STEM MÔN CÔNG NGHỆ 12- BÀI 9. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐƠN GIẢN- NGUYỄN THỊ THU THẢO

 

STEM MÔN CÔNG NGHỆ 12- BÀI 9. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐƠN GIẢN- NGUYỄN THỊ THU THẢO

I. MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH





















II. LÝ THUYẾT

1. NGUYÊN TẮC CHUNG

Thiết kế mạch điện tử cần tuân thủ nguyên tắc:

   - Bám sát, đáp ứng yêu cầu thiết kế.

   - Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

   - Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa.

   - Hoạt đông chính xác.

   - Linh kiện có sẵn trên thị trường

2. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ

Thiết kế một mạch điện tử ta cần thực hiện theo 2 bước:

a. Thiết kế mạch nguyên lí

Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế.

Đưa ra một số phương án để thực hiện.

Chọn phương án hợp lý nhất.

Tính toán chọn các linh kiện hợp lý.

b. Thiết kế mạch lắp ráp

Mạch lắp ráp thiết kế phải tuân thủ nguyên tắc:

   - Bố trí các linh kiện trên bảng mạch một cách khoa học và hợp lí.

   - Vẽ các đường dây dẫn điện nối các linh kiện theo đúng sơ đồ nguyên lí.

   - Dây dẫn không bị chồng chéo và là ngắn nhất.

Hiện nay người ta có thể thiết kế các mạch điện tử bằng các phần mềm thiết kế nhanh và khoa học ví dụ các phần mềm ProTel, Workbench.

3. THIẾT KẾ MẠCH NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU

Yêu cầu thiết kế: điện áp vào 220V, 50Hz; điện áp ra một chiều 12V, dòng điện tải 1A

a. Lựa chọn sơ đồ thiết kế

Khi thiết kế mạch nguồn điện một chiều, việc chọn sơ đồ chỉnh lưu là quan trọng nhất. Có ba sơ đồ chỉnh lưu như giới thiệu, người ta thường chọn sơ đồ chỉnh lưu cầu vì chất lượng tốt và dễ thực hiện.

b. Sơ đồ bộ nguồn

Sơ đồ bộ nguồn có dạng như hình





c. Tính toán và chọn các linh kiện trong mạch

* Biến áp:

- Công suất bbiến áp:

P = KP.Utải.Itải= 1,3.12,1 = 15,6 w

Kp: Hệ số thường chọn = 1,3.

- Điện áp vào: U= 220v; f = 50Hz.

- Điện áp ra: U2= (Utải+UĐ +UBA)/√2

= (12+3+ 0,72)/√2 =11,15v

U= 0,72v: Sụt áp trên điốt.

* Điốt:

- Dòng điện định mức (Iđm)

Iđm= KI.Itải/ 2 = 10.1/2 = 5A (KI: H số)

- Điện áp ngược lớn nhất cho phép đặt lên điốt (UN)

U= Ku.U2.√2 = 1,8.9,2.√2 = 14,3v.

* Tụ điện:

Để lọc tốt thì trị số điện dung càng lớn càng tốt và phải chịu được điện áp của mạch.

C = 1000F, UN ≥ 25v.

III. THIẾT KẾ TỔ CHỨC BUỔI HỌC STEM

- Một tiết trên lớp học lý thuyết cơ bản

- Hai tiết trình bày các sản phẩm tại lớp

 

 

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét