nhà Rông.

Câu 11. Nêu cách tổ chức xây dựng nhà Rông truyền thống?

Nhận xét: 83% các em trình bày được cách tổ chức xây dựng nhà Rông là do già làng chỉ đạo và cả làng đều góp công sức, vật liệu để làm. Thanh niên trai tráng sẽ được hướng dẫn vào rừng lựa chọn nguyên liệu. 17% còn lại vẫn chưa trình bày được cách tổ chức xây dựng nhà Rông.

Câu 12. Nêu điểm độc đáo bên trong kiến trúc nhà Rông?

Nhận xét: 78% các em nêu đầy đủ, 22% các em nêu không đầy đủ các nét độc đáo bên trong kiến trúc nhà Rông.

Câu 13. Trình bày nguyên liệu, cách làm sàn và mái nhà Rông.

Nhận xét: 100% các em xác định đúng các nguyên liệu truyền thống, cách làm sàn và mái nhà Rông.

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây là nét đặc trưng chung của nhà Rông Tây nguyên?

A. Các cột và xà nhà, nhà sàn hay nhà Rông chỉ được đặt chồng lên nhau, hoặc ghép mấu (theo dạng ngàm) vào nhau rất trùng khít.

B. Vật liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh….những loại cây cỏ hiện diện trong rừng. Không có bất cứ một vật dụng nào bằng sắt thép hay những chất kết dính không mang tính tự nhiên.

C. Nhà Rông còn là nơi nghệ thuật tạo hình tung tẩy trên các thân cột, xà ngang bằng chạm khắc nổi, vẽ những hình ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi, như chim, rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, hình dấu nhân, mặt trời…

D. Nhà Rông thường dài khoảng 10 - 16m, rộng từ 4 - 7m, cao 15 – 22m.

E. Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng tôn.

Nhận xét: 88% các em trả lời đúng.12% còn lại vẫn không chọn đáp án đúng cho câu hỏi. Một số ít các em vẫn chưa thật sự hiểu biết hết giá trị văn hóa này.

Câu 15. Nhà Rông truyền thống không có chức năng nào sau đây?

A. Là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước.

B. Là nơi tổ chức các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống...

C. Là nơi các nam thanh nữ tú tập hợp ca hát và hẹn hò.

D. Là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồngchiêngtrốngvũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ.

Nhận xét: 97% bạn trả lời chính xác,chỉ 3% các em trả lời sai và tập trung nhiều ở phương án A. Bởi trong cuộc sống hiện tại phương án C đối với các em là điều hiển nhiên có.

Câu 16. Biểu hiện nào sau đây dự báo văn hóa nhà Rông sẽ bị mai một?

A. Nhà Rông bị bê tông hóa hoàn toàn.

B. Cấu trúc trang trí bên trong nhà Rông không còn.

C. Thế hệ trẻ không biết cách làm nhà Rông.

D. Cả 3 phương án trên.

Nhận xét: 100% các em chọn đáp án D. Điều này chứng tỏ các em đã biết rõ những dự báo báo hiệu nhà Rông bị mai một.

Câu 17. Cấu trúc bên trong nhà Rông thường không có hình ảnh nào?

A. Thường treo trống, cung tên, giáo mác và xương sọ của những thú rừng săn bắt được.

B. Ở 2 đầu của nhà sàn được đặt 2 bếp lửa để các trai làng sưởi ấm vào mùa đông.

C. Ở giữa nhà rông có một hàng lan can là chỗ dựa của những ché rượu cần.

D. Có bàn thờ chuyên thờ các già làng đã mất ở gian đầu tiên.

Nhận xét:100% các em trả lời đúng câu hỏi này. Các em biết rất rõ bởi đây cũng là một phong tục của các tộc người thiểu số ở KonTum.

Câu 18. Bạn hãy cho biết gian đầu nhà Rông truyền thống thờ gì?

Nhận xét:84% các em ghi đúng nội dung gian đầu nhà Rông thờ thần làng, 16% các em ghi thờ ảnh Bác Hồ. Đa phần các em nắm được cấu trúc trưng bày bên trong nhà Rông truyền thống, một số ít bạn chưa nắm được cấu trúc này nên đã trả lời theo những gì mà các em nhìn thấy trong nhà Rông hiện nay vì có treo ảnh Bác Hồ.

Câu 19. Hãy liệt kê các lễ hội truyền thống gắn liền với nhà Rông?

Nhận xét: Hầu hết các em không liệt kê hết các lễ hội truyền thống, đa phần các em chỉ liệt kê được các lễ hội mà trên thông tin đại chúng thường đưa tin hay tại làng các em còn tổ chức như lễ hội đâm trâu (nay gọi là ăn trâu), lễ mừng lúa mới.

Câu 20. Tại sao nói nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể, lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể?

Nhận xét: 67% các em giải thích rõ ràng 2 giá trị, số còn lại chỉ giải thích được một trong hai giá trị của văn hóa nhà Rông.

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét