Tên đề tài:
“BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 11 BẰNG CÁCH THỰC HIỆN CÁC THÍ NGHIỆM VUI Ở TRƯỜNG THPT TC”
TÓM TẮT.
*** ***
Thí nghiệm hoá học giúp học sinh làm quen với tính chất, mối liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết khai thác chúng.
Thí nghiệm còn giúp học sinh sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống. Nhờ thí nghiệm mà con người có thể thiết lập được những quá trình mà trong thực tế tự nhiên hoàn toàn không có được và kết quả đã tạo ra những chất mới. Nó còn giúp học sinh khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy- học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học Hoá học và để rèn kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn.
Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biên chứng và củng cố niềm tin khoa học cho học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt: Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gang.
Đặc biệt với việc thay đổi nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh như hiện nay thì thí nghiệm càng được coi trọng. Ngoài những thí nghiệm nghiên cứu kiến thức thì những thí nghiệm vui không những giúp các em khắc sâu kiến thức mà còn tạo cho các em một cảm giác thoải mái trong việc tiếp thu kiến thức. Với những thí nghiệm vừa lạ mắt, vui tươi hay cả những thí nghiệm mang tính chất ảo thuật gắn liền thực tế quộc sống sẽ tạo cho các em một cảm giác học tập môn Hóa học thú vị vô cùng. Từ đó tạo cho các em một động lực học tập và say mê nghiên cứu môn Hóa và đó là vấn đề tôi đã nghiên cứa đạt được ở đề tài này.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 11 trường THPT TC. Lớp 11C1 là lớp thực nghiệm và 11C7 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế, kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,91; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,05, kết quả kiểm chứng t-test (p =0,000187) cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng , mặt khác chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =0,907. Điều đó chứng minh rằng tạo sự hứng thú học tập môn hóa cho học sinh bằng các thí nghiệm vui có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập học sinh ở lớp 11 trường THPT TC.
HIỆN TRẠNG
*** ***
Thực tiễn giảng dạy chúng ta thấy rằng Hoá học là một trong những môn học khó, có nhiều vấn đề dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có một số học sinh không muốn học Hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của Hoá học.Trong quá trình giảng dạy người giáo viên nào cũng muốn học trò mình học tốt, ai cũng muốn học trò mình hứng thú khi nghe giáo viên giảng bài. Tuy nhiên để làm được điều đó không phải là dễ , không phải người giáo viên nào cũng thực hiện được. Mặc dù chúng ta đều biết rằng Hóa học là gắn liền với thí nghiệm, nhưng để tiến hành được các thí nghiệm đến với học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị thực hành…Nhưng yếu tố quan trọng nhất là mỗi lần làm thí nghiệm người giáo phải bỏ ra nhiều công sức để chuẩn bị nhằm đảm bảo các thí nghiệm đó thành công ở mức cao nhất. Chính vì thực trạng giảng dạy và học tập môn hóa nói chung việc thực hiện thí nghiệm còn ở mức hạn chế, từ đó làm hạn chế đi rất nhiều khả năng nghiên cứu về môn Hóa học của học sinh. Vì vậy thí nghiệm có tác dụng rất lớn trong việc kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú với môn học; làm cho việc học môn Hoá học không còn khô khan, phức tạp. Trong phạm vi đề tài, tôi không có tham vọng giải quyết hết những vấn đề trong thực hành hóa học , mục đích đề tài này đưa ra là sử dụng các thí nghiệm vui vào các quá trình dạy học môn Hóa 11 để tạo hứng thú học tập và nghiên cứu môn Hóa học với mong muốn đóng góp vào phư¬ơng pháp dạy và học môn Hoá học ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
GIẢI PHÁP THAY THẾ
*** ***
Tôi tạo sự hứng thú và niềm hứng khởi đam mê học tập môn Hóa cho học sinh bằng phương pháp: “Thực hiện các thí nghiệm vui ở bộ môn hóa học lớp 11” vào quá trình học tập như sau:
- Thực hiện các thí nghiệm vui liên quan nội dung kiến thức đang nghiên cứu.
- Thực hiện các thí nghiệm vui vào các tiết thực hành.
- Thực hiện một số thí nghiệm vui liên quan kiến thức vào cuối bài học.
- Hưỡng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm vui ở nhà.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
*** ***
1.Vấn đề nghiên cứu:
Các thí nghiệm vui Hóa học.
2. Giả thuyết nghiên cứu:
Thực hiện các thí nghiệm vui bộ môn hóa học lớp 11 tạo sự hứng thú khi học bộ môn , từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
*** ***
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi chọn trường THPT TC để thuận lợi cho việc nghiên cứu sư phạm ứng dụng.
-Về học sinh tôi chọn hai lớp có sĩ số tương đương nhau.
Bảng 1. Sĩ số học sinh hai lớp thực nghiệm và nhóm đối chứng của Trường THPT TC.
-Về ý thức học tập các em đếu tích cực, chủ động.
3.2.Thiết Kế:
Tôi chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 11C1 ( Gồm 30 học sinh) là nhóm thực nghiệm và 11C7 ( Gồm 31 học sinh ) là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết giống nhau lần 1 theo phân phối chương trình Hóa học 11 cơ bản làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
p = 0.416 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
3.3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Lớp đối chứng 11C7: Thiết kế kế hoạch bài học không tiến hành các thí nghiệm vui quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Lớp nghiên cứu 11C1: Thiết kế kế hoạch bài học có tiến hành các thí nghiệm vui do bản thân sưu tầm, lựa chọn .
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu, theo phân phối chương trình để đảm bảo tính khách quan.
3.4. Đo lường
Tôi chọn bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết đầu tiên của hai lớp ( 11C1 và lớp 11C7 ) theo phân phối chương trình Hóa học 11 cơ bản. Còn bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra một tiết lần 3 ( Không tính lần thi học kì I ) của lớp 11 theo phân phối chương trình Hóa học 11 cơ bản để thuận tiện cho việc thu thập kết quả trong quá trình nghiên cứu. Cả hai bài kiểm tra này tôi đều chọn hình thức tự luận có số lượng câu hỏi là 6 câu ( lần 1) và 6 câu ( lần 3) trong thời gian làm bài là 45 phút.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi dạy bài học có áp dụng phương pháp: “Dạy học có tiến hành các thí nghiệm vui” do bản thân sưu tầm, lựa chọn đối với lớp 11C1 ( Lớp thực nghiệm) và “Dạy học không tiến hành các thí nghiệm vui” đối với lớp 11C7 ( Lớp đối chứng ) , tiến hành cho bài kiểm tra 1 tiết theo phân phối chương trình ( nội dung bài kiểm tra trình bày ở phần phụ lục) sau đó chấm bài theo thang điểm đã quy định.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
*** ***
Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả P = 0.000187037, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phương pháp: “Dạy học có tiến hành các thí nghiệm vui” đối với nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài dạy học có sử dụng các thí nghiệm vui ở bộ môn Hóa học 11 của Trường THPT TC đã được kiểm chứng
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
BÀN LUẬN
*** ***
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là: 7,91, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là: 6,05. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,86; Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,907. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test cho thấy điểm trung bình sau tác động của hai lớp là
p=0.000187037 < 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động mang lại.
* Hạn chế:
- Trước khi đưa vào các thí nghiệm vui giáo viên cần có sự chọn lọc , tiến hành làm thử thí nghiệm trước khi tiến hành trên lớp để đảm bảo thí nghiệm phải được tiến hành thành công, không mất nhiều thời gian.
- Giáo viên phải có sự nghiên cứu và lựa chọn các thí nghiệm phù hợp với mục đích và yêu cầu của bài học.
- Muốn thực hiện tốt được các thí nghiệm phải có sự chuẩn bị chu đáo mất nhiều thời gian.
- Luôn phải đảm bảo được tính an toàn trong quá trình thí nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
*** ***
Trên đây là các thí nghiệm được tôi lựa chọn, mục đích nâng cao tinh thần tự học của học sinh, trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy - học, nhằm tạo cho các em môi trường học tập khoa học. Từ đó hình thành các kĩ năng, thái độ học tập với bộ môn Hóa học. Đặc biệt giáo dục cho các em lòng yêu thích bộ môn, say sưa nghiên cứu khoa học, đề cao ý tưởng sáng tạo, khám phá cái mới.
1/ Kết quả nghiên cứu:
Bản thân tôi nhờ dạy học có sử dụng các thí nghiệm vui và kết hợp với nhiều phư-ơng pháp học khác đã đạt đ¬ược một số kết quả nhất định.
Các em trở nên thích học Hoá hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn. Có nhiều em đã tự nghiên cứu và lựa chọn môn Hóa học làm nghề nghiệp tương lai cho bản thân sau này. Nhiều em đã lựa chọn môn Hóa học là môn học thế mạnh cho việc thi cử.
2/ Kiến nghị, đề xuất:
Vấn đề học tập, tìm hiểu và nghiên cứu môn Hóa học sao cho đạt kết quả cao nhất đang trở nên cấp thiết. Để việc hoá học có hiện quả, tôi xin đề nghị một số vấn đề sau:
Đối với giáo viên: Cần tiến hành nhiều thí nghiệm trực quan sinh động để các em quan sát và nắm bắt kiến thức , đồng thời tạo ra nhiều thí nghiệm vui gần gũi để tạo tinh thần thoải mái trong các tiết học môn Hóa.
- Trong quá trình kiểm tra cần đưa thêm một số câu hỏi liên quan kĩ năng thực hành để phù hợp với phương pháp học hiện nay.
Đối với học sinh: Hãy tích cực sưu tầm, tìm hiểu những vấn đề, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày, tích cực trong việc nghiên cứu và làm thí nghiệm. Đưa ra những cách giải thích theo hiểu biết của bản thân mình và sau đó tham khảo ý kiến của thầy cô giáo bộ môn. Với cách làm này, các em có thể tự khắc sâu hơn những kiến thức đã học, tăng sự hứng thú và đam mê nghiên cứu khoa học.
Với thực trạng học hoá học hiện nay, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hoá học trong thời kỳ mới. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*** ***
1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT nhà xuất bản Đại học sư phạm.
2. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT, Nhà xuất bản Giáo Dục.
3. Hóa học vui, Nhà xuất bản Khoa Học Kĩ Thuật, PGS-PTS Nguyễn Xuân Trường.
4. Một số tài liệu do đồng nghiệp cung cấp và tra cứu trên mạng.
5. Chuẩn kiến thức,kĩ năng Hóa học 11, Nhà xuất bản giáo dục, Vũ Anh Tuấn (chủ biên) ….
6. Sách giáo khoa và sách giáo viên Hóa Học 11, Nhà xuất bản giáo dục, Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên, kiêm chủ biên)…..
7.Tạp chí Hóa học và ứng dụng.
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
*** ***
I.KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tôi đã thực hiện đề tài: “Biện pháp tạo hứng thú học môn Hóa học lớp 11 bằng cách thực hiện các thí nghiệm vui ở Trường THPT TC” vào các quá trình dạy học như sau:
- Thực hiện các thí nghiệm vui liên quan nội dung kiến thức đang nghiên cứu.
- Thực hiện các thí nghiệm vui vào các tiết thực hành.
- Thực hiện một số thí nghiệm vui liên quan kiến thức vào cuối bài học.
- Hưỡng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm vui ở nhà.
1. Thực hiện các thí nghiệm vui liên quan nội dung kiến thức đang nghiên cứu.
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong phản ứng tạo khí trong bài “PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI” . Giáo viên đưa ra thông tin gần đây có hiện tượng một số thương lái đã chuyển Trứng gà Trung Quốc thành Trứng gà ta bán để kiếm lời, vậy cách làm như thế nào?
a) Hóa chất: dung dịch HCl, trứng gà.
b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh 500ml.
c) Cách tiến hành: Cho vào cốc thủy tinh khoảng 300ml dung dịch HCl, cho tiếp quả trứng vào. Đợi một thời gian, khi phản ứng xảy ra. Quan sát hiện tượng và xem kết quả.
d) Hiện tượng: Có bọt khí xuất hiện, vỏ quả trứng bị hòa tan dần nên màu vỏ quả trứng chuyển từ màu da cam sang màu trắng.
Hình ảnh minh họa TNo: Chuyển trứng gà Trung Quốc thành trứng gà Việt Nam
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích: Vì vỏ trứng gà có thành phần chính là CaCO3 nên khi tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định với dung dịch HCl sẽ bị hòa tan dần và lớp vỏ ngoài chuyển từ màu da cam thành màu trắng.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm: Đây là vấn đề mang tính thời sự, có nhiều người dân đã cố tình chuyển từ trứng gà Trung Quốc thành Trứng gà Việt Nam để bán kiếm lời. Với những vốn kiến thức đã học được học sinh cần biết để khi đi mua trứng gà tránh những nhầm lẫn . Đây là một trong những thí nghiệm gắn kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống , từ đó các em nhận thấy học Hóa học rất có ích cho bản thân.
Ví dụ 2: Khi dạy về tính chất vật lí của AMONIAC trong bài “AMONIAC VÀ MUỐI AMONI” . Giáo viên giới thiệu amoniac là một chất khí tan rất nhiều trong nước ở điều kiện thường và để minh họa điều đó chúng ta hãy quan sát thí nghiệm sau:
Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm : “TRỨNG TỰ CHUI VÀO BÌNH”.
a) Hóa chất: Quả trứng đã luộc chín và đã bóc vỏ, dung dịch amoniac, dung dich phenolphtalein.
b) Dụng cụ: Chai thủy tinh cổ hẹp khô đã nạp đầy khí amoniac.
c) Cách tiến hành: Chọn trứng to hơn miệng bình một chút luộc bóc vỏ và nhúng vào dung dịch phenolphtalein, bình khí amoniac được thu bằng cách đun nóng dung dịch amoniac đặc úp ngược bình cầu lên ống dẫn khí được đi từ dung dịch amoniac này, khi thấy có mùi khai là lúc amoniac đã đầy bình. Nhấc bình lên và đậy bình bằng một miếng kính.
- Khi tiến hành thí nghiệm giáo viên mở miếng kính và nhanh chóng cho vào bình một ít nước rồi nhanh chóng đặt quả Trứng lên miệng bình.
d) Hiện tượng: Khi cho trứng lên miệng bình lập tức quả trứng từ tử chui vào bình mặc dù quả trứng to hơn miệng bình. Khi chui vào bình thì dung dịch biến thành màu hồng.
Hình ảnh minh họa TNo:
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích: Khí NH3 hòa tan rất tốt ở điều kiện thường nên khí trong bình tan hết , áp suất giảm. Áp suất ngoài bình lớn sẽ đẩy quả trứng chui vào bình. Trong bình dung dịch amoniac có môi trường kiềm nên dung dịch phenolphtalein hóa hồng.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm: Qua thí nghiệm này giúp học sinh hiểu sâu về kiến thức đồng thời cũng có những trải nghiệm rất thú vị về hóa học từ đó kích thích tư duy nghiên cứu của học sinh.
Ví dụ 3: Khi dạy tính bazơ yếu của amoniac trong bài “AMONIAC VÀ MUỐI AMONI” . Khi dạy amoniac tác dụng với axít giáo viên lấy ví dụ minh họa bằng phương trình phản ứng: NH3 + HCl → NH4Cl (Amoniclorua)
Giáo viên: Các em có nghe câu “Không có lửa mà lại có khói” nghe có vẻ kì lạ nhỉ, những trong Hóa học mọi chuyện đều có thể.
Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm cho học sinh quan sát. Thí nghiệm được thực hiện như sau:
a) Hóa chất: dung dịch HCl đặc, dung dịch amoniac.
b) Dụng cụ: Hai đũa thủy tinh đầu có quấn một ít bông.
c) Cách tiến hành: Lấy một đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch HCl đặc, đũa thứ hai nhúng vào dung dịch amoniac. Sau đó nhúng hai đầu đũa vào nhau. Quan sát hiện tượng và xem kết quả.
d) Hiện tượng: Khói trắng xuất hiện hai đầu đũa.
Hình ảnh minh họa TNo:
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích: Dung dịch HCl đặc là axit bay hơi và dung dịch NH3 là bazơ yếu, dễ bay hơi. Khi để hai dung dịch này ở gần nhau thì các phân tử HCl và NH3 ở dạng khí sẽ kết hợp với nhau để tạo thành NH4Cl là những tinh thể màu trắng.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm : Đây là thí nghiệm minh họa, đồng thời thông qua thí nghiệm giúp các em cảm thấy thoải mái hơn trong việc tiếp thu kiến thức.
Ví dụ 4: Sau khi dạy xong phần điều chế axetilen trong bài “ANKIN” . Giáo viên củng cố thí nghiệm điều chế axetilen từ CaC2 bằng thí nghiệm : “ ĐỐT CHÁY NƯỚC ĐÁ”.
a) Hóa chất: CaC2, nước đá.
b) Dụng cụ: Một hộp đựng sữa bằng kim loại ( Sữa ông thọ) đã sử dụng có miệng rộng.
c) Cách tiến hành: Lấy một hộp đựng sữa bằng kim loại có đặt sẵn một số mẫu canxicacbua lấy một nắm nước đá bỏ vào ống bơ rồi châm lửa đốt trên miệng hộp.
d) Hiện tượng: Thật kì lạ nước đá bốc cháy.
Hình ảnh minh họa TNo:
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích: Khi bỏ nước đá vào CaC2 sẽ tác dụng với nước theo phương trình phản ứng. CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2
Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá khi đốt trông giống như nước đá cháy vậy.
2C2H2 + 5O2 →4CO2 +2H2O
g.Ý nghĩa của thí nghiệm : Đây là thí nghiệm minh họa về điều chế axetilen trong phòng thí nghiêm, đồng thời thông qua thí nghiệm này cũng giúp các em củng cố thêm phản ứng đốt cháy của ankin.
2. Thực hiện các thí nghiệm vui vào các tiết thực hành
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài thực hành 1 “TÍNH AXIT-BAZO PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI”. Giáo viên hưỡng dẫn học sinh làm thí nghiệm có tên: “ BẮN CHÁY TÀU CHIẾN ĐỊCH ”
a) Hóa chất: Natri, dung dịch phenolphtalein.
b) Dụng cụ: Dùng giấy gấp tàu, chậu đựng nước bằng thủy tinh.
c) Cách tiến hành: Bỏ vào con tàu một số mẫu natri to bằng hạt đậu ( muốn phản ứng xảy ra nhanh thì tạo một số lỗ nhỏ ở phần giấy chạm vào nước của con Tàu, khi cho kim loại natri vào thì phủ lên một số mảnh giấy đã xé nhỏ) rồi thả vào chậu nước đã cho sẵn dung dịch phenolphtalein.
d) Hiện tượng: Sau một thời gian tàu tự bốc cháy và nước trong chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy giống như cánh tàu chiến địch bị bắn cháy, máu giặc nhuỗm đỏ thành dòng sông.
Hình ảnh minh họa TNo:
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích: Nước thấm qua giấy tác dụng với Na theo phương trình phản ứng sau:
2Na + 2H2O →2NaOH +H2
Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt làm cho H2 thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH tạo thành làm cho dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm : Đây là thí nghiệm vui lạ mắt, thông qua thí nghiệm này kích thích học sinh say mê học tập môn Hóa hơn từ đó học sinh nhận thấy được rằng mỗi tiết học môn Hóa các em đều khám phá được những điều thú vị về môn Hóa.
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong bài thực hành 2 “TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT
NITƠ, PHỐT PHO” . Giáo viên hưỡng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm có tên:
“ PHÁO HOA TRÊN MẶT BÀN ”
a) Hóa chất: Đường, KClO3, H2SO4 đậm đặc.
b) Dụng cụ: ống nhỏ giọt.
c) Cách tiến hành: Nghiền đường kính và KClO3 theo từng thứ một, sau đó trộn theo tỉ lệ bằng nhau về khối lượng để được từ 5 đến 8 gam hỗn hợp ( Chứ không nghiền chung hai thứ vào nhau vì có thể gây nổ).
- Chia hỗn hợp thành 4 phần bằng nhau rồi lần lượt trộn thêm vào phần thứ nhất: Muối NaCl, phần thứ hai: Muối KCl, phần thứ ba: Muối Ca(NO3)2 và phần thứ tư: Muối CuCl2
Đổ các hỗn hợp trên thành những hình nón cách nhau khoảng 20cm trên một miếng sắt tây rồi để trên mặt bàn.
Lấy ống nhỏ giọt để nhỏ H2SO4 đậm đặc vào các hỗn hợp trên..
d) Hiện tượng: Chúng sẽ bùng cháy cho ngọn lửa có màu sắc rực rỡ, vàng, tím , đỏ gạch, xanh lá cây như đốt pháo hoa vậy .
Hình ảnh minh họa TNo:
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích: H2SO4 đậm đặc tác dụng với KClO3 theo phương trình phản ứng sau:
4KClO3 + 2H2SO4 →2K2SO4 +4ClO2 +2H2O + O2
Phản ứng tạo ra ClO2 là chất khí có màu vàng nâu, có tính oxi hóa rất mạnh nó oxi hóa đường làm cho đường bùng cháy.
Màu ngọn lửa do các ion kim loại khi trộn thêm vào tạo nên. Na+ (màu vàng), K+ (màu tím), Ca2+ (màu đỏ gạch), Cu2+ (màu xanh lá cây).
g.Ý nghĩa của thí nghiệm : Đây là thí nghiệm vui lạ mắt, thông qua thí nghiệm này kích thích học sinh say mê nghiên cứu môn học nhiều hơn , đồng thời các em cũng rất thích thú khi qua phòng thí nghiệm học vì mỗi lần thí nghiệm các em sẽ có những trải nghiệm mới.
Ví dụ 3: Sau khi dạy xong bài thực hành 3 “PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ, ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN” . Giáo viên hưỡng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm có tên:
“ PHÁO HOA TỪ ỐNG NGHIỆM ”
a) Hóa chất: KMnO4, C.
b) Dụng cụ: ống nghiệm và kẹp ống nghiệm.
c) Cách tiến hành:
Trộn nửa thìa KMnO4 và từng ấy than gỗ nghiền nhỏ. Đổ cả hỗn hợp vào ống nghiệm, kẹp chặt, đun nóng.
d) Hiện tượng: Khi đun nóng một lúc từ miệng ống nghiệm sẽ bắn ra một bó những tia sáng rực rỡ như chùm hoa.
Hình ảnh minh họa TNo:
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích:
- Khi đun nóng KMnO4 bị phân tích và giải phóng ra oxi.
2KMnO4 →K2MnO4 +MnO2+O2
Oxi tạo ra sẽ đốt cháy những hạt than rất nhỏ đã được đốt nóng. Khí oxi tạo ra trong hỗn hợp làm bắn tung các hạt than đang cháy lên.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm : Đây là thí nghiệm vui , qua thí nghiệm này giúp các em ngày càng nghiên cứu nhiều hơn về môn Hóa học.
Ví dụ 4: Sau khi dạy xong bài thực hành 4 “ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN , AXETILEN”. Giáo viên biểu diễn cho học sinh thí màn ảo thuật:
“ĐỐT KHĂN KHÔNG CHÁY”
a) Hóa chất: Nước, axeton, khăn mùi xoa.
b) Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp đốt, cốc thủy tinh.
c) Cách tiến hành:
- Nhúng ướt khăn mùi xoa bằng nước. Sau đó cho khăn mùi xoa đó vào cốc thủy tinh có chứa axeton. Đưa khăn mùi xoa đó qua ngọn lửa đèn cồn.
- Quan sát hiện tượng.
d) Hiện tượng: Xuất hiện ngọn lửa. Sau một thời gian, ngọn lửa yếu dần và tắt nhưng chiếc khăn không hề bị cháy, còn nguyên.
Hình ảnh minh họa TNo: Chiếc khăn mùi xoa không cháy
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích:
- Khi tẩm axeton vào khăn thì trước đó chiếc khăn đã được tẩm nước. Axeton là chất dễ bay hơi và nhẹ hơn nước nên nó chỉ bám vào phía ngoài của chiếc khăn ướt.
- Khi đốt chiếc khăn, thực ra ta chỉ đốt phần hơi và phần axeton bám ngoài chiếc khăn ướt, do đó chiếc khăn sẽ không bị ảnh hưởng.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm : Đây là thí nghiệm nhưng giống như ảo thuật các em đã từng xem vậy. Khi các em hiểu được bản chất của phản ứng thì các em sẽ càng hiểu hơn về Hóa học. Thực chất môn Hóa rất gần gũi với đời sống nhưng lâu nay các em chưa nghiên cứu và tìm hiểu nhiều về nó đó là một sự thiệt thòi lớn cho bản thân.
Ví dụ 5: Sau khi dạy xong bài thực hành 5 “TÍNH CHẤT CỦA ETANOL, GLYXEROL, PHENOL” . Giáo viên thực hiện thí nghiệm:
“ LỬA VÀ KHÓI”
a) Hóa chất: C2H5OH, NH3, HCl, C6H6, bông y tế.
b) Dụng cụ: Mặt kính, Đũa thủy tinh.
c) Cách tiến hành:
- Đặt bốn miếng bông lên miếng kính.
- Các miếng bông đã tẩm các dung dịch sau: Miếng thứ nhất tẩm cồn, miếng thứ hai dung dịch NH3 đậm đặc, miếng thứ ba benzen, miếng thứ tư dung dịch HCl ( pha 1 thể tích dung dịch HCl đậm đặc với một thể tích nước).
- Để bốn miếng kính đó cách xa nhau khoảng 25 – 30cm, miếng kính đặt bông tẩm dung dịch NH3 và HCl phải đặt ở hai đầu.
- Sau đó, giới thiệu ngọn lửa không có khói, ngọn lửa có khói và có khói nhưng không có lửa. Châm lửa đốt bông tẩm cồn trước, rồi tới bông tẩm benzen, sau cùng gắp miếng bông tẩm HCl đặt lên miếng bông tẩm dung dịch NH3.
- Quan sát hiện tượng xảy ra ( khói ngọn lửa ).
d) Hiện tượng: Khi tiến hành thí nghiệm, ta thấy:
- Khi đốt bông tẩm Benzen sẽ có xuất hiện ngọn lửa có nhiều khói đen.
- Khi đốt bông tẩm Ancol etylic sẽ có xuất hiện ngọn lửa màu xanh, không có khói.
- Khi để hai mẫu bông có tẩm dung dịch NH3 và HCl lại gần nhau thì không có lửa nhưng có xuất hiện khói trắng.
Hình ảnh minh họa TNo: Khói màu khác nhau
e) Kết quả: Thành công
f) Giải thích:
- Benzen có CTPT là C6H6. Cứ mỗi nguyên tử C thì đính với một nguyên tử H. Khối lượng nguyên tử C có trong một phân tử Benzen rất lớn. Khi đốt Benzen trong không khí ( lượng khí O2 chỉ chiếm 20% thể tích ), do không oxy hóa được hết C nên sinh ra muội than.
- Khi đốt cháy ancol etylic trong không khí, ancol etylic bị cháy hoàn toàn nên ta chỉ thấy ngọn lửa mà không thấy khói.
- Dung dịch HCl đặc là axit bay hơi và dung dịch NH3 là bazơ yếu, dễ bay hơi.
- Khi để hai dung dịch này ở gần nhau thì các phân tử HCl và NH3 ở dạng khí sẽ kết hợp với nhau để tạo thành NH4Cl là những tinh thể màu trắng.
NH3 + HCl → NH4Cl
g.Ý nghĩa của thí nghiệm: Đây là thí nghiệm Hóa học vui, giúp chúng em củng cố kiến thức và thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng.
3. Thực hiện một số thí nghiệm vui liên quan kiến thức vào cuối bài học
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài “CACBON” giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm có tên gọi là “MƯA SAO”. Thí nghiệm được tiến hành như sau:
a) Hóa chất: KMnO4, C bột, Fe bột.
b) Dụng cụ: Đèn cồn, đũa thủy tinh, chén nung, bộ giá đỡ.
c) Cách tiến hành:
- Cho vào chén sứ một ít lượng như nhau các chất: KMnO4, C, Fe.
- Lấy đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp.
- Cho hỗn hợp vào chén nung.
- Đặt chén nung lên bộ giá đỡ và đun bằng ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng.
d) Hiện tượng: Phản ứng hóa học xảy ra mãnh liệt; hỗn hợp bắn toé ra, thành rất nhiều đốm lửa, giống như một đám mưa sao.
Hình ảnh minh họa TNo: Mưa sao
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích:
- Khi nung nóng Kalipemanganat sẽ xảy ra phản ứng:
- Oxi được tạo thành làm cho hỗn hợp bột than và sắt cùng cháy:
C + O2 → CO2 và 3Fe + 2O2 → Fe3O4
- CO2 được tạo thành khi nó luồn qua hỗn hợp dạng bột và làm bắn ra những hạt rất nhỏ sắt oxit nóng đỏ, tạo thành mưa sao.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm : Đây là thí nghiệm hóa học vui, giúp chúng em củng cố kiến thức hơn trong bài C , đồng thời cũng tạo cho các em một cảm giác thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng.
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài “HỢP CHẤT CỦA CACBON” . Giáo viên làm thí nghiệm có tên “ NỔI, CHÌM NHỮNG VIÊN LONG NÃO ”. Thí nghiệm được tiến hành như sau:
a) Hóa chất: Viên long não, dung dịch HCl đặc, CaCO3 (rắn), NaCl ( muối ăn )
b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh.
c) Cách tiến hành:
- Cho vào cốc thủy tinh một cỡ 10g đá vôi, 5g muối ăn, 20ml HCl đặc. ). Sau đó thêm nước đến gần đầy bình rồi nhẹ nhàng thả các viên long não vào.
- Quan sát hiện tượng.
d) Hiện tượng:
- Sau một thời gian, các viên long não bắt đầu nổi lên mặt nước. Sau khi nổi lên mặt nước một thời gian, các viên long não lại chìm xuống.
- Quá trình đó cứ lặp đi lặp lại đến khi hết bọt khí thoát ra.
Hình ảnh minh họa TNo: Viên long não chìm và nổi
e) Kết quả: Thành công
f) Giải thích:
-Trong bình xảy ra phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
-Khí CO2 sinh ra, có một phần sẽ bám vào các viên long não và nâng các viên long não lên mặt nước. Sau khi lên khỏi mặt nước, khí CO2 sẽ thoát ra không khí nên các viên long não lại chìm xuống cốc. Quá trình đó cứ lặp đi lặp lại đến khi hết bọt khí thoát ra.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm : Đây là thí nghiệm Hóa học vui giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức về muối cacbonat, đồng thời cũng tạo không khí vui tươi sau những tiết học căng thẳng. Từ đó giúp các em học tập môn Hóa một cách nhẹ nhàng nhưng đầy thú vị.
Ví dụ 3: Sau khi dạy xong bài “ANCOL”. Giáo viên biểu diễn cho học sinh xem thí nghiệm “ CHÂM LỬA KHÔNG CẦN HỘP QUẸT ”. Thí nghiệm được tiến hành như sau:
a) Hóa chất: KMnO4, H2SO4 đặc
b) Dụng cụ: Đèn cồn, đũa thủy tinh, chén sứ
c) Cách tiến hành:
- Cho vào chén sứ một ít lượng bột KMnO4. Nhỏ thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đặc.
- Lấy đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp. Dùng đũa thủy tinh đó quẹt trên bấc đèn cồn.
- Quan sát hiện tượng.
d) Hiện tượng:
- Khi trộn KMnO4 với H2SO4 đặc thì có một ít khí màu tím nâu xuất hiện.
- Khi qụet hỗn hợp đó lên bấc đèn cồn thì đèn cồn bùng cháy.
Hình ảnh minh họa TNo: Đốt đèn cồn không cần diêm
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích:
- Khi trộn Kalipemanganat (KMnO4) với axit Sunfunric đậm đặc sẽ sinh ra Axit pemanganic.
2KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + 2HMnO4
- Dưới tác dụng H2SO4 đậm đặc HMnO4 mất nước tạo thành anhiđrit pemanganic (Mn2O7).
2HMnO4 → Mn2O7 + H2O
-Mn2O7 là chất lỏng màu nâu , sánh như dầu, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ thường có tiếng nổ tạo thành MnO2 và O2.
2Mn2O7 → 4MnO2 + 3O2
Vì vậy anhiđrit pemanganic là một chất oxi hóa rấ mạnh. Rượu và nhiều chất hữu cơ khác sẽ bốc cháy khi tiếp xúc với anhiđrit pemanganic.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm : Qua thí nghiệm trên vừa giúp các em cũng cố thêm kiến thức về ancol, đồng thời cũng giúp các em nhận ra mỗi tiết học Hóa học ngoài việc nắm kiến thức thì các phản ứng Hóa học còn nhiều điều thú vị khác. Từ đó giúp các em đầu tư, đam mê nghiên cứu môn Hóa học và từ đó kiến thức các em ngảy càng nâng cao.
4. Hưỡng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm vui ở nhà.
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài “SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC”. Giáo viên hưỡng dẫn cho học sinh về nhà làm thí nghiệm “ KHẮC TRÊN KÍNH ”. Thí nghiệm được tiến hành như sau:
a) Hóa chất: CaF2 rắn, H2SO4 đặc.
b) Dụng cụ: Đèn cầy, tấm kính.
c) Cách tiến hành:
- Phủ tấm kính bằng lớp sáp đèn cầy đốt nóng.
- Dùng vật nhọn khác hình thù mong muốn trên lớp sáp.
- Cho bột CaF2 dọc các khe theo hình thù đã khắc trên tấm kính, rồi tiếp tục cho H2SO4 đặc vào rồi đậy lên tấm kinh một tấm kính khác đã quét lớp sáp.
- Để yên khoảng 5 giờ đồng hồ. Sau đó cạo sạch lớp sáp trên tấm kính quan sát hiện tượng.
d) Hiện tượng: Tấm kính bị ăn mòn theo hình khắc lên sáp.
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích: Có phản ứng xảy ra như sau:
CaF2 + H2 SO4 đặc→ CaSO4 + 2HF
SiO2 +4HF → SiF4 + 2H2O
SiO2 có trong thành phần thủy tinh phản ứng với HF từ đó thủy tinh bị ăn mòn.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm : Đây là thí nghiệm có gắn liền với thực tiễn. Nếu các em trực tiếp được làm là các em đã biết vận dụng kiến thức thực tiễn vào cuộc sống, từ đó các em có sự đam mê với môn học .
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong bài “AXITAXETIC”. Giáo viên hưỡng dẫn cho học sinh về nhà làm thí nghiệm “ DUNG DỊCH NƯỚC CHANH VIẾT... THƯ MẬT ”. Thí nghiệm được tiến hành như sau:
a) Hóa chất: Quả chanh ( hoặc giấm ăn, hành lá,…)
b) Dụng cụ: Đèn cồn, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
c) Cách tiến hành:
- Vắt nước quả chanh vào cốc thủy tinh.
- Sau đó, dùng bút lông chấm vào dung dịch nước chanh để viết lên một trang giấy trắng.
- Để vài phút cho nước chanh khô và không còn thấy nét chữ trên tờ giấy trắng nữa.
- Đem hơ tờ giấy trắng đó trên ngọn lửa của đèn cồn.
- Quan sát hiện tượng.
d) Hiện tượng: Tờ giấy hiện lên màu nâu ở những chỗ đã viết bằng dung dịch nước chanh lúc trước.
Hình ảnh minh họa TNo: Viết thư mật
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích: Nước chanh có tính axit và phản ứng yếu với giấy viết. Khi cung cấp nhiệt cho giấy, axit sẽ làm giấy chuyển sang màu nâu trước khi làm giấy mất màu. Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị axit phản ứng gia nhiệt.
* Chú ý: Nhờ tính chất tương tự, có thể thực hiện thí nghiệm với các loại nước quả khác. Rượu trắng, nước cam, giấm và nước táo ( mọi loại đồ uống có tính axit, vị chua ) đều có thể dùng cho thí nghiệm.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm: Đây là thí nghiệm hóa học vui giúp chúng em củng cố kiến thức hơn trong bài về axit cacboxylic đồng thời cũng giúp các em có những trải nghiệm mới khi nghiên cứu.
Ví dụ 3: Sau khi dạy xong bài “AXITAXETIC”. Giáo viên hưỡng dẫn cho học sinh về nhà làm thí nghiệm : “TRỨNG KHÔNG VỎ”
a) Hóa chất: Giấm trắng, vài quả trứng.
b) Dụng cụ: Một hũ chứa vừa đủ cho những quả trứng và có nắp đậy cùng một cái muỗng lớn.
c) Cách tiến hành:
- Đặt quả trứng vào hũ chứa, tránh không để cho những quả trứng chạm nhau.
- Cho vừa đủ giấm ăn vào hũ ngập trứng. Lưu ý những bọt nhỏ li ti xuất hiện bao xung quanh quả trứng. Đậy nắp hũ chứa và cho vào tủ lạnh, để trong 24 giờ.
- Dùng muỗng lớn vớt những quả trứng ra. Hãy thực hiện cẩn thận . Vì vỏ trứng đã hòa tan vào giấm nên trứng rất mỏng manh dễ vỡ.
- Cẩn thận đổ bỏ nước giấm cũ. Đặt quả trứng trở lại hũ và cho dung dịch giấm mới vào. Để hũ chứa vào tủ lạnh trong khoảng 24 giờ.
- Lấy những quả trứng ra, để ráo. Nếu trứng bị vỡ thì hãy bỏ quả trứng đó đi.
d) Hiện tượng: Bạn đã có những quả trứng không vỏ, trong mờ với vỏ trứng bao bên ngoài rất mềm dẻo chứ không còn cứng như trước nữa.
Hình ảnh minh họa TNo
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích: Khi ngâm quả trứng vào giấm ăn, vỏ trứng hòa tan vào dung dịch. Giấm ăn có chứa axit acetic có thể phá vỡ tinh thể Canxicacbonat rắn hình thành nên vỏ trứng tạo thành catiion canxi và aion cacbonat riêng lẻ. Các cation canxi hòa tan trong dung dịch, trong khi anion cacbonat chuyển thành CO2 . Chính là những bọt bong bóng mà bạn đã quan sát thấy xung quanh vỏ trứng.
g.Ý nghĩa của thí nghiệm: Đây là thí nghiệm mang tính chất thử nghiệm nghiên cứu, khi các em thực hiện thành công tạo ra một động thực to lớn trong việc học tập và nghiên cứu các thí nghiệm tiếp theo.
0 Nhận xét